Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,227

Chúng ta có thể đã nghe nhiều về Đền thánh Đức Mẹ La Vang, Đền các Thánh tử Đạọ Sở Kiện, Đền thánh Phê-rô Lê Tùy,...Những đền thánh này có gì khác biệt với những nhà thờ thông thường và mang nghĩa gì đối với đời sống thiêng liêng của người tín hữu?​


phailamgi_Đền Thánh có gì khác biệt với nhà thờ _cv1.jpg
Đoàn hành hương tại Đền thánh Các thánh Tử đạo Việt Nam. Ảnh: Trung Tâm Hành Hương Sở Kiện - TGP Hà Nội

Theo Giáo luật (điều 1230), một đền thánh là "một nhà thờ hoặc nơi thánh, nơi mà đông đảo các tín hữu hành hương vì lý do đạo đức với sự chấp thuận của Đấng Bản Quyền địa phương". Trong khi đó, nhà thờ là nơi quy tụ cộng đoàn tín hữu địa phương để cử hành phụng vụ hằng ngày, đặc biệt là Thánh lễ Chúa Nhật.

Điểm khác biệt then chốt là: không phải nhà thờ nào cũng là đền thánh, nhưng mọi đền thánh đều có thể là nhà thờ. Đền thánh mang một sứ mạng rộng lớn hơn: trở thành trung tâm thiêng liêng cho những ai khao khát cầu nguyện, sám hối, và tìm kiếm ân sủng qua lời chuyển cầu của các thánh hoặc Đức Mẹ.

Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo xác định: Các đền thánh là những địa điểm đặc biệt, nơi các khách hành hương có thể sống trọn vẹn đời sống cầu nguyện Kitô giáo trong sự hiệp thông với Hội Thánh (x. GLHTCG #2691). Các đền thánh như những nơi gìn giữ và phát triển lòng đạo đức bình dân – “biểu hiện chân thực của đức tin”.

phailamgi_Đền Thánh có gì khác biệt với nhà thờ _cv2.jpg
Đền Thánh Phê-rô Lê Tùy - TGP Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Tiến Công

Tại Việt Nam, các đền thánh đã và đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống đức tin của người Công giáo. Như Đền thánh Đức Mẹ La Vang (Quảng Trị) là trung tâm hành hương lớn nhất cả nước, thu hút hàng trăm ngàn tín hữu mỗi kỳ đại hội. Những đền thánh khác như đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà hay Kỳ Đồng thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, Đền thánh Phú Nhai - Bùi Chu, Đền Các Thánh Tử đạo Sở Kiện, Đền thánh Phêrô Lê Tùy tại Bằng Sở, Hà Nội... đều là nơi chứng kiến nhiều cuộc hoán cải, ơn gọi tu trì và chữa lành thiêng liêng.

Những nơi này thường gắn liền với thánh tích, tượng ảnh, hay các lần hiện ra được tường thuật – làm sống động đức tin và củng cố đời sống thiêng liêng của người tín hữu. Tại một số đền thánh, người hành hương còn có thể lãnh ơn toàn xá trong những dịp nhất định theo quy định của Tòa Ân Giải Tối Cao.

Việc hành hương là hình ảnh của hành trình đức tin, là cơ hội để khám phá lại nơi chốn thinh lặng, lắng nghe Lời Chúa và sống lại kinh nghiệm gặp gỡ với Đức Kitô. Đó chính là chiều kích mà các đền thánh tại Việt Nam và trên toàn thế giới đang từng bước tái khẳng định, bất chấp bối cảnh xã hội hóa, tục hóa hay thương mại hóa tôn giáo.​
 

Vatican | Đức Giáo Hoàng

Đức Lêô XIV kêu gọi các giáo xứ phát động "cuộc cách mạng chăm sóc" người cao tuổi

Đức Giáo hoàng Lêô XIV kêu gọi toàn thể Giáo hội Công giáo, đặc biệt là các giáo xứ, hội đoàn và nhóm tông đồ, hãy khởi xướng một “cuộc cách mạng của lòng biết ơn và sự chăm sóc” bằng việc thường...

Sống đạo | Truyền thống

Ơn gọi đặc biệt: "Ông bà cố"

Ngày Lễ Tạ Ơn, cha mới sụt sùi tri ân công ơn cha mẹ đã hy sinh to lớn cho cuộc đời dâng hiến của mình. Khoảnh khắc đó thật đẹp, làm cộng đoàn dân Chúa ngập tràn cảm xúc. Và rồi cùng theo cách...

🔥 Sự Sống TỰ PHÁT – Thí Nghiệm THẤT BẠI vẫn Được Dạy Ở Trường | Thuyết Tiến hóa Tập 4

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên