Đức Cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Vị Giám mục chịu "tử đạo" vì các Thánh tử đạo

5.00 star(s) 3 Votes
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
333

Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn "là vị đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam." Đó là lời nhận xét của Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội nhân dịp lễ giỗ kỷ niệm 28 năm Đức Hồng y Căn về với Chúa.


phailamgi_Đức Cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn Vị Giám mục chịu tử đạo vì các Thánh tử đạo.jpg
Chân dung Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn. Ảnh: TGP Hà Nội

Vài hàng tiểu sử

Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn sinh ngày 19/3/1921 tại Giáo xứ Bút Đông, thôn Trác Bút, xã Châu Giang, nay là phường Châu Giang, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.​
  • Ngày 03/12/1949 tại nhà thờ Chính tòa Hà Nội, Đức Giám mục Chaize đã long trọng truyền chức linh mục cho Thầy Giuse Trịnh Văn Căn cùng với các Thầy Hoàng Quốc Chương, Nguyễn Tùng Cương và Đỗ Tông.​
  • Ngày 2/6/1963, tại nhà thờ lớn Hà Nội, linh mục Giuse Trịnh Văn Căn được phong chức Giám mục trước sự ngỡ ngàng của dân chúng, vì không có bất cứ thông báo nào trước đó.​
  • Ngày 27/11/1978, Đức cố Hồng y Giuse Trịnh Như Khuê qua đời. Đức Hồng y Giuse Trịnh Văn Căn trở thành Tổng Giám mục Hà Nội. Sáu tháng sau, ngày 2/5/1979, ngài được vinh thăng Hồng y.​
  • Vào lúc 20g30, ngày 15/5/1990, Đức cố Hồng y đột ngột qua đời vì bệnh nhồi máu cơ tim.​
phailamgi_Đức Cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn Vị Giám mục chịu tử đạo vì các Thánh tử đạo_...jpg
Đức Hồng Y Căn và mẹ ngài chụp hình kỷ niệm với Giáo hoàng Phaolo VI. Ảnh: GP Đà Nẵng

Những công trình đã thực hiện

Trong 11 năm ngắn ngủi đảm nhận trách nhiệm Tổng Giáo phận Hà Nội, ngoài việc củng cố đời sống đức tin cho cộng đoàn tín hữu trong giáo phận, dịch toàn bộ cuốn Kinh thánh trọn bộ ra tiếng Việt, sưu tập và phổ biến các bộ vãn dâng hoa… ngài đã có công lớn trong việc xúc tiến thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam thống nhất hai miền Nam- Bắc và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng Giám mục Việt Nam, từ ngày 24/4 đến ngày 1/5/1980, cùng với các Đức Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục, ngài đã gửi lá Thư chung 1980, xác định đường hướng của Giáo hội Việt nam trong giai đoạn mới là "Sống Phúc âm trong lòng dân tộc".

Ngài sẽ giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng trong ba nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1980 cho đến khi qua đời.

Trong thời gian giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, ngài đã có công lớn trong việc xin Tòa thánh phong thánh cho các thánh tử đạo Việt Nam và cũng vì việc này mà ngài đã phải chịu quá nhiều đau khổ.

phailamgi_Đức Cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn Vị Giám mục chịu tử đạo vì các Thánh tử đạo_...jpg
Đức hồng y Căn và Đức hồng y Giuse Maria Trịnh Như Khuê. Ảnh: Ảnh xưa nhà thờ lớn Giuse Hà Nội

"Tử đạo" vì các thánh Tử đạo

Theo Đức ông Trần Ngọc Thụ, Cáo thỉnh viên Hồ sơ Phong thánh các Thánh Tử đạo Việt Nam, ngay sau khi nhận tước Hồng y ngày 30/6/1979, Đức cố Hồng y đã bày tỏ với những người quen biết mong ước mãnh liệt của ngài là được thấy các vị Tử đạo Việt Nam được phong hiển thánh.

Do đó, khi điều kiện cho phép, ngài đã xúc tiến việc xin Tòa thánh phong thánh cho các thánh Tử đạo Việt Nam. Ngày 16/11/1985, nhân dịp đi Rôma tham dự Thượng hội đồng Giám mục Thế giới, Đức cố Hồng y đã "một mình đứng đơn", đại diện cho 39 Đức Giám mục trong nước và hai Đức giám mục nghỉ hưu tại Hải ngoại, đệ trình lên Đức Thánh cha Gioan Phaolo II "xin mở lại Hồ sơ các Chân phước Tử đạo Việt Nam và cứu xét việc tôn phong các ngài lên bậc hiển thánh."

Trong thỉnh nguyện thư, Đức cố Hồng y viết: "Cả dân tộc Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước nhất trí với con để dâng lời thỉnh nguyện này. Hội đồng Giám mục Việt Nam đồng thanh quyết nghị đệ lên Đức thánh cha bức thư thành khẩn hôm nay, mục đích là để làm vinh danh Thiên Chúa, củng cố niềm tin, cậy mến của cộng đoàn tín hữu chúng con." (hết trích)

Ngày 22/6/1987, Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã mở Cơ Mật viện nhằm cứu xét Hồ sơ phong thánh cho các thánh Tử đạo Việt Nam.

Ngày 23/6/1987, Đức Hồng Y Casaroli, Quốc Vụ Khanh Tòa thánh, đã gửi điện tín cho Đức cố Hồng y báo tin Đức Thánh Cha đã nghị quyết phong thánh cho Các Chân Phúc Tử Đạo Việt Nam vào tháng Sáu năm tới.

phailamgi_Lễ Phong thánh các thánh tử đạo Việt Nam.jpg
Ảnh: vatican.va
Sự kiện Tòa thánh chấp thuận thỉnh nguyện thư phong thánh cho các thánh tử đạo và việc chọn ngày 19/6/1988, ngẫu nhiên trùng vào ngày kỷ niệm quân lực Việt Nam Cộng hòa, đã gây nhiều tranh cãi trong xã hội và cả trong Giáo hội. Chính quyền Việt Nam đã kêu gọi tất cả hệ thống chính trị vào cuộc để ngăn chặn lễ phong thánh, nhưng bất thành.

Đức cố Hồng y Trịnh Văn Căn là người đứng mũi chịu sào và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục nên đã phải chịu nhiều đau khổ trong dịp này. Ngài không chỉ bị chính quyền chống đối, gây áp lực, mà ngay trong Hội đồng Giám mục cũng có những vị chống ngài. Ngài bị buộc yêu cầu triệu tập cuộc họp của Hội đồng Giám mục từ ngày 2-4/3/1988 và buộc ra Thông tư không chấp nhận phong thánh, nhưng ngài đã chỉ trả lời ngắn gọn: “Việc của Tòa thánh thì Tòa thánh làm nên Hội đồng Giám mục không còn gì để chủ động.”

phailamgi_dhy Căn.jpg
ĐHY Căn bên trong nhà thờ lớn Hà Nội. Ảnh: Ảnh xưa nhà thờ lớn Giuse Hà Nội
Ngài nhiều lần bị mời lên làm việc, đến độ "xuýt nữa Việt Nam có thêm một vị thánh tử đạo" (Lời của Đức cha Nguyễn Văn Sang). Dù vậy ngài vẫn kiên cường và nhân hậu. Ngài không đao to búa lớn, nhưng hiền hòa cam chịu vì Tin mừng và vì các thánh Tử đạo.

Bằng chứng là, trong một cuộc họp giữa Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với Nhà Nước, một Đại diện Chính quyền - sau này được biết là ông Mai Chí Thọ, chỉ trích, phỉ báng các vị tử đạo Việt Nam, đột nhiên Đức Hồng Y Căn bật khóc, lớn tiếng nói rằng: "Thôi đi, thôi đi. Ông không có quyền thóa mạ, bôi nhọ cha ông chúng tôi, là những người chúng tôi yêu mến và kính trọng." Cả hội trường im bặt, cuộc họp tan vỡ bất ngờ. Cử chỉ đó cho thấy ngài là một con người chân chất, nơi ngài không có gì giả dối. Đó là phản ứng tự nhiên của lòng hiếu kính thành thật đối với cha ông tổ tiên, là hành động can đảm dám lên tiếng phản ứng khi thấy cha ông mình bị xúc phạm.

phailamgi_tang lễ đhy Căn.jpg
Tang lễ Đức Hồng Y G.M. Trịnh Văn Căn ngày 23 tháng 5 năm 1990 do Đức Hồng Y Roger Etchagaray,
Đặc sứ của Đức Thánh Cha, chủ sự.: Ảnh xưa nhà thờ lớn Giuse Hà Nội
Có thể nói: "Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn là người đã khởi sự và hoàn tất việc xúc tiến hồ sơ phong thánh cho các thánh tử đạo Việt Nam. Dù phải chịu nhiều áp lực và phản đối từ phía chính quyền, với cách giải quyết khéo léo của mình, ngài đã giải quyết thành công tốt đẹp vấn đề phức tạp và tế nhị này với ý nghĩa thuần túy tôn giáo, đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Công giáo Việt Nam".
 

Khoảnh khắc cuối đời của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên