Tham gia
21/1/24
Bài viết
96
Lời người dịch: Khi nói đến Đức Phanxicô, người Công giáo Việt nam thường ‘dán’ cho Ngài cái nhãn ‘Thần học giải phóng,’ đó là một sai lầm không thể trầm trọng hơn! Thực ra Ngài là một môn đệ của một nền thần học rất đặc trưng Argentina: “Thần học quần chúng” - ‘Teología del Pueblo -Theology of the People’ - nền thần học này bắt rễ vững chắc từ những cải đổi sau Công Đồng Vatican II và dựa trên lòng sùng kính bình dân ‘popular piety’ để cùng đưa đến một mục đích như nền Thần học Giải phóng: người nghèo có được những chọn lựa tốt hơn.​

Những chỉ trích dành cho Đức Phanxicô, Vatican II, và nền Thần học Quần Chúng.

Claudio Iván Remesiera

Cho dù cả những kết án Đức Phanxicô làm cho giáo dân hoang mang giáo lý - và thậm chí có những ẩn ý kết tội ngài là dị giáo, - Nhưng điều tối quan trọng chúng ta phải nhớ rằng huấn quyền của Đức Phanxicô được bắt rễ vững chắc vào Công Đồng Vatican II, riêng ra mà nói; nó có tính đặc trưng tiếp nhận kiểu Argentina, được biết đến với tên gọi ‘thần học quần chúng.’ Dòng chảy thần học này được phát triển bởi những trí thức thần học ‘periti’ của Ủy Ban Giám Mục Mục Tử Mục Vụ - Episcopal Commission of Pastoral Ministry (COEPAL,) đây là một nhóm trí thức của thượng hội đồng bao gồm các giám mục, linh mục và các cố vấn giáo dân được HĐGM Argentina triệu tập khi Vatican II vừa chuyển mình. Mục tiêu của tổ chức này là đưa vào áp dụng những hoa trái của Công Đồng Vatican II trong bối cảnh đặc trưng của nước Argentina thời đó. Các trí thức có ảnh hưởng lên COEPAL là hai linh mục triều, Lucio GeraRafael Tello - hiển nhiên mà nói đây là những nhà thần học đóng vai trò tối quan trọng ở Argentina vào thế kỷ XX.​

phailamgi_Đức Phanxicô và nền Thần Học Quần Chúng_cv1.jpg


Vào lúc đó, Jorge Mario Bergoglio - tên cúng cơm của Đức Phanxicô - vẫn đang theo đuổi chương trình đào tạo tu sĩ dòng Tên và chỉ tiếp xúc rất ít với COEPAL. Nhưng nhiều năm sau đó - đặc biệt là khi ngài trở thành Giám mục phụ tá và sau này là Tổng Giám mục Giáo phận Thủ đô Buenos Aires, Argentina vào khoảng những năm 1990, - Ngài mới hoàn toàn nhập tâm vào dòng chảy truyền thống thần học này. Hơn những ảnh hưởng khác, nền thần học này đã định hình cả hướng tiếp cận mục tử lẫn thế giới quan thần học của ngài. Khi lên Giáo hoàng, những cố vấn thân cận nhất trong lãnh vực thần học cho ngài cũng phát xuất từ trường phái này: Cha Carlos Galli, một đệ tử chân truyền của Lucio Gera và là một thành viên của Ủy Ban Thần Học Thế Giới - International Theological Commission - cùng với Hồng y Víctor Manuel Fernández, Bộ trưởng Thánh bộ Tín Lý. Nhưng sự hợp tác với Đức Phanxicô với các ngài có thể lui về từ năm 2007, khi Bergoglio lúc đó còn là Tổng giám mục đã lãnh đạo ủy ban soạn thảo văn kiện nháp sau cùng cho kỳ họp HĐGM Châu Mỹ Latinh lần thứ V ở Aparecida*, Brazil. Galli và Fernández là người viết bản nháp sau cùng và tiếp tục đóng góp công sức của mình cho phần lớn các tông thư quan trọng dưới thời giáo triều Phanxicô

Kể cũng thú vị khi các kiến trúc sư của công trình thần học Quần Chúng không bao giờ sử dụng thành ngữ đó. Họ gọi khái niệm thần học đó là ‘nền thần học mục tử bình dân’ “popular pastoral theology.” Khái niệm trọng tâm được tổng kết trong một quyển sách xuất bản năm 1974 với tựa đề ‘¿Qué es la pastoral popular?’ ‘What is Popular Pastoral Theology?” ‘Nền Thần học Mục tử Phổ thông là gì?’ được phát hành một năm sau khi COEPAL giải tán. Cho dù được ghi tên người đóng góp chính là tu sĩ dòng Tên Fernando Boasso, quyển sách thực ra là một sự tổng hợp dài hơi qua nhiều năm hội thảo giữa các đội nhóm thần học và những nhà xã hội học về tôn giáo của COEPAL ở Thủ đô Buenos Aires từ năm 1968 - 1973. Những hội thảo này được dựa trên những văn kiện Vatican II - đặc biệt là Hiến chế ‘Ánh sáng Muôn dân’ ‘Lumen Gentium’ và Hiến chế ‘Vui mừng và Hy vọng’ ‘Gaudium et Spes.’ Hai khái niệm trọng tâm của nền thần học mục tử - ‘quần chúng’ và ‘văn hóa phổ thông’ ‘people’ and ‘popular culture’ - được trực tiếp nổi lên từ hai bản văn Công Đồng này.

Tiền Công Đồng Vatican II, người ta thường hình dung Giáo Hội là một cấu trúc hình kim tự tháp trong đó các giáo sĩ - vì được truyền chức thánh - đã chiếm một vai trò bề trên với giáo dân. Đỉnh chóp là giáo hoàng, và Giáo Hội được nắm quyền theo “Hình mẫu Rôma,” được hành chính hóa chính thức dưới thời giáo triều Pius IX. Viễn tượng giáo sĩ trị này hiểu Giáo Hội là một chuỗi mệnh lệnh khi trên ban ra bên dưới răm rắp thi hành, giáo hoàng là người đứng đầu vương triều với quyền tối thượng. Nhiều người theo trường phái tổng hợp Công Giáo ‘Catholic integralism’ cũng mong muốn áp dụng mô hình chuyên quyền này lên xã hội dân sự, xử sự với chúng như thành lũy để bảo vệ trật tự và ổn định.

phailamgi_Đức Phanxicô và nền Thần Học Quần Chúng_cv2.jpg


Hiến Chế ‘Ánh Sáng Muôn Dân’ ‘Lumen Gentium’ đã thay thế hình ảnh quyền lực giáo hội theo chiều dọc này với một chiều kích nằm ngang: Hội Thánh là Dân Chúa, bao gồm tất cả những ai đã được rửa tội - giáo sĩ cũng như giáo dân. Sự chuyển đổi này biểu trưng mà nói đã được chính văn kiện này củng cố, khi chúng ta thấy chương nói về Dân Chúa được đặt lên trên trước chương nói về cấu trúc quyền hành của Giáo hội. Hiến chế này cho dù không thay đổi vai trò của giám mục là người kế nhiệm các tông đồ (đây là điểm một số người cải cách cấp tiến đã chống đối thời kỳ hậu công đồng,) nhưng nó đã thực sự thách thức mô hình giáo sĩ trị. Khi Đức Phanxicô tuyên bố giáo sĩ trị làm méo mó Giáo Hội, Ngài đơn giản chỉ lập lại viễn tượng của Công Đồng Vatican II.

Hiến Chế “Vui Mừng và Hy Vọng’ - ‘Gaudium et Spes,’ trong một vài phần, đã nhận ra tính hợp pháp của thể chế thế quyền và cổ võ Kitô hữu tham gia (engaged) vào thay vì cố gắng áp đặt tín ngưỡng lên, như vẫn thường thấy nhiều trường hợp tiền công đồng.* Văn kiện này ‘mượn’ lại phương pháp “xem xét - phán quyết - hành động” ‘see - judge - act’ của phong trào Thanh Lao Công (Young Christian Workers - Thanh niên Lao Động Công giáo) và kêu gọi người Công giáo hãy đọc những dấu chỉ thời đại - signs of the times - và làm việc để chuyển hóa xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng.

Những nhà trí thức của COEPAL đã bám chắc rễ giáo lý này vào cuộc sống đặc trưng của Argentina, đặc biệt là với những kinh nghiệm về người nghèo và giai cấp cần lao. Nhiều năm trước khi thành ngữ ‘lựa chọn tốt hơn cho người nghèo’ được lan tỏa khắp địa cầu, những nhà thần học này đã có thể thấy sứ mạng của Giáo Hội là một lòng đoàn kết với những người bị gạt ra bên lề. Nhiều trí thức này đã là tuyên úy cho Thanh Lao Công Argentina từ thập niên 1950, và họ đã được định hình bởi pastoral obrera - mục vụ giai cấp cần lao (worker pastoral ministry,) một tiền thân trực tiếp của nền thần học Quần Chúng.

Giai đoạn lịch sử này cũng giải thích mối liên hệ của phong trào này với chủ nghĩa Peron*, một phong trào chính trị dân túy do Juan Domingo Perón thành lập vào thập niên 1940. Nhiều thập kỷ, phần lớn giai cấp lao động Argentina tự đánh đồng mình với chủ nghĩa Peron. Việc gần gũi mục tử với giai cấp lao động đã không tránh khỏi việc có liên quan đến lòng trung thành với trào lưu chính trị này, bất chấp khuynh hướng độc đoán của nó. Sau khi quân đội lật đổ Perón vào năm 1955 - với sự ủng hộ của nhiều người Công Giáo trung lưu và giàu có - chủ nghĩa Peron đã bị cấm đoán trên hai thập kỷ. Vào những năm 1960, một chính thể độc tài quân sự khác lên nắm quyền, và sự đấu tranh để bãi bỏ lệnh cấm chủ nghĩa Peron đan xoắn với phong trào rộng lớn hơn giành lại quyền dân chủ. Thần học của những tri thức periti này phản ánh môi trường lịch sử khi đó: Họ phản đối chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ và sự phụ thuộc của nền kinh tế Argentina vào nó sẽ là nguyên nhân cấu trúc gây ra nghèo đói. Cùng một lúc, họ cổ võ ý thức hệ dân túy quốc gia và cũng là một lựa chọn lương tâm khác đối với ý thức hệ Mác xít đã lôi kéo rất nhiều người Công Giáo cấp tiến,* bao gồm một số người đã tham gia vào phong trào du kích học từ cuộc Cách Mạng Cuba.

phailamgi_Đức Phanxicô và nền Thần Học Quần Chúng_cv2.jpg


Nền thần học Quần Chúng thường được dán nhãn là thần học giải phóng phiên bản Argentina, nhưng đó là một sự hiểu lầm tai hại. Thật vậy, trong suốt thập niên 1980, khi Thánh GH John Paul II bắt đầu giới hạn nền thần học giải phóng, thì nền thần học Quần Chúng - lúc đó được biết đến dưới tên gọi một ‘nền thần học văn hóa’ theology of culture - được Rome ưu ái hơn. Nhiều người Công giáo cấp tiến khinh thường và xem trào lưu này là một sự thoái bộ, phần lớn là vì nó cổ võ lòng sùng kính bình dân, mà những người cấp tiến xem nó là đồng lõa với cấu trúc áp bức thượng tầng. Thực ra sự tương phản nằm ở chỗ này: nền thần học Quần Chúng diễn dịch Công Giáo phổ thông/sùng kính bình dân là một bày tỏ chân thành của cảm xúc đức tin sensus fidei, một trực giác đức tin được Chúa Thánh Thần ban tặng sống trong quần chúng, đặc biệt là người cùng khổ. Tiếng tăm ‘bảo thủ’ của Đức Phanxicô nhiều người biết tới là vì phần lớn ngài đã bảo vệ quan điểm này.

Sự sụp đổ của Liên Bang Xô viết và việc kết thúc của 'cuộc cách mạng cho một thế giới không tưởng' ‘revolutionary utopia’ đã làm dịu đi mối phân cách giữa hai nhánh dòng chảy thần học Châu Mỹ Latinh này. Từ từ hai nhánh thần học này đã chuyển hướng chú tâm vào cùng những ưu tiên - đặc biệt là quan tâm đến người nghèo. Sự trao đổi quan điểm thật tâm giữa Đức Phanxicô và Leonardo Boff, một triết gia và thần học gia Brazil ủng hộ thần học giải phóng, vào lúc ban sơ của giáo triều Phanxicô đã minh chứng cho việc hợp lưu này.

Hai lãnh vực huấn quyền khác của Đức Phanxicô bị quá nhiều chỉ trích ‘đắng lòng’ cũng bắt rễ sâu rộng vào Vatican II. Trong Tự Sắc Traditionis Custodes*, - giới hạn Thánh lễ Latin, - Đức Phanxicô đã đưa cao viễn tượng phụng vụ của văn kiện ‘Sacrosanctum Concilium’ đối với một số người hoài cổ lễ Misa tiếng Latin có từ thời Công đồng Tridentino (Tridentine Mass hay TLM Traditional Latin Mass)*. Cũng thế khuynh hướng mục tử hướng đến những người Công giáo ly dị và tái kết hôn, cũng như những người LGBT, bám gốc cả từ hướng đi mục tử cũng của Công Đồng và sự nhấn mạnh về phẩm giá con người, phân định luân lý, và trọng tâm của tình yêu và lòng thương xót.

Tận cùng mà nói, việc chống đối giáo lý của Đức Phanxicô thường chú trọng vào việc tự chối bỏ Công Đồng Vatican II - đôi khi quá rõ ràng, đôi khi ngụy trang dưới lời kêu gọi diễn dịch ‘đúng’ theo Công Đồng. Theo sự phân biệt đặc trưng nổi tiếng của Cố giáo hoàng Biển Đức giữa việc thông phiên dịch tiếp diễn và thông phiên dịch đứt gãy ‘hermeneutic of continuity and one of rupture,’ Đức Phanxicô rõ ràng theo đuổi việc tiếp tục cải đổi theo viễn tượng của Công Đồng, hình thành bởi kinh nghiệm mục tử của chính Ngài ở vùng ‘ngoại biên sinh tồn’ ‘existential peripheries’ tại Thủ Đô Buenos Aires, và một sự nhận thức sâu rộng về một nền ‘văn hóa liệng bỏ’ ‘throwaway culture’* trải rộng khắp Châu Mỹ Latinh và Nam Bán cầu.

Qua việc bầu chọn Hồng y Robert Prevost là Đức Leo XIV, cơ mật viện đã xác định tiếp tục hướng đi được Đức Phanxicô thiết lập trong mười hai năm qua. Và trong những hành động cũng như tuyên bố tiên khởi, Đức Leo XIV đã minh định Ngài sẽ tiếp tục theo bệ phóng của người tiền nhiệm - đặc biệt với sự tôn trọng tiến trình hiệp hành và nền sùng kính bình dân. Cùng một lúc, một số những hành động ban đầu dường như Ngài đã muốn hàn gắn với những người theo khuynh hướng truyền thống cứng nhắc* ‘extend an olive branch to more traditional Catholics. Chỉ có thời gian mới có thể trả lời là những gì Đức Leo XIV thực hiện có thể làm nguôi lòng những kẻ chỉ trích Đức Phanxicô, hay ngược lại sự chống đối Công Đồng Vatican II sẽ tiếp tục - và có lẽ sẽ mãnh liệt hơn - dưới Giáo Triều Leo XIV.
Lawrence Ngô Duy Nhân chuyển ngữ


Đây là bài gốc, các bạn có thể nhờ AI dịch sang Việt ngữ: https://wherepeteris.com/are-francis-critics-to-become-leo-critics-too/

Cho dù tên tựa bài quan điểm gốc là “Những kẻ chỉ trích Đức Phanxicô có thể trở thành những kẻ chỉ trích Đức Leo XIV?” nhưng có lẽ đây là một bài viết vỡ lòng về Nền Thần Học Quần Chúng ngắn gọn và dễ hiểu nhất từ trước đến nay

“Thần học quần chúng” - ‘Teología del Pueblo -Theology of the People.’ Chữ Pueblo/People có thể dịch là quần chúng, nhân dân hoặc người dân.

Aparecida, Brazil 2007: Cuộc họp Thượng HĐGM các nước Châu Mỹ Latin và vùng Caribean lần thứ Năm tại đền Đức Maria ở Aparecida, Brazil 2007 với sự hiện diện của Cố GH Biển Đức, Ngài đã nhận ra tài năng quản trị và khuynh hướng đi ra ngoại biên đến với người ngoài lề của Đức Phanxicô.

Catholic Integralism: Chủ nghĩa tổng hợp Công Giáo (Google AI) là một triết lý chính trị và xã hội cổ võ việc tổng hợp Công giáo vào thế tục để Công giáo có thể hướng dẫn chính quyền và hướng đi chính trị.

Hiến Chế “Vui Mừng và Hy Vọng’ - ‘Gaudium et Spes,’ Hiện nay ở Hoa Kỳ có khuynh hướng Kitô hóa chính quyền dựa trên đa số chánh án tối cao pháp viện là bảo thủ - bằng cách đưa Thập Giới vào trường học, công sở …, và mới đây Sở thuế đã cho phép đưa chính trị đảng phái lên bục giảng. Các giám mục Hoa Kỳ đã không cho phép các giáo sĩ dưới quyền thực hiện việc này vì có thể dẫn tới chia rẽ vốn đã trầm trọng.

Phong trào Thanh Lao Công (Young Christian Workers - Thanh niên Lao Động Công giáo) phong trào này dường như rất thịnh hành ở các giáo xứ Miền Nam Việt Nam trước năm 1975, sau 1975 phong trào này bị cấm hoạt động.

Sau khi chính quyền Peron bị lật đổ, Argentina đã rơi vào thời kỳ nhiễu nhương do các thể chế quân sự độc tài khuynh hữu lãnh đạo, nhất là thời kỳ Cuộc chiến bẩn thỉu ‘Dirty War’ 1976-1983 ở Argentina. Ở Cam bốt có việc cáp duồn, còn ở Việt nam có chuyện ‘đi mò tôm,’ còn ở Argentina, chính quyền độc tài quân sự sử dụng một hình thức khác cũng tàn ác không kém. Họ đưa những kẻ bất đồng chính kiến lên máy bay và xô họ xuống những khu rừng già chết mất xác. Và Đức Phanxicô cũng đã từng cứu nhiều người và ngài cũng đã bị hàm oan trong thời gian đó.

‘Popular religiosity’ tín ngưỡng/Công giáo phổ thông là chữ được sử dụng trong văn kiện Evangelii Nuntiandi đoạn 48 của Thánh GH Paul VI thay vì ‘lòng sùng kính bình dân’ ‘popular piety’

Tông huấn ‘Evangelii Nuntiandi’ Theo quyển sách “Catholic Discordance” của Massimo Borghesi, Đức Thánh GH Paul VI, và đặc biệt là tông huấn ‘Evangelii Nuntiandi’ đã gây ảnh hưởng sâu rộng lên Đức Phanxicô thời đó khi Ngài đang làm Bề Trên Tổng quyền dòng Tên ở Argentina, nhờ tông huấn này, Ngài đã không rơi vào bẫy chính trị để không ủng hộ chính phủ độc tài quân sự khuynh hữu và cũng không đi làm cách mạng khuynh tả. Ngài đã chọn hướng đi cho riêng mình.

Quan điểm riêng: Việc chống đối Đức Phanxicô và di sản của Ngài có lẽ sẽ còn tiếp tục kéo dài trong Giáo triều Leo XIV.​
 

Vatican | Đức Giáo Hoàng

Đức Lêô XIV kêu gọi các giáo xứ phát động "cuộc cách mạng chăm sóc" người cao tuổi

Đức Giáo hoàng Lêô XIV kêu gọi toàn thể Giáo hội Công giáo, đặc biệt là các giáo xứ, hội đoàn và nhóm tông đồ, hãy khởi xướng một “cuộc cách mạng của lòng biết ơn và sự chăm sóc” bằng việc thường...

Sống đạo | Truyền thống

Lời Kinh Hòa Bình

Sáng nay, khi tham dự thánh lễ CN ở Gx Bình Thuận, TGP Saigon tôi được nghe lại bản thánh ca Lời Kinh Hoà Bình (*). Đã nhiều lần nghe bản thánh ca này, nghe như nước đổ lá môn, chẳng đọng lại...

🔥 Sự Sống TỰ PHÁT – Thí Nghiệm THẤT BẠI vẫn Được Dạy Ở Trường | Thuyết Tiến hóa Tập 4

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên