Thành viên
- Tham gia
- 22/12/23
- Bài viết
- 148
- Chủ đề Author
- #1
Khi tôi đăng một bài về thực trạng xã hội hiện nay, đã có rất nhiều người vào tranh luận, khen chê, thậm chí là chửi bới đủ kiểu. Giữa muôn vàn bình luận, có một câu làm tôi khựng lại: "Đăng lên làm chi cho người ta chửi". Ừ nhỉ, tôi đã dừng lại một chút để suy nghĩ về điều đó. Liệu có phải việc bị chửi là điều không nên?
Bị chửi là bình thường
Khi mình đưa ra ý kiến về một vấn đề nào đó trong xã hội, điều này đồng nghĩa với việc mình có thể đã đụng chạm đến một nhóm người, khiến họ không hài lòng. Việc họ vào công kích hay thậm chí là chửi rủa cũng có thể coi là một phản ứng bình thường. Xét cho cùng, không phải ai cũng đồng tình với những gì mình nói, và cách họ thể hiện sự không đồng ý có thể khác nhau.
Không bị chửi, công kích mới là vô nghĩa
Có một điều thú vị là, nếu bài viết của tôi không nhận được bất kỳ phản hồi nào, không có ai lên tiếng phản biện, không ai thậm chí tỏ ra giận dữ, tôi lại cảm thấy bài viết đó thiếu đi ý nghĩa. Giống như một võ sĩ trên sàn đấu mà chỉ biết đấm vào không trung, không chạm đến đối thủ. Đối thủ thậm chí có thể nghĩ rằng võ sĩ đó đang bị mất kiểm soát. Một bài viết không tác động đến bất kỳ ai thì dường như chỉ là những lời nói vu vơ, trôi nổi trên mạng mà không để lại ấn tượng nào.
Mấy người chửi tôi cũng có quyền tự do ngôn luận
Việc người khác chửi tôi, xét về lý mà nói, cũng chỉ là họ đang thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ. Nếu họ dùng lời lẽ thô tục, mạng xã hội cũng có các cơ chế lọc từ khóa để ngăn chặn những bình luận tiêu cực. Nhưng nếu họ không dùng lời tục tĩu, thì tôi cho rằng mình cần học cách tôn trọng quan điểm trái chiều, ngay cả khi nó nghe như sự công kích trực tiếp vào mình.
Thật ra, nếu nhìn nhận từ góc độ của họ, những gì tôi viết cũng có thể được xem như sự công kích đối với họ. Chỉ có điều, tôi thường dùng những cụm từ mang tính tích cực như "phản biện xã hội", "lên tiếng cho các vấn đề xã hội", hay "nói lên sự thật". Nhưng nếu tôi chỉ nói mà không cho người khác phản hồi, điều đó lại giống như sự độc đoán, tự cho mình là chân lý và coi những ai trái ý mình là sai lầm. Thi thoảng tôi vẫn đọc các bình luận đó, nhưng không tranh luận với tất cả. Nhưng sẽ có ai đó đọc được và họ sẽ vào tranh luận. Điều tôi muốn chỉ là gợi lên một không gian để mọi người được nói lên điều mà họ suy nghĩ.
Thật ra, nếu nhìn nhận từ góc độ của họ, những gì tôi viết cũng có thể được xem như sự công kích đối với họ. Chỉ có điều, tôi thường dùng những cụm từ mang tính tích cực như "phản biện xã hội", "lên tiếng cho các vấn đề xã hội", hay "nói lên sự thật". Nhưng nếu tôi chỉ nói mà không cho người khác phản hồi, điều đó lại giống như sự độc đoán, tự cho mình là chân lý và coi những ai trái ý mình là sai lầm. Thi thoảng tôi vẫn đọc các bình luận đó, nhưng không tranh luận với tất cả. Nhưng sẽ có ai đó đọc được và họ sẽ vào tranh luận. Điều tôi muốn chỉ là gợi lên một không gian để mọi người được nói lên điều mà họ suy nghĩ.
Tôi không đồng ý, nhưng tôi tôn trọng quyền của bạn
Tôi đặc biệt thích câu nói của Voltaire: "I do not agree with what you have to say, but I'll defend to the death your right to say it." – "Tôi không đồng ý với những gì bạn nói, nhưng tôi sẽ đánh đổi cuộc đời để bảo vệ quyền được nói của bạn." Đây là triết lý tôi chọn để đối mặt với những tranh luận trên mạng.
Phải Làm Gì?
Hãy can đảm, tiến lên, và khuấy động. Nơi nào có những người trẻ nơi đó có náo động. Hãy tiến lên! Trong cuộc sống sẽ luôn có những người đề nghị các con đi chậm lại, bằng cách cản đường các con. Không! Hãy đi ngược trào lưu của nền văn minh đang gây bao tổn hại này. Các con có hiểu điều đó không? Hãy đi ngược dòng; điều này có nghĩa là làm náo động. Hãy tiến về phía trước, nhưng với những giá trị của chân, thiện, mỹ. Đó là điều cha muốn nói với các con. Hãy vui lên, hỡi những người trẻ! Giáo hoàng Phanxicô, 28 tháng 8, 2013