Thành viên
Tham gia
14/1/24
Bài viết
36

Chúng ta đang sống trong một thế giới truyền thông đa dạng, mọi thứ đều lẫn lộn, mọi giá trị đều bị “nhập nhằng, trộn lẫn”, mọi hành vi ứng xử cứ loạn cả lên, đến mức người ta chẳng còn phân biệt được đâu là chuẩn mực, đâu là điều đúng, điều sai, điều gì phải làm và điều gì không nên làm nữa. Thích gì cứ nói, cứ làm theo ngôn ngữ và hành vi “trên mạng”. Thật thoải mái, người ta cảm thấy mình thật là tự do, làm chủ chính mình, không có điểm giới hạn cũng chẳng có điểm dừng.​


phailamgi_Không Gian Mạng, Nồi Lẩu “Hầm Bà Lằng”_cv1.jpg

Ảnh: freepik.com
Trên không gian mạng hỗn loạn như thế, chúng ta còn thấy những làn sóng bùng phát “đu trend”, “bắt trend” của số đông theo nhau một cách tự phát, mà không cần biện phân hay dở, đúng sai. Có một thực tế là dường như các trend càng khác “không giống ai”, càng phản cảm, lại trở thành những làn sóng lan truyền nhanh chóng, thu hút giới trẻ hưởng ứng một cách nồng nhiệt, không cẩn suy nghĩ, lao vào cuộc đua sáng tạo, bất chấp mọi tiêu chuẩn đạo đức, thuần phong mỹ tục.

Nhưng tựu trung, chỉ có hai nhóm người thuộc hai thái cực có vẻ trái ngược nhau, nhưng lại hỗ tương với nhau, là nhóm có cảm xúc thái quá hoặc thờ ơ. Nhưng chúng cùng tạo nên một hậu quả khôn lường là tàn phá, gây chia rẽ, hận thù, gây đau khổ, tuyệt vọng…

Những người có cảm xúc thái quá thiên về cảm quan, phiến diện, nông cạn. Họ không cần lý luận, không cần biết đến sự hợp lý, cái nhìn tổng quan, chỉ cần đám đông kích động nhất thời, họ sẽ sẵn sàng lao vào cuộc chơi, chém gió tưng bừng, bất chấp những hậu quả. Ai ngăn cản cảm xúc đang bùng lên của họ sẽ bị tấn công “gạch đá” không thương tiếc.

phailamgi_Không Gian Mạng, Nồi Lẩu “Hầm Bà Lằng”_cv2.jpg
Ảnh: canadianunderwriter.ca
Họ rất nhạy cảm với những hoàn cảnh bi đát, tang thương cũng như hạnh phúc, vui tươi. Nếu bi đát, họ sẽ đóng vai “anh hùng”, đòi bằng được “công lý” cho người bị thiệt hai, và cho rằng đó là đồng cảm, là liên đới… Nhưng thật ra họ lại gây căng thẳng, hoang mang, lo sợ, gieo rắc đau khổ, hận thù ... Còn nếu là hạnh phúc, vui tươi, họ ca ngợi, ủng hộ, ngưỡng mộ như thần tượng của mình, của đám đông, của giới trẻ… Cho đến khi xuất hiện những “thánh soi” với những chiêu trò bịa chuyện, xúc xiểm, trù dập… Họ lập tức “quay xe” la ó, và tẩy chay. Hành vi thái quá chẳng đem lại điều gì hay, chỉ gây tổn thương cho bao người.

Nhóm thờ ơ, vô cảm mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô liên tục cảnh báo trong nhiều năm qua là, "tính toàn cầu hóa của sự thờ ơ". Đứng trước một thế giới đang có nhiều bất ổn, với những sự kiện đau buồn và bi thảm khác nhau xảy ra từng ngày cho con người, thì nhóm thờ ơ vẫn an nhàn, thư thái “kê cao gối mà ngủ”. Đức Phanxicô nhận định, “sự thờ ơ có tính lây nhiễm, và nó làm cho người ta tê liệt trước tình liên đới và huynh đệ, tê liệt trước nỗi thống khổ của người khác”.

phailamgi_Không Gian Mạng, Nồi Lẩu “Hầm Bà Lằng”_1.jpg
Ảnh: shutterstock.com
Sự thờ ơ tạo nên một thứ chủ nghĩa bàng quan, khép kín, góp phần đáng kể cho thứ chủ nghĩa tương đối, ủng hộ thứ chủ nghĩa hưởng thụ, và tạo nên một nền "văn hóa loại thải". Không có gì khiến họ quan tâm ngoài bản thân mình. Thế giới với những vấn đề của nó không liên hệ đến họ.

Cuộc sống là một hành trình không đơn độc, chúng ta được mời gọi để trở nên huynh đệ của nhau trong tình liên đới và đồng cảm, giúp đỡ và cổ võ nhau để cùng nhau tạo kiến tạo nên một môi trường tốt đẹp và lành thánh. Vì vậy mỗi người cần có sự trưởng thành tâm linh, là cuộc đi ra khỏi mình mỗi ngày để nhìn lại, để thấy rằng ta luôn cần có Chúa bênh đỡ, đồng hành và gắn bó với những anh em nhiệt thành, biết cảm thông, bao dung với những anh em yếu đuối và tìm cách vực họ dậy.

Không gian mạng hôm nay là mảnh đất bao la, là cơ hội để Kitô hữu Loan báo tin mừng bình an, tiến bước và kết nối với những người thành tâm thiện chí khác, “đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4, 18-19).​

  • Hầm Bà Lằng: “Tự vị tiếng nói miền Nam” của Vương Hồng Sển giảng, đây là từ do tiếng Quảng Đông Việt hóa, dịch Hán tự là “hàm bất luận”, nghĩa là tính gộp lại, không kể lớn nhỏ. Ví dụ: “Hàm bà lằng, hết thảy là bao nhiêu?” Người miền Nam cũng hay nói đủ thứ hằm/hàm bà lằng, tức là đủ cả, tất cả các thứ lẫn lộn linh tinh.

Phải làm gì?​

Docat 39: Thái độ của Giáo Hội đối với mạng xã hội như thế nào?

Mạng Internet và đặc biệt các mạng xã hội mở rộng các khả năng giao tiếp. Giáo hoàng Bênêđictô XVI thường hay đề cập đến đề tài này; ngài nói: “Các công nghệ mới tạo điều kiện cho người ta giao tiếp với nhau, vượt qua những giới hạn không gian và văn hoá của mỗi người, tạo ra một môi trường mới để kết bạn. Đây là cơ hội lớn, nhưng cũng đòi hỏi chúng ta quan tâm và ý thức hơn về những rủi ro có thể xảy ra” (Giáo hoàng Bênêđictô XVI, Sứ điệp cho Ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 45, 2011). Cũng như những phương tiện truyền thông khác, mạng xã hội cũng phục vụ công ích và sự phát triển của con người. Đức Giáo hoàng Bênêđictô kêu gọi chúng ta “suy nghĩ nghiêm túc về giao tiếp trong thời đại kỹ thuật số”. Trên nguyên tắc, giao tiếp trên mạng xã hội có hình thức đối thoại; đây là một cơ hội lớn cho Giáo Hội thể hiện tiềm năng của mình với tư cách Giáo Hội là một sự hiệp thông (communio) hay hữu nghị. Giáo hoàng Phanxicô cũng có một tài khoản Twitter (@pontifex), mà Giáo hoàng Bênêđictô đã khởi đầu. Trong quý một năm 2016, ngài đã có 26 triệu lượt người theo dõi.​
 

Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Khảm: "Lễ hội thánh nhân và lễ hội ma quỷ"

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên