Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,227
- Chủ đề Author
- #1
Đức Giáo hoàng Lêô XIV kêu gọi toàn thể Giáo hội Công giáo, đặc biệt là các giáo xứ, hội đoàn và nhóm tông đồ, hãy khởi xướng một “cuộc cách mạng của lòng biết ơn và sự chăm sóc” bằng việc thường xuyên thăm viếng người già, những người dễ bị gạt ra bên lề xã hội và đang chịu cảnh cô đơn, bị lãng quên.
Ảnh: laityfamilylife.va
Trong sứ điệp nhân Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao Tuổi, sẽ được cử hành vào ngày 27/7, Đức Giáo hoàng cho rằng niềm hy vọng Kitô giáo luôn thúc đẩy người tín hữu “dám nghĩ lớn” và không hài lòng với thực trạng. Hy vọng ấy mời gọi mỗi người nỗ lực cho một sự thay đổi có thể khôi phục lòng quý trọng và tình thương mà người cao tuổi xứng đáng được hưởng.
Ngày Thế giới Ông Bà và Người Cao Tuổi được thiết lập bởi Đức Giáo hoàng Phanxicô vào năm 2021 và được tổ chức vào Chúa Nhật thứ tư của tháng Bảy hằng năm, gần lễ kính thánh Gioakim và Anna - ông bà ngoại của Chúa Giêsu.
Chủ đề năm nay, được trích từ sách Huấn Ca – “Phúc thay ai không đánh mất niềm hy vọng”. Năm Thánh là cơ hội để người già được “giải phóng khỏi sự cô đơn và bỏ rơi”, vì ơn thánh của Năm Thánh là dành cho tất cả mọi người.
Để tạo điều kiện cho người cao tuổi không thể hành hương đến Roma, Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống đã phát hành một bộ tài liệu mục vụ nhằm tổ chức các cử hành Năm Thánh tại địa phương, nhất là tại các viện dưỡng lão và cộng đoàn chăm sóc người già. Tài liệu này và các tài nguyên khác có thể được truy cập tại trang www.laityfamilylife.va.
Giáo hội luôn quan tâm đối với tình trạng bị gạt ra bên lề mà nhiều người cao tuổi đang đối mặt. Các xã hội trên toàn thế giới đang ngày càng quen với việc để cho bộ phận quan trọng và giàu kinh nghiệm này của đời sống bị lãng quên. Vì thế, cần có một “sự thay đổi nhịp độ” nơi chính Giáo hội.
Ảnh: Vatican Media
Theo Đức Giáo hoàng, cần một sự dấn thân rõ ràng từ mỗi giáo xứ, hội đoàn và nhóm giáo dân – những người được mời gọi trở thành nhân tố chủ chốt trong cuộc cách mạng của lòng biết ơn và chăm sóc. Các hình thức cụ thể như thăm viếng thường xuyên người cao tuổi, thiết lập mạng lưới hỗ trợ và cầu nguyện với họ, xây dựng các mối quan hệ liên thế hệ nhằm tái khẳng định niềm hy vọng và phẩm giá nơi những người cảm thấy bị lãng quên.
Việc thăm viếng người già là một cách gặp gỡ chính Chúa Giêsu, Đấng giải thoát chúng ta khỏi sự dửng dưng và cô lập. Người cao tuổi giúp người trẻ nhận ra rằng “cuộc sống không chỉ là hiện tại, mà còn là ký ức, kinh nghiệm và chiều sâu của một hành trình.
Bày tỏ quan điểm của chính mình trong tư cách một người sắp bước sang tuổi 70, Đức Lêô XIV chia sẻ, chúng ta có một sự tự do mà không khó khăn nào có thể cướp đi – đó là tự do để yêu thương và cầu nguyện. Những người cao tuổi “hãy trở nên dấu chỉ hy vọng”, dù ở bất kỳ độ tuổi nào, bằng cách truyền đạt đức tin, duy trì tình thân và mở lòng đón nhận tha nhân.
“Chúng ta hãy ca ngợi Thiên Chúa vì lòng tốt của Ngài, duy trì sự hiệp nhất trong gia đình, và mở rộng trái tim cho những ai đang cần được đón nhận.” Đức Giáo hoàng kép lại sứ điệp.
Phải làm gì?
Docat 121: Vai trò của người già trong gia đình là gì?
Sự hiện diện của người cao tuổi trong gia đình rất có giá trị.Họ là thí dụ minh chứng cho mối dây nối kết các thế hệ, và nhờ vào nhiều kinh nghiệm sống phong phú, họ có thể mang đến sự đóng góp mang tính quyết định cho lợi ích của gia đình và của cả xã hội. Họ có thể chuyển giao các giá trị và truyền thống, cũng như hỗ trợ người trẻ. Bằng cách đó, người trẻ học được rằng không nên chỉ quan tâm tới bản thân mà còn cần chăm lo cho người khác nữa. Khi người già trở bệnh và cần được săn sóc, họ không chỉ cần thuốc men và dịch vụ y tế phù hợp, mà hơn hết, họ cần sự đối xử yêu thương và sự hiện diện của người thân quanh mình.
Cùng chủ đề