Hối lộ - Có khi nào hối lộ mà không vi phạm đạo đức không?

Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
34

Hối lộ là hành vi cung cấp cho người có quyền một giá trị nào đó (tiền, vật phẩm, chức tước, tiếng tăm…) để được hưởng một ưu tiên nào đó (được phép làm hoặc không làm, hoặc được hưởng một giá trị nào đó), mà người khác không được.​


Khi giá trị được dùng để đút lót không thể quy ra vật chất (chẳng hạn giúp gây danh tiếng) thì nó cũng thuộc phạm trù tham nhũng. Hành vi hối lộ được thực hiện trước hay sau khi hưởng quyền lợi, được thực hiện trực tiếp hay qua trung gian thì không quan trọng về mặt luật pháp và đạo đức.

Cover_hối lộ_phailamgi.JPG
Ảnh: corporatecomplianceinsights

Chẳng hạn, việc tặng tiền, vật phẩm… để được phép làm các dự án công, mà người khác không được phép, thì rõ ràng hối lộ. Kể cả các lợi ích được dành riêng này dựa trên quan hệ, vì trong làm ăn thì bao giờ cũng là có đi có lại.

Báo chí cũng thường hay nói đến những tệ nạn trong đấu thầu. Một công ty nhận được các ưu tiên đặc biệt trong một cuộc đấu thầu (được thông tin mật cấm công bố, được châm chước về khả năng dự thầu, được sửa hồ sơ thầu sau khi đã hết hạn…) bằng cách đưa tiền, vật phẩm, hay hứa nhận người thân vào công ty mình làm việc, hay mang lại giá trị khác cho người có quyền trong vụ thầu…

Tất cả các hành vi trên đều là trái lẽ công bằng, trái đạo đức. Theo luật Việt Nam thì bất kể quyền lợi được ban phát ấy từ cơ quan nhà nước, hay tư nhân thì hành vi đó đều là trái luật. (Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Việc xảy ra tràn lan hơn trong xã hội hiện nay là tình trạng người dân dúi tiền cho cán bộ để giấy tờ hành chính (xin giấy khai sinh, công chứng tại xã …) của mình được giải quyết nhanh. Người ta gọi là “bôi trơn” và rất nhiều khi được xã hội ngầm thừa nhận.

Nếu hành vi này diễn ra khi hồ sơ phải sắp hàng để được giải quyết theo thứ tự, thì hành vi hối lộ để hồ sơ được ưu tiên giải quyết trước cũng trái với lẽ công bằng, có vấn đề về đạo đức.
hối lộ phailamgi.JPG
Ảnh Vietnamnet

Nhưng nếu người dân phải bôi trơn cho cán bộ để nhận được thứ đáng ra mình được hưởng, chẳng hạn dúi tiền cho cán bộ để bớt bị hành hạ khi xin cấp giấy khai sinh… thì đôi khi cũng là phạm luật, nhưng không trái lẽ công bằng. Đạo đức sẽ nhìn việc này dưới một lăng kính khác.

Người ta có thể nói rằng, hối lộ thì ở nước nào cũng có, nhưng ở nước ta hiện nay thì nó tràn lan và hầu như bất trị, khi cơ chế xin-cho, hay nói rộng hơn như chữ của giáo sư Hoàng Tụy: “lỗi hệ thống” vẫn còn đó.​
 
Thành viên
Tham gia
22/12/23
Bài viết
208
Đáng suy ngẫm. Như đi đẻ, mình dùng tiền để con mình được ưu tiên hơn, tận tình hơn thì cũng đáng với tiền mình bỏ ra.
 
Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
Tham gia
29/12/23
Bài viết
198
Giờ mới tôi biết có cả hành vi hối lộ mà không vi phạm đạo đức. Mong tác giả giải thích rõ hơn đoạn này "Nhưng nếu người dân phải bôi trơn cho cán bộ để nhận được thứ đáng ra mình được hưởng, chẳng hạn dúi tiền cho cán bộ để bớt bị hành hạ khi xin cấp giấy khai sinh… thì đôi khi cũng là phạm luật, nhưng không trái lẽ công bằng. Đạo đức sẽ nhìn việc này dưới một lăng kính khác." Vì mình hối lộ là tạo tiền đề cho người nhận hối lộ mắc lỗi
 
Thành viên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
126
Nhưng nếu người dân phải bôi trơn cho cán bộ để nhận được thứ đáng ra mình được hưởng, chẳng hạn dúi tiền cho cán bộ để bớt bị hành hạ khi xin cấp giấy khai sinh… thì đôi khi cũng là phạm luật, nhưng không trái lẽ công bằng. Đạo đức sẽ nhìn việc này dưới một lăng kính khác.
Cháu chưa hiểu đoạn này. Sao phạm luật mà không trái lẽ công bằng chỗ này? Có lẽ do cháu kém kiến thức về mấy cái này, còn hạn hẹp, xin được giải thích ạ.
 
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
34
Giờ mới tôi biết có cả hành vi hối lộ mà không vi phạm đạo đức. Mong tác giả giải thích rõ hơn đoạn này "Nhưng nếu người dân phải bôi trơn cho cán bộ để nhận được thứ đáng ra mình được hưởng, chẳng hạn dúi tiền cho cán bộ để bớt bị hành hạ khi xin cấp giấy khai sinh… thì đôi khi cũng là phạm luật, nhưng không trái lẽ công bằng. Đạo đức sẽ nhìn việc này dưới một lăng kính khác." Vì mình hối lộ là tạo tiền đề cho người nhận hối lộ mắc lỗi
Không chỉ trong vấn đề hối lộ, mà rất nhiều lãnh vực khác cũng có: chẳng hạn theo luật VN thì cha mẹ con cái phải tố cáo lẫn nhau khi thấy người kia vi phạm tội đặc biệt nhiêm trọng. Mà luật VN định nghĩa đặc biệt nghiêm trọng là những tội có khung hình phạt từ 15-20 năm trở lên. Chẳng hạn giết người, cướp tài sản từ 500tr trở lên… nếu người con biết rõ mẹ đã phạm một trong những tội đó mà không tố cáo, thì rõ ràng là phạm luật. Nhưng cũng rõ ràng là tòa lương tâm, khi xét đoán về khía cạnh đạo đức sẽ nói khác! Vì vậy luật pháp nhiều nước không buộc cha mẹ con cái tố giác lẫn nhau.
 
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
34
Đáng suy ngẫm. Như đi đẻ, mình dùng tiền để con mình được ưu tiên hơn, tận tình hơn thì cũng đáng với tiền mình bỏ ra.
Tôi không đi đẻ bao giờ, nhưng nếu chi tiền cho dịch vụ để con mình được chăm sóc tốt hơn thì thật cũng đáng!
 
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
34
Cháu chưa hiểu đoạn này. Sao phạm luật mà không trái lẽ công bằng chỗ này? Có lẽ do cháu kém kiến thức về mấy cái này, còn hạn hẹp, xin được giải thích ạ.
Phạm luật thì rõ rồi. Nhưng trong trường hợp không có quyền lợi của ai bị xâm phạm thì đâu có đặt vấn đề công bằng, nên cũng không có gì trái với lẽ công bằng, phải không bạn?
 
Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
Tham gia
29/12/23
Bài viết
198
Không chỉ trong vấn đề hối lộ, mà rất nhiều lãnh vực khác cũng có: chẳng hạn theo luật VN thì cha mẹ con cái phải tố cáo lẫn nhau khi thấy người kia vi phạm tội đặc biệt nhiêm trọng. Mà luật VN định nghĩa đặc biệt nghiêm trọng là những tội có khung hình phạt từ 15-20 năm trở lên. Chẳng hạn giết người, cướp tài sản từ 500tr trở lên… nếu người con biết rõ mẹ đã phạm một trong những tội đó mà không tố cáo, thì rõ ràng là phạm luật. Nhưng cũng rõ ràng là tòa lương tâm, khi xét đoán về khía cạnh đạo đức sẽ nói khác! Vì vậy luật pháp nhiều nước không buộc cha mẹ con cái tố giác lẫn nhau.
z5047204794863_44a80de7b975fe889ae28b7f1647804e.png

Tôi tìm hiểu thêm thì Việt Nam cũng có quy định không phạm luật nếu không người thân không tố giác. Nhưng những tội đặc biệt nghiêm trọng thì vẫn là vi phạm pháp luật. Lại thêm một kiến thức mới
 
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
34
View attachment 520
Tôi tìm hiểu thêm thì Việt Nam cũng có quy định không phạm luật nếu không người thân không tố giác. Nhưng những tội đặc biệt nghiêm trọng thì vẫn là vi phạm pháp luật. Lại thêm một kiến thức mới
Căm ơn bạn đã chia sẻ. Tôi có nghe nói, đã có đại biểu quốc hội từng nêu ý kiến, trong luật nên bỏ trách nhiệm tố cáo của cha mẹ con cái đối với hành vi của nhau. Sống trong một đại gia đình, chúng ta cùng mong mỏi các đại biểu của dân có thể đóng góp thêm nữa để mang lại hạnh phúc cho mọi người người.
 
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
318
Thiết nghĩ, cần phải đặt mọi hành vi hối lộ, kể cả lỗi công bằng hay không lỗi công bằng, vào trong các nguyên tắc và các giá trị của học thuyết xã hội. Những hành vi có vẻ không trái công bằng, nhưng trái với nguyên tắc công ích, hoặc liên đới. Cho nên, mọi hành vi hối lộ dù không vi phạm lẽ công bằng thì cũng không được phép làm.
 
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
34
Cảm ơn bạn giolanhsg đã cho biết ý kiến. Nó gợi thêm ý tưởng mới cho chúng ta cùng trao đổi. Tôi đồng ý nó cũng ảnh hưởng ít nhiều tới nguyên tắc công ích, trong chừng mực rằng nếu soi kỹ cách tuyệt đối, thì nó cũng góp phần làm cho cán bộ quen mui, và làm tiếp như thế đối với người khác. Nhưng nếu tôi không "bôi trơn" và con tôi vì thiếu giấy khai sinh kịp thời, dù tôi đã nộp đơn xin cấp khai sinh từ lâu rồi, và do đó tôi không khai học cho con tôi được, thì chẳng lẽ các nguyên tắc công ích và liên đới không cho phép tôi thực hiện quyền công dân của tôi hay sao?
 
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
318
Cảm ơn bạn giolanhsg đã cho biết ý kiến. Nó gợi thêm ý tưởng mới cho chúng ta cùng trao đổi. Tôi đồng ý nó cũng ảnh hưởng ít nhiều tới nguyên tắc công ích, trong chừng mực rằng nếu soi kỹ cách tuyệt đối, thì nó cũng góp phần làm cho cán bộ quen mui, và làm tiếp như thế đối với người khác. Nhưng nếu tôi không "bôi trơn" và con tôi vì thiếu giấy khai sinh kịp thời, dù tôi đã nộp đơn xin cấp khai sinh từ lâu rồi, và do đó tôi không khai học cho con tôi được, thì chẳng lẽ các nguyên tắc công ích và liên đới không cho phép tôi thực hiện quyền công dân của tôi hay sao?
Về nguyên tắc luân lý, không thể lấy mục đích biện minh cho phương tiện. Hơn nữa, trong tình liên đới, việc hối lộ để việc của mình được giải quyết nhanh, vô tình sẽ làm cho cán bộ quen mui và ông ta sẽ ngâm những gia đình nghèo không bao giờ có thể đăng ký cho con được. Khi đó, nguyên tắc liên đới đã bị đe dọa trầm trọng. Tóm lại không thể lấy mục đích biện minh cho phương tiện. Trong luân lý, chỉ được xét hành vi, chứ không xét tới hậu quả: hành vi xấu là xấu. Hạu quả chỉ là tăng nặng trách nhiệm của hành vi mà thôi. Nếu chúng ta nói hối lộ là xấu là xấu, chứ không có hối lộ không xấu ở đây.
 
Thành viên
Tham gia
2/1/24
Bài viết
68
Nhưng nếu người dân phải bôi trơn cho cán bộ để nhận được thứ đáng ra mình được hưởng, chẳng hạn dúi tiền cho cán bộ để bớt bị hành hạ khi xin cấp giấy khai sinh… thì đôi khi cũng là phạm luật, nhưng không trái lẽ công bằng
Tôi không đồng ý với tác giả ở điểm này. Nếu mình trả tiền thêm để được cái mình đãng lẽ được hưởng là không bằng với người khác. Vì như vậy sẽ tạo thói quen cho cán bộ họ chỉ làm tốt khi có phong bì. Vậy những người không có phong bì thì sao, họ sẽ bị mất đi quyền lợi họ vốn được hưởng mà không cần phong bì.
 
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
34
Rõ ràng, khi người cán bộ “ngâm” hồ sơ của tôi, thì anh ta vốn cũng đã từng và sẽ tiếp tục ngâm hồ sơ của người khác. Nên không thể nói tôi tạo thói quen cho anh ta được. Tôi chỉ góp phần làm cho anh ta yên tâm với thói quen đó mà thôi. Lỗi đó, tôi xin nhận. Nhưng chẳng lẽ bạn có con, thiếu giấy không đi học được (dù đã nộp đơn xin giấy từ lâu) thì chính bạn cũng đành chịu sao, dù rằng quyền được cấp giấy tờ là quyền công dân? Bạn chắc chắn là sẽ thúc thủ không làm gì chứ?
 
Thành viên
Tham gia
2/1/24
Bài viết
68
Mặc dù chưa thực sự thuyết phục nhưng tôi cũng không biết phản biện lại thế nào. Tôi có thêm một câu hỏi mong anh trả lời. Trường hợp đưa phong bì để làm giấy khai sinh có giống với việc mình đưa tiền cho cảnh sát giao thông khi vi phạm không? Thay vì đúng luật là phạt 1tr, nhưng tôi chỉ cần đưa 200k là csgt cho qua rồi. Vậy nó có trái lẽ công bằng không? Hay chỉ khi nào bôi trơn để hưởng cái mình đáng được hưởng thì mới không lỗi công bằng.
 
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
34
Về nguyên tắc luân lý, không thể lấy mục đích biện minh cho phương tiện. Hơn nữa, trong tình liên đới, việc hối lộ để việc của mình được giải quyết nhanh, vô tình sẽ làm cho cán bộ quen mui và ông ta sẽ ngâm những gia đình nghèo không bao giờ có thể đăng ký cho con được. Khi đó, nguyên tắc liên đới đã bị đe dọa trầm trọng. Tóm lại không thể lấy mục đích biện minh cho phương tiện. Trong luân lý, chỉ được xét hành vi, chứ không xét tới hậu quả: hành vi xấu là xấu. Hạu quả chỉ là tăng nặng trách nhiệm của hành vi mà thôi. Nếu chúng ta nói hối lộ là xấu là xấu, chứ không có hối lộ không xấu ở đây.
Cảm ơn bạn đã đưa ra những lập luận rất sắc sảo. Tôi biết, khi đưa ra ví dụ này là tôi đang nằm ở vùng ven khi đề cập đến đạo đức. Nhưng có hai điều xin bạn lưu ý: 1) Khi cán bộ “ngâm” hồ sơ của tôi thì anh ta vốn như thế, đã gây khó khan cho mọi người. Không phải vì tôi “bôi trơn” mà anh ta trở thành như thế. 2) Tôi không nói trong trường hợp này “bôi trơn” là không xấu (cần nói rõ rằng hối lộ vốn tự nó là xấu), mà chỉ viết rằng: đạo đức sẽ nhìn dưới lăng kính khác.

Vậy lăng kính nào?

Bạn nói đúng cả: không thể lấy mục đích biện minh cho phương tiện, có những việc tự nó là xấu. Nhưng cũng xin bạn lưu ý rằng, trong luân lý cũng còn có nguyên tắc Song Hiệu. Bạn sẽ phải chọn lựa một trong hai điều: hoặc chọn bảo đảm quyền con người cho con bạn là có quyền được giáo dục mà lại góp phần (và tác dụng này rất nhỏ thôi) làm anh cán bộ yên tâm hơn để tiếp tục hoạnh họe, hoặc là hy sinh quyền con người của con mình, vì anh cán bộ thối nát, để tránh làm điều xấu là đút lót. Nếu là chính con mình, tôi nghĩ bạn cũng sẽ chọn con đường đó thôi, phải không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
34
Mặc dù chưa thực sự thuyết phục nhưng tôi cũng không biết phản biện lại thế nào. Tôi có thêm một câu hỏi mong anh trả lời. Trường hợp đưa phong bì để làm giấy khai sinh có giống với việc mình đưa tiền cho cảnh sát giao thông khi vi phạm không? Thay vì đúng luật là phạt 1tr, nhưng tôi chỉ cần đưa 200k là csgt cho qua rồi. Vậy nó có trái lẽ công bằng không? Hay chỉ khi nào bôi trơn để hưởng cái mình đáng được hưởng thì mới không lỗi công bằng.

Cảm ơn bạn đã chia sẻ với tôi về luận lý, tuy chưa cảm thông.
Theo ý riêng của tôi thì hối lộ cho cảnh sát khi vi phạm giao thông là xấu về luân lý cách rõ ràng. Tôi không thấy có lý do gì để biện minh cho hành vi đó về mặt luân lý cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
318
Cảm ơn bạn đã đưa ra những lập luận rất sắc sảo. Tôi biết, khi đưa ra ví dụ này là tôi đang nằm ở vùng ven khi đề cập đến đạo đức. Nhưng có hai điều xin bạn lưu ý: 1) Khi cán bộ “ngâm” hồ sơ của tôi thì anh ta vốn như thế, đã gây khó khan cho mọi người. Không phải vì tôi “bôi trơn” mà anh ta trở thành như thế. 2) Tôi không nói trong trường hợp này “bôi trơn” là không xấu (cần nói rõ rằng hối lộ vốn tự nó là xấu), mà chỉ viết rằng: đạo đức sẽ nhìn dưới lăng kính khác.

Vậy lăng kính nào?

Bạn nói đúng cả: không thể lấy mục đích biện minh cho phương tiện, có những việc tự nó là xấu. Nhưng cũng xin bạn lưu ý rằng, trong luân lý cũng còn có nguyên tắc Song Hiệu. Bạn sẽ phải chọn lựa một trong hai điều: hoặc chọn bảo đảm quyền con người cho con bạn là có quyền được giáo dục mà lại góp phần (và tác dụng này rất nhỏ thôi) làm anh cán bộ yên tâm hơn để tiếp tục hoạnh họe, hoặc là hy sinh quyền con người của con mình, vì anh cán bộ thối nát, để tránh làm điều xấu là đút lót. Nếu là chính con mình, tôi nghĩ bạn cũng sẽ chọn con đường đó thôi, phải không?
Có lẽ, việc áp dụng nguyên tắc song hiệu ở đây chưa thỏa đáng. Nguyên tắc hiệu quả song đôi đưa ra những chỉ dẫn như sau: Hành động được đề nghị, có thể được thực hiện với 4 điều kiện sau đây:

1. Hành động được đề nghị (X), tự nó, không phải là xấu; nó phải là hành vi tốt hoặc trung tính về phương diện luân lý;

2. Động lực hoặc ý hướng dẫn đến việc thực hiện hành vi được đề nghị phải là việc đạt được hiệu quả tốt; hậu quả xấu không được nhắm đạt tới, mà chỉ là điều đành phải chấp nhận;

3. Hiệu quả tốt nhắm đạt được (A) không phải là kết quả của hậu quả xấu; nói cách khác, hậu quả xấu không phải là phương tiện hoặc nguyên nhân của hiệu quả tốt; hiệu quả tốt phải thực sự do hành động đầu tiên được đề nghị (X) gây ra;

4. Trước tiên, phải có lý do đầy đủ hoặc cân xứng để thực hiện hành động được đề nghị (X), và do đó, cho phép hậu quả xấu xảy ra.

Theo đó, hành động được đề nghị là hối lộ, tự nó là xấu. Biết nó xấu mà cố tình làm. Do đó, để bảo đảm công ích tốt nhất là bế ông quan đó đi chỗ khác cho nước nó trong.

Nếu theo lập luận của tác giả, để các quan chức sở giáo dục khỏi quấy rầy, các sơ cứ việc đút lót cho cán bộ mỗi khi họ đến để họ để yên sao?
 
  • Like
Like: .
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
34
Có lẽ, việc áp dụng nguyên tắc song hiệu ở đây chưa thỏa đáng. Nguyên tắc hiệu quả song đôi đưa ra những chỉ dẫn như sau: Hành động được đề nghị, có thể được thực hiện với 4 điều kiện sau đây:

1. Hành động được đề nghị (X), tự nó, không phải là xấu; nó phải là hành vi tốt hoặc trung tính về phương diện luân lý;

2. Động lực hoặc ý hướng dẫn đến việc thực hiện hành vi được đề nghị phải là việc đạt được hiệu quả tốt; hậu quả xấu không được nhắm đạt tới, mà chỉ là điều đành phải chấp nhận;

3. Hiệu quả tốt nhắm đạt được (A) không phải là kết quả của hậu quả xấu; nói cách khác, hậu quả xấu không phải là phương tiện hoặc nguyên nhân của hiệu quả tốt; hiệu quả tốt phải thực sự do hành động đầu tiên được đề nghị (X) gây ra;

4. Trước tiên, phải có lý do đầy đủ hoặc cân xứng để thực hiện hành động được đề nghị (X), và do đó, cho phép hậu quả xấu xảy ra.

Theo đó, hành động được đề nghị là hối lộ, tự nó là xấu. Biết nó xấu mà cố tình làm. Do đó, để bảo đảm công ích tốt nhất là bế ông quan đó đi chỗ khác cho nước nó trong.

Nếu theo lập luận của tác giả, để các quan chức sở giáo dục khỏi quấy rầy, các sơ cứ việc đút lót cho cán bộ mỗi khi họ đến để họ để yên sao?

Có lẽ, việc áp dụng nguyên tắc song hiệu ở đây chưa thỏa đáng. Nguyên tắc hiệu quả song đôi đưa ra những chỉ dẫn như sau: Hành động được đề nghị, có thể được thực hiện với 4 điều kiện sau đây:

1. Hành động được đề nghị (X), tự nó, không phải là xấu; nó phải là hành vi tốt hoặc trung tính về phương diện luân lý;

2. Động lực hoặc ý hướng dẫn đến việc thực hiện hành vi được đề nghị phải là việc đạt được hiệu quả tốt; hậu quả xấu không được nhắm đạt tới, mà chỉ là điều đành phải chấp nhận;

3. Hiệu quả tốt nhắm đạt được (A) không phải là kết quả của hậu quả xấu; nói cách khác, hậu quả xấu không phải là phương tiện hoặc nguyên nhân của hiệu quả tốt; hiệu quả tốt phải thực sự do hành động đầu tiên được đề nghị (X) gây ra;

4. Trước tiên, phải có lý do đầy đủ hoặc cân xứng để thực hiện hành động được đề nghị (X), và do đó, cho phép hậu quả xấu xảy ra.

Theo đó, hành động được đề nghị là hối lộ, tự nó là xấu. Biết nó xấu mà cố tình làm. Do đó, để bảo đảm công ích tốt nhất là bế ông quan đó đi chỗ khác cho nước nó trong.

Nếu theo lập luận của tác giả, để các quan chức sở giáo dục khỏi quấy rầy, các sơ cứ việc đút lót cho cán bộ mỗi khi họ đến để họ để yên sao?

Đúng là chúng ta có thể bàn thêm nguyên tắc song hiệu có áp dụng trong trường hợp này hay không. Nhưng nó sẽ có thể đi quá sâu cho khuôn khổ này. Điều được quan tâm chính ở đây là gợi ra suy tư cho cách ứng xử của chúng ta trong những tình huống hằng ngày trong xã hội hôm nay.
 
  • Like
Like: .
Thành viên
Tham gia
17/12/23
Bài viết
107
Đúng là chúng ta có thể bàn thêm nguyên tắc song hiệu có áp dụng trong trường hợp này hay không. Nhưng nó sẽ có thể đi quá sâu cho khuôn khổ này. Điều được quan tâm chính ở đây là gợi ra suy tư cho cách ứng xử của chúng ta trong những tình huống hằng ngày trong xã hội hôm nay.
Đọc các thảo luận dưới bài, giúp em hiểu rõ hơn nhiều điều. Xin cảm ơn nhiều. Mong được học hỏi thêm.
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên