Những vị thánh nên thánh nhờ giữ những chức vụ chính trị quan trọng

5.00 star(s) 1 Vote
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
440

Ngày nay, đối với nhiều người, chính trị thường mang nghĩa xấu do lối hành xử, những mánh mung chính trị do các chính trị gia gây nên, làm cho nhiều người dị ứng và xa lánh với chính trị.

Trong thực tế, sự thánh thiện và việc dấn thân chính trị lại không hề xung khắc với nhau. Nhiều vị thánh đã chứng tỏ cho thấy chính trị có thể song hành với Đức tin Kitô giáo như thế nào. Các ngài đã biết kết hợp, vào các thời điểm khác nhau, đôi khi trong những hoàn cảnh khó khăn, sự gần gũi với Chúa Kitô và mối quan tâm tới công ích.​

1. Thánh Wenceslaus (907-935)


phailamgi_Những vị thánh đã giữ những chức vụ chính trị quan trọng_Wenceslaus_cv1.jpg

Thánh Wenceslaus. Ảnh: pi.pngtree.com
Thánh Wenceslaus sinh năm 907 gần Prague, con của Công Tước xứ Bohemia. Ngài được bà ngoại, một phụ nữ đạo đức nuôi dưỡng theo Đức tin Công giáo. Năm 18 tuổi, ngài lên ngôi.

Trong cương vị của mình, ngài đã nỗ lực đoàn kết Bohemia, giải quyết những xung khắc, hỗ trợ Giáo Hội và các cuộc đàm phán hòa bình với nước Ðức, nhưng chính vì điều này mà ngài đã gặp khó khăn với những người chống Kitô Giáo.

Em của ngài là Boleslav đã nhúng tay vào một âm mưu ám sat ngài. Tháng Chín 935, ông mời Wenceslaus đến Alt Bunglou để dự lễ các Thánh Cosmas và Damian. Trên đường đi dự lễ, Boleslav đã tấn công chính anh mình, và trong cuộc ẩu đả, Wenceslaus đã không rút kiếm: "Tôi sẽ không huynh đệ tương tàn. Tôi tha thứ cho anh". Và, ngài đã bị giết bởi chính anh trai mình.

Trong chuyến tông du Cộng Hòa Séc năm 2009, Đức Giáo hoàng Biển Đức 16 đã ca ngợi thánh nhân là vị Hoàng tử Vĩnh cửu của Cộng Hòa Séc và mời gọi mọi người, cách riêng những nhà lãnh đạo đất nước hãy noi gương thánh nhân biết đặt luật Chúa trên hết mọi sự và đặt dân tộc lên trên chính mình.​

2. Vua thánh Louis IX (1214-1270)

phailamgi_Những vị thánh đã giữ những chức vụ chính trị quan trọng_Vua thánh Louis IX_cv2.jpg
Vua thánh Louis IX. Ảnh: kienthuc.net.vn
Thánh Louis sinh năm 1214 tại Poissy nước Pháp. Cha ngài là vua Louis VIII. Mẹ ngài là hoàng hậu Blanche de Castille. Chính gương mẫu đời sống thánh thiện của bà đã ảnh hưởng sâu đậm đến Louis trong thời niên thiếu. Cho tới khi trưởng thành, Louis vẫn thường hay nhắc lại lời nói của mẹ ngài: “Mẹ thà thấy con chết trước mặt mẹ còn hơn thấy con phạm tội trọng”.

Ngài lên ngôi kế vị cha năm 12 tuổi và tới năm 19, Louis kết hôn với Marguerite, con gái quận công miền Provence và cả hai sinh hạ được 11 người con. Trên ngai vàng, Louis luôn tỏ ra thanh liêm chính trực và hết mực thương dân, đặt danh dự của Giáo Hội và của dân tộc lên trên tư lợi và danh vọng cá nhân. Đời sống đạo đức của nhà vua chẳng khác chi một thầy dòng khổ tu: dự lễ và đọc các giờ kinh mỗi ngày, xưng tội và đánh tội mỗi tuần. Ngoài ra, nhà vua còn tìm dịp thể hiện đức bác ái đối với người nghèo và những người tật bệnh.

Chính ngài đã lập Đạo Binh Thánh Giá đi chiến đấu tại Giêrusalem. Lúc trở về, ngài đã xây một nhà nguyện để kính mão gai Chúa Giêsu do hoàng đế Constantin trao lại.

Năm 1270, nhà vua còn lập thêm một đạo quân mới để chống lại những người Hồi giáo, nhưng một cơn dịch lan tràn làm tan rã đạo quân của ngài và chính ngài cũng lâm bệnh và qua đời ngày 25/8/1270.​

3. Thánh Thomas More (1478-1535)

phailamgi_Những vị thánh đã giữ những chức vụ chính trị quan trọng_Thánh Thomas More.jpg

Thánh Thomas More. Nguồn ảnh: vietbao.vn
Thomas More sinh tại Milk Street, London ngày 7 tháng 2 năm 1478. Sau khi thông thạo căn bản tôn giáo và kinh điển tại trường Saint Anthony's School, London, ngài theo học luật ở Oxford. Sau đó, ngài là một luật sư và lập gia đình với bà Jane Colt có bốn người con là Margaret, Elizabeth, Cicely, và John. Ngài dành nhiều thời giờ cho việc giáo dục con cái. Chính ngài là một người trí thức và là bạn của hàng thức giả thời bấy giờ như John Fisher, Erasmus.

Thomas More thăng tiến mau chóng trong sự nghiệp. Ngài là một luật sư nổi tiếng và được chọn vào Nghị Viện Anh Quốc, năm 1504 khi mới 26 tuổi. Từ đó, ngài tiếp tục thăng quan tiến chức cho đến năm 57 tuổi, ngài được tin dùng của vua Henry VIII và được chọn làm Quan Chưởng Ấn, năm 1529, kế vị Ðức Hồng Y Thomas Wolsey.

Vào năm 1532, giữa lúc tột đỉnh danh vọng và sự nghiệp, Thomas More từ chức khi nhà vua nhất định duy trì lập trường của ông về vấn đề hôn nhân và uy quyền tối thượng của Ðức Giáo Hoàng. Vì vua Henry VIII muốn li dị bà Catherine, là người không sinh được con trai để nối dõi và muốn đặt các con người vợ lẽ làm thừa kế. Thomas More không đồng ý với hành động của nhà vua, và cũng không công nhận vua Henry VIII là thủ lãnh tối cao của Giáo Hội Anh Quốc, như nhà vua đã tự xưng nhằm mục đích tách biệt khỏi Giáo Hội Rome và khước từ quyền bính của Đức Giáo Hoàng.

Thomas More bị tống giam ngày 17 tháng 4 năm 1534 và bị đưa ra tòa về tội danh phản quốc. Trước tòa, ngài cho biết là không thể hành động trái với lương tâm, và cầu chúc các quan tòa rằng: "Tất cả chúng ta sẽ gặp nhau ở đời sau trong hạnh phúc Thiên Đàng để được cứu chuộc đời đời." Trên đoạn đầu đài, ngài tuyên bố với đám đông rằng ngài chết như "một tôi trung của nhà vua - nhưng trước hết là tôi trung của Thiên Chúa".

Ngài bị hành quyết (chém đầu) vào ngày 6 tháng 7 năm 1535.​

4. Chân phước Charles de Habsburg (1887-1922)

phailamgi_Chân phước Charles de Habsburg.jpg
Chân phước Charles de Habsburg. Nguồn ảnh: epochtimesviet.com
Chân phước Charles là cháu của Hoàng đế Fran Joseph vua Áo – Hung. Ngài lên ngôi vua tháng 12/1916 giữa lúc chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra.

Trong tư thế của một vị vua, ngài hiểu rằng, hòa bình là nghĩa vụ tuyệt đối của một bậc đế vương. Do đó, trong bản tuyên bố đăng quang, ngài đã nói lên kế hoạch hành động của mình: "Trong khả năng của mình, tôi muốn làm mọi thứ để ngay lập tức chấm dứt những nỗi kinh hoàng và những hy sinh trong chiến tranh, đồng thời mang lại cho người dân những lợi ích thiết thực của Hòa Bình".

Tháng 1 năm 1917, ngài bắt đầu các cuộc đàm phán bí mật với Pháp nhằm chấm dứt chiến tranh. Khi đức Giáo hoàng Biển Đức XV phát động hòa bình vào tháng 8/1917, nagif là người duy nhất hưởng ứng những nỗ lực của Đức Giáo hoàng Biển Đức về hòa bình.

Sau khi chiến tranh kết thúc, ngài tử bỏ việc thwujc thi quyền bính để tránh một cuộc nội chiến. Trên giường bệnh, nagif lặp lại phương trâm mà ngài hằng theo đuổi: "Trong mọi sự, tôi luôn tìm thánh ý Thiên Chúa bao nhiêu có thể và thực thi thánh ý một cách tốt nhất".

Ngày 3/10/2004, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phong ngài lên bậc chân phước, vị thánh của Hòa bình.​

5. Đấng Đáng kính Robert Schuman (1886-1963)

phailamgi_Những vị thánh đã giữ những chức vụ chính trị quan trọng_Đấng Đáng kính Robert Schuman.jpg
Đấng Đáng kính Robert Schuman. Nguồn ảnh: fr.aleteia.org

Đấng Đáng kính Robert Schuman là một trong những nhà sáng lập Liên hiệp Châu Âu và được mệnh danh là “Cha đẻ của Châu Âu”.

Ngài sinh tại Clausen (Luxembourg) và qua đời ở Scy-Chazelles (Pháp). Sinh thời, ngài đã từng là Bộ trưởng ngoại giao của Pháp từ năm 1948 đến 1952 cũng như là chủ tịch của Nghị viện Châu Âu từ năm 1958 đến 1960.

Ngày 9/5/1950, Robert Schuman đã có một bài thuyết trình về sự hợp tác giữa các quốc gia châu Âu để giúp hội tụ các lợi ích kinh tế của khu vực. Ngài cho rằng sự hợp tác như vậy, đặc biệt liên quan đến Pháp và Đức, sẽ giúp tránh được chiến tranh trên lục địa.

Những sáng kiến của ngài đã đưa tới việc thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu vào ngày 25/3/1957. Năm 1958, ngài được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Nghị viện châu Âu mới. Năm sau đó ngài bị một dạng xơ cứng não nặng. Không thể tiếp tục sứ vụ của mình, ngài được bổ nhiệm làm chủ tịch danh dự của Hội đồng Nghị viện Châu Âu. Ngài qua đời tại Scy-Chazelles (Pháp) vào ngày 4/9/1963, hưởng thọ 77 tuổi.

Ngày 19/6/2021, Đức Thánh cha Phanxicô đã cho phép Bộ công bố sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của Robert Schuman, và tuyên phong ngài lên bậc Đáng kính.​

Kết luận

Sự thánh thiện không ngược với việc dấn thân chính trị. Trái lại, chính trị là ơn gọi của mọi tín hữu giáo dân. Họ được mời gọi tham dự vào việc thay đổi xã hội và sinh hoạt chính trị, bằng cách đem các giá trị Tin mừng vào trong mọi lãnh vực của xã hội từ giáo dục, văn hóa, kinh tế chính trị... Tắt một lời, các chính trị gia cũng có thể nên thánh trong vị thế chính trị của mình.​
 

Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn: Vị Giám mục chịu "tử đạo" vì các Thánh tử đạo | Phải làm gì? | Đức cố Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn "là vị đại ân nhân của Giáo hội Việt Nam." Đó là lời nhận xét của Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội nhân dịp lễ giỗ kỷ niệm 28 năm Đức Hồng y Căn về với Chúa.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên