Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,227
- Chủ đề Author
- #1
Thế giới đang bị chi phối bởi thông tin quá tải, hiệu suất, và phức tạp hóa mọi điều, nhiều tín hữu Công giáo đang vô tình lạc bước trong chính hành trình đức tin của mình. Dường như chúng ta đã quên mất rằng Chúa Giêsu đến không để thêm gánh nặng cho con người, mà để cất bỏ chúng.
Theo Tin Mừng Mátthêu thuật lại, Chúa Giê-su đã không truyền dạy một loạt những phương pháp cầu nguyện cao siêu, mà đơn giản dạy các môn đệ đọc một lời nguyện: Kinh Lạy Cha.
Và sau đó, Ngài cũng dạy thêm: “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em.Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em" (Mt 6,14-15).
Chúa Giêsu đã mặc khải một chân lý nền tảng: tình yêu thương tha thứ là cốt lõi của đời sống thiêng liêng. Ngài đã biến điều cao siêu trở thành điều dễ hiểu cho những người ngư phủ chất phác, cho các em nhỏ, và cả cho những ai đang hoang mang giữa thời đại hỗn độn.
Nhiều vị thánh trong lịch sử đã sống trọn vẹn với những nguyên lý nền tảng của đời sống Kitô giáo: Thánh lễ (Mass), Chầu Thánh Thể (Adoration), Kinh Mân Côi (Rosary), và Bí tích Hòa giải (Confession) — gọi tắt là “MARC”. Đây là hành lang dẫn đến ân sủng biến đổi đời sống.
Tuy nhiên, chính các tín hữu hôm nay lại có xu hướng làm cho đức tin trở nên quá rắc rối, thậm chí rơi vào nguy cơ biến Tin Mừng thành một dạng học thuyết hay lập luận khô cứng. Chúng ta quên rằng Chúa Giêsu là thợ mộc, và các Tông đồ đầu tiên là những người đánh cá, nhưng chính những con người giản dị ấy lại làm rung chuyển thế giới.
“Less is more” (Ít hơn nhưng sâu hơn). Vì không phải chính trị, học thuật hay chiến lược sẽ cứu thế giới, mà chính là việc trở về với trái tim của Đức Kitô.
Như Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu - một vị thánh tiến sĩ nổi tiếng của Giáo hội, người đã để lại cho thế giới một con đường nên thánh giản dị mang tên “Con Đường Nhỏ”. Với tinh thần thơ bé, hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa, chị Têrêsa đã sống đức tin cách trọn vẹn trong sự đơn sơ. Đức Giáo hoàng Piô XI từng khẳng định khi tuyên phong hiển thánh cho chị: “Chị là một ngôi sao dẫn đường cho thời đại.”
Giữa thời đại của những bản kế hoạch phức tạp, chiến lược truyền giáo kiểu “PowerPoint,” và những thảo luận triết học dài dòng, hãy nhớ lại câu Tin Mừng: “Đừng lải nhải như dân ngoại... Cha anh em biết rõ anh em cần gì.” (Mt 6,7-8)
Sự đơn sơ là biểu hiện của chiều sâu. Chính Chúa Giêsu, Đấng thông suốt mọi sự, lại chọn cách giảng dạy ngắn gọn, dễ hiểu. Các thánh sử viết Tin Mừng cũng theo tinh thần ấy: rút gọn điều phức tạp thành chân lý dễ tiếp cận, nhưng đầy quyền năng.
Vậy điều gì sẽ cứu chúng ta hôm nay? Không phải là ý tưởng, lý thuyết, hay kế hoạch; mà là đức tin đơn sơ, được sống cách trung thành và yêu mến. Như lời thánh Augustinô: “Yêu đi rồi muốn gì thì muốn.”
Chúa Giêsu đã giải giới thế gian bằng sự đơn sơ. Và Ngài mời gọi chúng ta làm điều tương tự. Phải chăng đã đến lúc người Công giáo Việt Nam cũng cần “giải giới” bản thân khỏi những điều phức tạp không cần thiết để trở về với điều cốt lõi: yêu Chúa và yêu người (x. Mt 22,36-40)? Chỉ khi đó, chúng ta mới thực sự để cho ân sủng biến đổi và trở nên khí cụ cho công cuộc đổi mới thế giới.
- Ảnh trong bài: Truyền thông Thái Hà
Phải làm gì?
Docat 18: Một sự thay đổi trong xã hội diễn ra như thế nào?
Tin Mừng trong Thánh Kinh, hay việc Thiên Chúa tự bày tỏ chính mình, thay đổi chúng ta toàn diện. Chúng ta đạt được một cách nhìn mới về thế giới và xã hội của mình. Tất cả mọi thay đổi bắt nguồn từ trái tim con người: đầu tiên, một người phải thay đổi nội tâm, suy nghĩ và sống theo mệnh lệnh của Chúa; sau đó, người ấy mới có thể thay đổi môi trường bên ngoài. Sự hoán cải tâm hồn, điều chúng ta phải cố gắng thực hiện mỗi ngày, là bước khởi đầu thật sự cho một thế giới tốt đẹp hơn. Chỉ bằng sự hoán cải như thế chúng ta mới có thể nhận biết cách thức thay đổi và cải thiện các thể chế và hệ thống.
Cùng chủ đề