Thành viên
- Tham gia
- 28/12/23
- Bài viết
- 130
- Chủ đề Author
- #1
Chiều nay, mình có nói chuyện với một chị là bạn thân của mình. Chị có một cô con gái năm nay lên lớp 9. Nghe chị kể, ngày xưa bé ngoan lắm, sáng nào cũng cùng mẹ dậy sớm đi lễ, tối thì cùng mẹ đọc kinh cầu nguyện rất siêng năng.
Nhưng rồi, từ khi bé bước vào tuổi dậy thì, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Bé không còn muốn đi lễ, cũng chẳng muốn đọc kinh nữa. Bé nói thẳng với chị: "Con ghét đạo Công giáo."
Nhưng rồi, từ khi bé bước vào tuổi dậy thì, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Bé không còn muốn đi lễ, cũng chẳng muốn đọc kinh nữa. Bé nói thẳng với chị: "Con ghét đạo Công giáo."
Ảnh minh họa tạo bởi AI
Nghe chị kể mà mình thấy xót xa. Nhưng chị bảo, bé vẫn hay chia sẻ hết mọi suy nghĩ của mình. Bé nói rằng không còn tin vào Chúa nữa, vì ở trường thầy cô dạy Chúa Giêsu chỉ là một nhân vật lịch sử, là người làm cách mạng thất bại rồi bị đóng đinh trên thập giá.
Lên Tiktok, bé thấy những bài kiểu "Công giáo đi trước, giặc cướp theo sau", rồi bảo đạo Công giáo ép buộc, trẻ con vừa sinh ra đã bị rửa tội, không được quyền lựa chọn. Xem được cả những video về việc linh mục ở nước ngoài lạm dụng tình dục. Bé còn bảo sau này muốn tự quyết định giới tính của mình, muốn yêu ai thì yêu, không muốn bị ràng buộc bởi bất kỳ chuẩn mực nào. Bé cảm thấy buồn vì theo đạo mà nhiều người không đón nhận mình.
Chị còn kể, bé đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Nếu Giáo Hội không chấp nhận IVF (thụ tinh trong ống nghiệm), thì những đứa trẻ sinh ra từ phương pháp đó có linh hồn không? Chúa có đón nhận những đứa trẻ đó không? Nếu một người phụ nữ bị cưỡng hiếp, có được phép phá thai không?...
Chị nói, có những câu hỏi chị còn có thể trả lời, nhưng cũng có những câu chị chỉ biết lặng đi, chỉ biết cầu nguyện, xin Chúa soi sáng.
Nghe chị tâm sự, mình cảm nhận được nỗi lo, nỗi buồn và sự bất lực của một người mẹ trong thời đại này. Mình nghĩ, những điều bé đang hỏi thật sự không dễ trả lời. Ngay cả bản thân mình, hồi xưa cũng từng băn khoăn những điều tương tự, và cho tới bây giờ, có nhiều câu hỏi mình vẫn chưa tìm được câu trả lời trọn vẹn.
Ảnh minh họa tạo bởi AI
Mình lại nhớ đến bức tâm thư của một giáo lý viên gửi cho các em khi thấy các em thi giáo lý điểm thấp. Nhưng mình tự hỏi: nếu bây giờ chúng ta, những người lớn phải làm một bài thi với tất cả những câu hỏi mà các em đang đặt ra, liệu mấy ai đạt được điểm cao? Có khi, chính các em lại phải viết một bức tâm thư gửi ngược lại cho chúng ta, cho các cha, các sơ, cho các bậc cha mẹ, để hỏi: "Các cô, các chú đã thực sự hiểu chúng con chưa? Có dám cùng chúng con đi tìm câu trả lời không?"
Rồi mình tự hỏi: Phải làm gì bây giờ?
Có lẽ, điều đầu tiên mình có thể làm, đó là lắng nghe. Lắng nghe bằng cả trái tim, không vội vàng phán xét, không vội vàng áp đặt. Dám thừa nhận với các em: "Cô chú cũng chưa có hết câu trả lời, nhưng cô chú sẽ đi cùng con, tìm hiểu cùng con." Mình tin, đức tin không phải là một bộ đáp án sẵn, mà là hành trình, là con đường dài — con đường đi tìm, đi yêu và đi tin mỗi ngày. Và mình nghĩ, quan trọng nhất là đừng bao giờ buông tay các em, dù các em có giận, có hoài nghi, có muốn bỏ đi. Bởi chính Chúa còn không buông tay chúng ta, thì mình cũng phải học cách kiên nhẫn, học cách yêu thương như vậy.
Đó là câu chuyện của chị bạn mình và có lẽ cũng là câu chuyện của nhiều bà mẹ khác. Nếu ai đang rơi vào hoàn cảnh tương tự, hoặc đang phải đối diện với những câu hỏi khó, hãy nhớ: bạn không cô đơn. Và mình, chị ấy, tất cả chúng ta — vẫn có thể cầu nguyện cho nhau, cùng nhau bước tiếp.
Phải Làm Gì?
Docat 113: Trong Kinh Thánh, gia đình có ý nghĩa gì?
Kinh Thánh thường đề cập đến đời sống gia đình. Trong Cựu Ước, các bậc cha mẹ được yêu cầu phải truyền lại cho con cái những kinh nghiệm về tình yêu thương và lòng trung tín của Thiên Chúa, và truyền đạt cho chúng biết sự khôn ngoan quan trọng bậc nhất và trên hết trong cuộc đời. Tân Ước ghi lại rằng cả Đức Giêsu cũng đã được sinh vào một gia đình cụ thể. Cha mẹ Người đã nuôi Người khôn lớn trong gia đình đầy tình thương và lòng yêu mến. Sự việc Thiên Chúa đã tìm một gia đình hoàn toàn “bình thường” để sinh ra làm người và lớn lên, khiến cho gia đình trở thành một nơi đặc biệt của Thiên Chúa, và mang lại giá trị độc đáo cho gia đình với tính cách là một cộng đồng.
Cùng chủ đề