Chính trị hóa Lịch sử: một kiểu thực dân mới về văn hóa!

5.00 star(s) 2 Votes
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
309

Mỗi mùa thi về "điệp khúc chán sử" lại lan tràn cõi mạng! Đây không còn là vấn đề của một người nào đó, mà là vấn đề của đất nước, của xã hội, của những ai còn thao thức đến vận mệnh của dân tộc.


phailamgi_Chính trị hóa Lịch sử một kiểu thực dân mới về văn hóa_cv1.jpg

Ảnh: baomoi.com

Một thảm họa xã hội

"Chán sử" là một thực tế đã trở thành "thảm họa". Đây là điều mà Nhà văn Nguyên Ngọc đã cảnh báo trước đây cả 10 năm.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Vietnamnet năm 2011, ông cho rằng việc học sinh chán sử, bàn rộng ra là người dân chán sử, không thể coi là chuyện bình thường mà phải thấy đây là một thảm họa, vì người ta "coi các giá trị tinh thần và nhân văn chẳng đáng một xu nào!"

Theo ông, việc chán sử, đồng nghĩa với việc coi thường các giá trị tinh thần và nhân văn, là nguồn cơn làm gia tăng các tội ác trong xã hội.

phailamgi_Chính trị hóa Lịch sử một kiểu thực dân mới về văn hóa.jpg
Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: vhoc.net

Chính trị hóa lịch sử

Thực ra, người dân Việt Nam nói chung, cách riêng sinh viên học sinh không phải họ chán sử hay không thích lịch sử. Họ chán cách viết sử và dạy sử của Việt Nam, thứ lịch sử được viết bởi "bên thắng cuộc" và thuần túy phục vụ cho mục tiêu chính trị.

Vì được viết bởi "bên thắng cuộc" và phục vụ cho mục tiêu chính trị, nên người dân không tìm thấy được sự thật thực nơi sách sử Việt Nam. Trái lại, đó là một thứ lịch sử đã bị lợi dụng, thậm chí cắt xén, bóp méo, được cắt nghĩa tùy tiện bởi những nhà viết sử của bên thắng cuộc, biến lịch sử thành công cụ cho những mục tiêu thống trị.

phailamgi_Chính trị hóa Lịch sử một kiểu thực dân mới về văn hóa_cv2.jpg
Lịch sử thuộc về "bên thắng cuộc". Ảnh: educationworld.in

Một kiểu thực dân mới về văn hóa

Theo Đức thánh cha Phanxicô, việc làm cho người dân, nhất là làm cho các bạn trẻ chán sử, "không ngó ngàng tới lịch sử, khinh miệt quá khứ, chối bỏ di sản tinh thần và nhân văn phong phú do thế hệ cha ông truyền lại… và chỉ hướng tới tương lai do họ bày vẽ ra và làm theo ý đồ của họ," (Phanxicô, Thông điệp Fratelli Tutti, # 13) là một "hình thức thực dân mới về văn hóa" (Ibid., #14), đưa tới sự nô dịch của dân chúng vào một tổ chức chính trị.

Về lâu dài, việc làm cho người dân "chán sử", "quay lưng với quá khứ dân tộc", không chỉ là nguồn cơn làm gia tăng tội ác trong xã hội, làm cho người dân đánh mất niềm tự hào dân tộc mà còn làm "mất bản sắc tinh thần mà cả chuẩn mực đạo đức của mình, để rồi cuối cùng sẽ đánh mất cả sự độc lập về tư tưởng, kinh tế và chính trị nữa” (Hồng y Raul Silva Henriquez, Bài giảng trong buổi hát kinh Te Deum, Santiago de Chile (18/09/1974).)

Vì thế, điều quan trọng cần làm lúc này là phải tách bạch lịch sử và chính trị, vì mỗi môn học có chức năng riêng, không thể lẫn lộn cái này với cái kia, càng không thể biến cái này thành công cụ cho cái kia.

Chính trị là chính trị; lịch sử là lịch sử; tôn giáo là tôn giáo. Bao lâu còn bắt mọi sự phục vụ cho chính trị, cho chế độ, thì bấy lâu, đất nước còn suy vong!​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên