Phải làm gì với nạn bạo lực học đường?

Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,097

Bạo lực học đường vẫn luôn là một vấn nạn đáng báo động tại bất cứ đâu trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, bạo lực học đường đang có dấu hiệu gia tăng theo từng năm. Vậy phải làm gì để giải quyết vấn đề này?​


17.jpg


Một thực trạng đáng buồn

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, bạo lực học đường có xu hướng gia tăng theo từng năm. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, số cuộc gọi tiếp nhận liên quan tới bạo lực học đường tăng 11% so với cùng kỳ năm 2022.

Khi theo dõi tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng, không khó để người đọc bắt gặp một tin tức liên quan tới hành vi bạo lực học đường, mà hậu quả của nó để lại có thể lại mạng sống con người.
Chỉ mới đây thôi, một nữ sinh của trường THPT Chuyên Đại Học Vinh (Nghệ An) đã uống thuốc tự tử trong phòng, do thường xuyên bị các bạn ngược đãi, đánh đập, áp đảo tâm lý, khiến nữ sinh này không thể chịu đựng được.

Ngoài ra, theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi năm cả nước có tới hơn 1600 vụ việc học sinh đánh nhau, diễn ra chủ yếu là giữa các học sinh cùng lớp, hoặc cùng trường. Các hành vi bạo lực bao gồm bắt nạt, đánh nhau, đe dọa hoặc quấy rối tình dục,...Bên cạnh đó, hiện trạng bắt nạt ảo, bắt nạt trên mạng cũng đang có chiều hướng gia tăng. Tỉ lệ học sinh bị bắt nạt ảo xấp xỉ 18%.

Hậu quả để lại vô cùng nặng nề. Bạo lực học đường cũng là một trong những nguyên nhân lớn dẫn tới việc gia tăng các vụ tự tử ở tuổi vị thành niên. Trong khi một số nạn nhân có thể tự tìm cách giải quyết bằng cách chịu đựng hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ, một số khác lại chẳng biết phải làm gì, không có ai tin tưởng bên cạnh, bèn nghĩ đến việc tự giải thoát cho chính bản thân. Một nghiên cứu của Học viện Khoa học Xã hội cho thấy, tỉ lệ tự tử nằm trong độ tuổi 15-19 đạt 2,5%.

Đây đúng là một thực trạng đáng buồn, không chỉ gây tổn hại cho nạn nhân, mà còn dẫn tới nhiều hậu quả tiêu cực đối với nền giáo dục.

Giải pháp hiện chỉ mang tính răn đe

Bạo lực vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối hiện nay, và làm sao để giải quyết vấn đề đang là một thách thức khó khăn đối với xã hội, đặc biệt là đối với gia đình và nhà trường.

Khi xảy ra tình trạng bạo lực học đường, những học sinh thực hiện hành vi đó thường bị các cơ sở giáo dục có các biện pháp trừng phạt, răn đe như đình chỉ học, thậm chí là cho thôi học. Ngay đầu năm nay, một trường THPT ở Hậu Giang đã ký văn bản đình chỉ học tập với một nữ sinh có hành vi đánh bạn cùng lớp.

Các trường hợp lỗi nhẹ hơn thì bị nêu tên, phê bình trước toàn trường, đình chị học từ 3 hôm cho đến 1 tuần. Đây là hình thức xử lý bạo lực học đường phổ biến được đa số các cơ sở giáo dục hiện nay áp dụng.
Bên cạnh đó, nhiều trường còn cho lắp đặt hệ thống an ninh ở toàn bộ các khu vực trong trường, cho nhân viên bảo vệ liên tục tuần tra khắp khuôn viên trường, như một hình thức cảnh cáo, răn đe học sinh không được thực hiện hành vi bạo lực trong trường.

Một số giải pháp khác như giáo dục về bạo lực học đường đều chỉ dừng lại ở mức tổ chức các buổi ngoại khóa. Tác động của những buổi ngoại khóa đó chưa thực sự thay đổi được quá nhiều.

Rõ ràng, các giải pháp của nhiều trường học hiện nay chỉ mới dừng lại ở mức răn đe, sử dụng các biện pháp trừng phạt, chưa thể làm thay đổi quá nhiều nhận thức của học sinh về tính nghiêm trọng của hành vi bạo lực học đường đem lại. Dẫn tới hành vi này vẫn liên tục xảy ra và có chiều hướng gia tăng.

Thay đổi từ nhận thức tới hành động

Giai đoạn học sinh là giai đoạn trẻ phát triển về thể chất, tinh thần, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Trẻ có xu hướng thích thể hiện bản thân, chưa biết kiềm chế cảm xúc dẫn tới nhiều hành vi tiêu cực, lao vào các cuộc ẩu đả, tranh chấp vô ích. Chính vì thế, ngay trong giai đoạn này, việc thay đổi nhận thức về vấn đề bạo lực học đường cho học sinh đang là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường.

Trước tiên, cần giáo dục cho trẻ cách để nhận biết một hành vi xấu. Trong trường hợp này là các hành vi làm tổn hại tới thân thể, danh dự và nhân phẩm của người khác. Đặc biệt trong vấn đề tôn trọng con người. Trẻ cần được giáo dục rằng, bất cứ ai cũng đều đáng được tôn trọng, cho dù họ có xuất thân từ hoàn cảnh nào, trình độ kiến thức đến đâu.

Mỗi người đều là duy nhất, có sự độc đáo riêng, không ai giống ai, trẻ cần được giáo dục điều khác biệt của bạn không phải là vấn đề đối với mình. Trong trường hợp đó là vấn đề, bạo lực không phải là phương pháp giải quyết bất cứ vấn đề nào.

Hơn hết, trẻ cần được giáo dục trách nhiệm khi tham gia vào một cộng đồng xã hội, cụ thể ở đây là trường học. Mỗi người đều là một hữu thể xã hội, thuộc về một cộng đồng xã hội nào đó, ta đang sống nhờ vào người khác thì ta cũng phải có trách nhiệm với người khác. Điều này có nghĩa là, cần giáo dục trẻ việc đạo đức như giúp đỡ người khác, giúp họ sống cuộc đời xứng đáng với nhân phẩm, và bảo vệ các quyền vốn có của từng người trong môi trường cộng đồng xã hội.

Khi trẻ nhận thức được việc phải tôn trọng những người xung quanh và trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng mà chúng tham gia, việc dùng bạo lực để giải quyết vấn đề của trẻ sẽ dần thuyên giảm, đồng thời giảm thiểu và giúp ngăn chăn bạo lực học đường.

Để thực hiện được điều này, nhà trường và gia đình phải có trách nhiệm cộng tác lẫn nhau trong việc giáo dục các giá trị đạo đức cơ bản cho trẻ. Cha mẹ và giáo viên phải ý thức trách nhiệm làm gương mẫu của bản thân trước mặt trẻ, tạo lập một môi trường giáo dục an toàn, gia đình hạnh phúc. Đặc biệt là từ phía gia đình, xu hướng bạo lực của trẻ thường được lây nhiễm từ cha mẹ, chính vì thế, hãy luôn quan tâm, yêu thương con, đừng để chúng cảm thấy cô độc, hoặc chứng kiến các hành vi bạo lực. Đây có thể là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm giảm thiểu và ngăn chặn hành vi bạo lực học đường.​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên