Ẩn danh có khiến người ta hung hăng hơn trên mạng xã hội?

Thành viên
Tham gia
17/12/23
Bài viết
134

Tôi dùng chủ yếu hai nền tảng mạng xã hội Facebook và TikTok. Với Facebook gần như có các thông tin của tôi về tên, tuổi, quê quán, hình ảnh cá nhân…Ở đó có cả mạng lưới liên kết là những người biết tôi, họ là bạn bè, người thân là những người tôi đã gặp ngoài đời thực, mọi người đều biết tài khoản Facebook đó là tài khoản chính chủ. Còn với TikTok thì khác, không có bất cứ thông tin nào của tôi, gần như là một tài khoản ẩn danh, mọi người có vào trang Tiktok thì cũng không biết ai đang dùng tài khoản này. Chính vì thế cách dùng hai nền tảng mạng xã hội này của tôi cũng khác nhau.​


ẩn danh có khiến ta hung hăng trên mạng xã hội cover.jpg


Với Facebook, tôi có phần cẩn trọng với ngôn từ trong các bài đăng, bình luận, thậm chí cả khi chia sẻ một bài nào đó tôi cũng suy nghĩ thật kỹ. Khi một người nào đó phản hồi lại bài đăng, bình luận, tôi hiểu rằng họ đang nói với chính tôi – và khi tôi phản hồi lại thì cũng là khi tôi dùng chính con người thật của mình để trao đổi. Giống như cuộc trò chuyện của những con người thật ngoài đời.

Với TikTok thì khác, tôi đăng khá nhiều bài cũng như sẵn sàng bình luận, tranh luận về các chủ đề có thể nhạy cảm như về tôn giáo, chính trị. Tôi có thể thoải mái nói ra những điều mình muốn nói, tất nhiên sẽ không dùng từ ngữ thô tục hoặc công kích người khác. Ngôn ngữ tôi dùng trên Tiktok cũng có phần mạnh bạo hơn Facebook. Có lẽ vì ẩn danh nên tôi cũng không sợ việc mình có gặp nguy hiểm khi nói về các vấn đề nhạy cảm hoặc đơn giản không phải suy nghĩ người khác sẽ đánh giá về mình như thế nào. Nếu có ai dùng những từ lăng mạ, nhục mạ, chửi bới ở các bài đăng hay bình luận trên Tiktok, tôi cũng thấy bình thường, và có cảm giác họ không nói mình. Với Facebook thì khác, tôi có thể sẽ có những cảm xúc nhất định khi có ai đó nói xúc phạm hoặc tấn công bằng ngôn từ.

Xét ở góc độ cá nhân, tôi thấy với việc ẩn danh trên mạng xã hội gần như sẽ tạo ra một lớp bọc khiến người ta hung hăng và không cần phải suy nghĩ quá nhiều như khi sử dụng tài khoản có các thông tin cá nhân.​

Phải Làm Gì?

Docat 42: Tôi có trách nhiệm gì, khi sử dụng phương tiện truyền thông?
Phương tiện xã hội có thể mang con người đến với nhau, hoặc cô lập họ. Chúng có thể cung cấp thông tin, truyền cảm hứng, làm đời sống phong phú, hoặc dụ dỗ người ta phạm tội. Những gì chúng ta làm và cho phép trên các phương tiện truyền thông, hay mạng xã hội, phải phục vụ cho mục đích giao tiếp của mọi con người: khắc phục sự rối loạn do khác biệt giữa các ngôn ngữ ở tháp Babel (St 11,4-8), đi đến chỗ hiểu biết nhau nhờ Thần Khí Thiên Chúa (Cv 2,5-11). Quan niệm đạo đức chủ yếu ở đây là “trách nhiệm”: trách nhiệm với Thiên Chúa, Đấng muốn chúng ta loan truyền sự thật và tìm kiếm nhau trong tình yêu; trách nhiệm với người lân cận - người cần được hội nhập, quan tâm và thăng tiến nhờ các phương tiện truyền thông xã hội; trách nhiệm với bản thân, vì tôi cần phải bước vào cộng đồng thật sự với những người khác thông qua các phương tiện truyền thông, thay vì cô lập mình trong không gian “ảo”, đóng kín trước người khác, trước những nhu cầu thực tế của họ​
 

Sống đạo | Truyền thống

Lời Kinh Hòa Bình

Sáng nay, khi tham dự thánh lễ CN ở Gx Bình Thuận, TGP Saigon tôi được nghe lại bản thánh ca Lời Kinh Hoà Bình (*). Đã nhiều lần nghe bản thánh ca này, nghe như nước đổ lá môn, chẳng đọng lại...

🔥 Sự Sống TỰ PHÁT – Thí Nghiệm THẤT BẠI vẫn Được Dạy Ở Trường | Thuyết Tiến hóa Tập 4

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên