Truyền thông và vai trò quan trọng của nó trong xã hội!

5.00 star(s) 3 Votes
Thành viên
Tham gia
10/12/24
Bài viết
40

Chiều tối ngày 24/01/2025, tại Thánh đường Gioan Latêranô, Vatican: chính thức khai mạc chuỗi sự kiện đầu tiên trong Năm Thánh 2025, với chủ đề đặc biệt dành riêng cho giới truyền thông, Giáo hoàng Phanxico đề cập đến truyền thông hiện tại qua Sứ điệp thường niên của mình, trong đó ngài kêu gọi một sự chuyển đổi trong cách chúng ta giao tiếp.​

Nhà báo của Tin Vatican, Linda Bordoni nhấn mạnh những điểm quan trọng của Sứ điệp được công bố Ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 59, Giáo Hoàng Phanxico lưu ý "Ngày nay, giao tiếp thường không tạo ra hy vọng, mà là nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, định kiến và oán giận, cuồng tín và thậm chí là hận thù". Chi tiết: Thông điệp Ngày Truyền thông của Đức Giáo Hoàng: ‘Giải trừ giao tiếp’ để nuôi dưỡng hy vọng và sự thống nhất

Nhân sự kiện này, chúng tôi mong muốn chia sẻ với bạn về truyền thông hiện nay. Bài viết này chỉ nhấn mạnh đến các phương tiện truyền thông hiện nay, vấn đề giao tiếp có tính truyền thông giữa các cá nhân, bạn có thể rút tỉa những chia sẻ ở Sứ điệp của GH Phanxico)​

phailamgi_Truyền thông và vai trò quan trọng của nó trong xã hội!_cv1.jpg


Thông qua các phương tiện và kênh giao tiếp

Truyền thông là để truyền đạt, giao tiếp và chia sẻ thông tin giữa các cá nhân, gia đình và mọi tổ chức xã hội công chúng. Mục đích của truyền thông là truyền tải thông tin, ý tưởng và giá trị từ một người hoặc nhóm người đến một người hoặc nhóm người khác. Truyền thông rất quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và nhiều dịch vụ, lan tỏa thông tin về các sự kiện, vấn đề xã hội và chính trị. (xem thêm các bài viết về truyền thông ở google)

Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông

Truyền thông chiếm lĩnh vị trí đáng kể, chúng đại diện cho sức mạnh không thể phủ nhận trong xã hội toàn cầu ngày nay. Nó có khả năng định hình cách suy nghĩ của xã hội: những suy nghĩ của mỗi chúng ta từng bị chi phối bởi những thông tin của truyền thông, chính nó góp phần hình thành nên tính cách mỗi cá nhân và chúng ta dễ dàng chấp nhận chúng là có giá trị.

Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cách suy nghĩ, quyết định phần lớn các ý tưởng, thói quen và phong tục. Cách nào đó, các phương tiện truyền thông trở thành và giống như ‘ông hoàng – bà chúa’ hướng dẫn suy nghĩ, hành động của từng cá nhân

Nhưng bạn nhớ: truyền thông tuy chiếm ưu thế trong việc định hướng dư luận nhưng nó không phải ‘ông hoàng bà chúa của những điều hay, của lẽ phải - trái’ buộc chúng ta phải chìu theo. Gần đây, ở xứ Hoa Kỳ mấy đại gia công nghệ thông tin (facebook, twitter, amazon, google, youtube) đã làm thông tin ‘nhiễu sóng’ qua việc bầu bán tổng thống nhiệm kỳ 47! Nước Mỹ rối ren vì một bộ máy lớn giới tinh hoa chính trị và kinh tế kết hợp giới truyền thông, cho rằng: để bảo vệ lợi ích chung bằng cách định hướng thông tin theo hướng này hay hướng khác.

Trước những luồng thông tin ‘nhiễu sóng’ điều quan trọng là mỗi cá nhân phải nuôi dưỡng tư duy phản biện, khả năng phân tích thông tin và nhân rộng các kênh thông tin mà mình sử dụng để tự tìm hiểu thông tin.

phailamgi_Truyền thông và vai trò quan trọng của nó trong xã hội!_cv2.jpg

Phương tiện truyền thông hình thành thế nào?​

Kể từ khi máy in ra đời, phương tiện truyền thông đã có những bước tiến vượt bậc từ báo in đến phương tiện truyền thông kỹ thuật số như trang web, mạng xã hội và nền tảng phát trực tuyến. Sự phát triển nhanh chóng này đã làm tăng đáng kể phạm vi và tốc độ truyền bá thông tin, làm thay đổi cách mọi người tiếp nhận và phản ứng với tin tức. Do đó, ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đối với cá nhân, cộng đồng và chính phủ cũng đã thay đổi đáng kể, đặt ra những câu hỏi quan trọng về trách nhiệm và đạo đức của phương tiện truyền thông trong xã hội đương đại.

Các loại phương tiện truyền thông

  • Truyền thông truyền thống bao gồm báo, tạp chí, đài phát thanh và truyền hình. Từ lâu, chúng đã trở thành kênh cung cấp thông tin và giải trí chính cho công chúng. Các phương tiện truyền thông này có tác động đáng kể đến xã hội do phạm vi tiếp cận rộng rãi và khả năng ảnh hưởng đến dư luận. Những cơ quan truyền thông thuộc loại này đa phần do Nhà Nước quản lý, luôn giữ uy tín, đặt ra các tiêu chuẩn cao về tính chuyên nghiệp và đạo đức báo chí.​
  • Truyền thông kỹ thuật số, bao gồm các trang web, mạng xã hội, blog, podcast (podcast là một tệp âm thanh kĩ thuật số bao gồm lời nói, âm nhạc... được tải lên mạng để người nghe có thể tự do truy cập. Khác với radio, nơi các chương trình được phát sóng theo lịch trình có sẵn và biến mất ngay sau khi phát sóng, podcast là một hình thức nội dung theo nhu cầu (on-demand). Người nghe có thể tự do lựa chọn nghe podcast bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, và có thể tua đi tua lại tuỳ thích). Các phương tiện truyền thông này đưa tin tức thời, tăng cường tương tác với người dùng. Về tính xác thực và chất lượng thông tin cần được xem xét lỹ lưỡng, các phương tiện truyền thông kỹ thuật số vì vội vàng đưa tin nên mất tính xác thực, làm dấy lên câu hỏi về độ tin cậy và tác động của chúng đối với xã hội đương đại.​
phailamgi_Truyền thông và vai trò quan trọng của nó trong xã hội!_1.jpg

Tự do báo chí và kiểm duyệt​

Tự do báo chí đảm bảo quyền của các nhà báo trong việc cung cấp thông tin cho công chúng và quyền của công dân trong việc tiếp nhận thông tin đa dạng và quan trọng. Tuy nhiên, nhiều chính phủ hoặc các tổ chức khác đã thực hiện kiểm duyệt để hạn chế việc phổ biến một số thông tin nhất định, do đó hạn chế quyền tự do báo chí. Những ví dụ gần đây về kiểm duyệt bao gồm việc chặn một số trang web, xóa bài viết hoặc bắt giữ các nhà báo, (vấn đề này, không giới han ở một quốc gia nào!) Những biện pháp này đặt ra những câu hỏi quan trọng về quyền tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin trong xã hội đương đại.

Trung thực trong truyền thông​

Truyền thông càng trung thực càng tạo ra sự tin tưởng ở quần chúng. Một bản tin và một lời phát biểu trích dẫn không nên ‘định hướng dư luận’ vì tính khách quan của truyền thông: hãy để dư luận đánh giá một bản tin, một lời phát biểu nguyên văn không ‘cắt xen’ hay ‘thêm bớt’. Tính chuyên nghiệp của nghề báo không phải chỉ là bám vào sự thật và công bằng. “Nó còn có nghĩa chúng ta không thể dành thời gian đưa tin để đi đấu khẩu với Tổng thống Hoa Kỳ hay bất cứ nhân vật nào dễ thu hút sự chú ý bạn đọc. Kết luận và triển vọng tương lai” x: Đấu ông Trump, truyền thông Mỹ tự đánh mất uy tín? https://congan.baclieu.gov.vn/ch8/2595.prt

Tóm lại, phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong xã hội đương đại bằng cách tác động đến dư luận và cung cấp thông tin quan trọng cho quần chúng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tìm được sự cân bằng giữa tự do báo chí và trách nhiệm của phương tiện truyền thông đối với công chúng. Cần phải xây dựng các chiến lược để chống lại thông tin sai lệch và đảm bảo quyền tiếp cận thông tin chất lượng một cách công bằng cho tất cả mọi người. Hơn nữa, việc quản lý phương tiện truyền thông kỹ thuật số và nền tảng trực tuyến là một thách thức lớn cần được chú ý đặc biệt trong những năm tới.​

phailamgi_Truyền thông và vai trò quan trọng của nó trong xã hội!_2.jpg

Giáo hội Công giáo và truyền thông

Trước ảnh hưởng lớn lao của các phương tiện truyền thông xã hội tạo nên trong cuộc sống nhân loại, Giáo Hội Công Giáo đặc biệt lưu ý đến các lợi ích cũng như những tai hại khó lường được, do việc xử dụng chính đáng hay bất chính các phương tiện trên.

Do đó, Công Đồng Vatican II đã tuyên bố Nghị định (Decretum) Inter Mirifica (IM) để chuyển đến Cộng Đồng Dân Chúa cũng như đến những ai thành tâm thiện chí, muốn tạo ra cho nhân loại một cuộc sống xã hội xứng đáng với nhân phẩm con người, những huấn dụ của các Nghị Phụ Công Đồng.

"Giữa những khám phá kỹ thuật kỳ diệu, với ơn Chúa giúp đỡ, con người đã khai thác được từ các tạo vật được dựng nên nhờ tài năng của mình, Giáo Hội đón nhận và theo dõi với lòng ưu ái của người mẹ, những gì có liên hệ trực tiếp đến khả năng thiêng liêng của con người và cung cấp cho con người những phương thế khả dĩ mở rộng để truyền thông dễ dàng các tin tức đủ loại, các ý kiến và định hướng (IM, 1)." Nguồn: https://tgpsaigon.net/bai-viet/giao-hoi-cong-giaotruyen-thong-xa-hoi-4263.​

  • Ảnh trong bài: Canva
 

Nghi thức kính nhớ tổ tiên của người Công giáo

4:45100 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên