Thành viên
- Tham gia
- 10/10/24
- Bài viết
- 21
- Chủ đề Author
- #1
Hôn nhân từ xưa đến nay luôn được coi là nền tảng cơ bản của xã hội, là nơi con người tìm thấy sự an ủi, yêu thương và gắn kết. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện đại, quan niệm về mục đích của hôn nhân đã có nhiều thay đổi. Nhiều người cho rằng hôn nhân đơn thuần là để đạt được hạnh phúc cá nhân, và khi không còn hạnh phúc, họ dễ dàng lựa chọn rời xa nhau. Một số khác lại tin rằng hôn nhân là để sống bên nhau khi còn yêu, và khi tình yêu nhạt dần, họ tìm kiếm một mối tình mới. Điều này dẫn đến việc gia đình không còn được nhìn nhận như một nơi của sự bền vững và tình yêu đích thực.
Ảnh: znews.vn
Sứ mạng loan báo Tin Mừng và giá trị của gia đình Kitô giáo
Trái ngược với những quan niệm trên, gia đình Kitô giáo được kêu gọi để sống sứ mạng đặc biệt: loan báo Tin Mừng. Đây không chỉ là nhiệm vụ, mà là một cách sống đem lại tình yêu đích thực và hạnh phúc vững bền. Khi gia đình nhận thức được sứ mạng này, họ không chỉ yêu thương theo cảm xúc mà sống và yêu thương như Đức Kitô – một tình yêu hiến dâng, vô điều kiện và kiên nhẫn. Tình yêu này giúp mọi thành viên cảm nhận được sự hiện diện thật sự của Đức Kitô và nhận thức rằng Chúa luôn đồng hành và yêu thương họ.
Thực hiện sứ mạng loan báo Tin Mừng trong gia đình đồng nghĩa với việc chia sẻ tình yêu của Chúa với nhau, từ cha mẹ đến con cái và ngược lại. Sự yêu thương, sự tha thứ và sự chăm sóc lẫn nhau không chỉ làm cho gia đình trở nên bền vững hơn mà còn trở thành tấm gương sống động để những gia đình khác có thể học hỏi và nhận ra tình yêu của Chúa qua cuộc sống của họ.
Vì thế, dựa vào bí tích đã lãnh nhận, các gia đình Kitô giáo có một sứ mạng đặc biệt là làm chứng nhân và làm người loan báo Tin Mừng sự sống. Đây là một sự dấn thân, mà trong xã hội hôm nay, có giá trị như một lời tiên tri đích thực và can đảm. Chính vì lý do đó, “phục vụ Tin Mừng sự sống… có nghĩa là các gia đình, thông qua việc tham gia vào các hiệp hội gia đình, ra sức làm việc thế nào để bảo đảm cho luật lệ và định chế của quốc gia chẳng những không xâm phạm quyền sống, từ khi thụ thai cho tới khi chết cách tự nhiên, mà còn bảo vệ và phát triển quyền sống đó (TLHTXH, 231)
Sự đón nhận người bạn đời với tâm thức yêu thương như Adam và Eva
Khi một người hiểu rằng hôn nhân là sứ mạng do Chúa giao phó, họ sẽ đón nhận người bạn đời của mình như món quà của Chúa, bất kể họ là người có đạo hay không, bất kể những khiếm khuyết hay ưu điểm. Điều này là một lời nhắc nhở rằng mỗi người đều cần được yêu thương và Chúa chọn bạn để chuyển tải tình yêu đó. Người bạn đời không chỉ là đối tượng của tình yêu nam nữ mà là người cần được chăm sóc, bảo bọc bởi một tình yêu thiêng liêng.
Ảnh: hdgmvietnam.com
Gia đình – thánh điện của sự sống
Thánh Gioan Phaolô II từng nói rằng gia đình chính là "thánh điện của sự sống" (Centesimus Annus, 39). Tại đây, sự sống được bảo vệ, phát triển và được nuôi dưỡng trong tình yêu và lòng tin vào Chúa. Gia đình không chỉ là nơi sinh sản sự sống mà còn là nơi giáo dục và bảo vệ sự sống khỏi những nguy cơ và thách thức từ xã hội. Trong bối cảnh thế giới đang đối diện với nhiều xu hướng đe dọa văn hoá sự sống, gia đình đóng vai trò là “lời tiên tri đích thực và can đảm,” như một chứng nhân sống động của Tin Mừng.
Khi một gia đình nhận thức và thực hiện sứ mạng loan báo Tin Mừng, gia đình ấy trở thành nơi trú ẩn vững chắc của tình yêu và lòng tin. Đó là một nơi mà hạnh phúc không dựa trên cảm xúc nhất thời mà được xây dựng dựa trên tình yêu kiên định và lòng tin tưởng vào Chúa. Những gia đình sống sứ mạng này sẽ truyền cảm hứng cho người khác, trở thành ánh sáng soi đường giữa những thách thức và bóng tối của thời đại. Qua đó, họ không chỉ bảo vệ và phát triển giá trị sống trong gia đình mình mà còn giúp gieo rắc hạt giống tình yêu và lòng thương xót của Chúa đến mọi người xung quanh.
Phải Làm Gì?
Gia đình xây dựng trên hôn nhân đúng là thánh điện của sự sống, “là nơi trong đó sự sống - một quà tặng của Thiên Chúa - có thể được tiếp đón và bảo vệ thích đáng khỏi rất nhiều sự tấn công mà sự sống có nguy cơ gặp phải, cũng như có thể được phát triển phù hợp với những gì làm nên sự tăng trưởng nhân bản đích thực”. Vai trò của gia đình trong việc cổ vũ và xây dựng nền văn hoá sự sống chống lại “khả năng hình thành một tình trạng ‘phản văn minh’ có sức phá hoại, như nhiều xu hướng và tình cảnh hiện nay xác nhận”, là một vai trò mang tính quyết định và không thể thay thế được.
Vì thế, dựa vào bí tích đã lãnh nhận, các gia đình Kitô giáo có một sứ mạng đặc biệt là làm chứng nhân và làm người loan báo Tin Mừng sự sống. Đây là một sự dấn thân,mà trong xã hội hôm nay, có giá trị như một lời tiên tri đích thực và can đảm. Chính vì lý do đó, “phục vụ Tin Mừng sự sống… có nghĩa là các gia đình, thông qua việc tham gia vào các hiệp hội gia đình, ra sức làm việc thế nào để bảo đảm cho luật lệ và địnhchế của quốc gia chẳng những không xâm phạm quyền sống, từ khi thụ thai cho tớikhi chết cách tự nhiên, mà còn bảo vệ và phát triển quyền sống đó. (TLHTXH, 231)
Cùng chủ đề