Bác ái có bù đắp cho sự thiếu vắng Công lý?

5.00 star(s) 1 Vote
Thành viên
Tham gia
14/1/24
Bài viết
72
“Chẳng lẽ mang đèn tới để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường? Nào chẳng phải là đặt trên đế sao?”
(Mc 4,21)

Lòng bác ái thì tốt và là nhân đức, vì đó là sự đồng cảm, ra tay giúp đỡ những người túng thiếu. Nhưng chỉ với lòng bác thôi thì chưa đủ, mà còn phải dấn thân vào các lãnh vực khác của xã hội, để tìm ra lý do vì sao lại có những người nghèo và tại sao cái nghèo vẫn tồn tại, như thách thức và chế diễu những tấm lòng thiện lương!​


phailamgi_Bác ái có bù đắp cho sự thiếu vắng Công lý_cv1.jpg
Ảnh: Caritas Hưng Hóa

Lòng bác ái chỉ giải quyết những vấn đề cấp bách liên quan tới con người, nhưng nó không chỉ ra nguyên nhân trực tiếp liên quan tới sự nghèo đói của con người là những bất công; không giải quyết nguyên nhân gây ra bất công, mà chỉ giải quyết hậu quả của những bất công, sẽ như “nước đổ lá môn”.

Chính sự thiếu vắng công lý trong các cơ cấu xã hội, những chính sách thiên vị về kinh tế và sự dung dưỡng quá đáng những thành phần đặc quyền đặc lợi của thứ chính trị bất công, sẽ gây ra tình trạng bất công và biến người dân trở thành nạn nhân.

Hãy làm cho cuộc cách mạng về tình yêu và công bằng trở thành hiện thực​

Với thẩm quyền của mình, Giáo hội đã tranh đấu cho các quyền lợi của con người, nhất là những người nghèo đang chịu áp bức, bất công. Đức thánh cha Phanxicô trong lời mở đầu cuốn Docat (Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo dành cho người trẻ) đã viết: “Chẳng lẽ chúng ta không thể làm gì hơn để cho cuộc cách mạng về tình yêu và công bằng này trở thành hiện thực trong nhiều vùng trên hành tinh khốn khổ này sao? Học thuyết xã hội của Giáo hội có thể giúp biết bao người!”

Đức Phanxicô nhấn mạnh: “Nền kinh tế này đang giết hại”, cha đã viết như thế trong Tông huấn Niềm vui Tin mừng, vì ngày hôm nay nền kinh tế mang tính loại trừ và bất bình đẳng này vẫn tồn tại. Có những nước trong đó có đến 40 – 50% người trẻ không kiếm được việc làm. Trong nhiều xã hội, những người lớn tuổi đang bị gạt ra ngoài lề vì bị coi như “vô giá trị” và không còn “sản xuất” được nữa. Có những vùng đất canh tác rộng lớn bị bỏ hoang vì dân nghèo của vùng đất đó bỏ chạy đến các khu ổ chuột trong những thành phố lớn, với hy vọng tìm thấy vài thứ còn sót lại ở đó để sống qua ngày. Các phương thức sản xuất của nền kinh tế toàn cầu hoá đã phá huỷ các cấu trúc kinh tế và nông nghiệp còn hết sức yếu kém của vùng đất quê hương họ. Hiện nay, khoảng 1% dân số thế giới sở hữu đến 40% toàn bộ tài sản của thế giới, và 10% dân số sở hữu đến 85% tài sản thế giới. Chỉ có khoảng 1% tài sản thế giới này “thuộc về” phân nửa dân số thế giới. Khoảng 1,4 tỷ người sống nghèo khổ cùng cực dưới mức 1 euro (khoảng 25.000 VND) mỗi ngày.”

Chính từ điểm này, chúng ta thấy có sự phân biệt mấu chốt giữa bác ái và công lý, giữa lòng bác ái cá nhân và nỗ lực của cộng đồng để bảo đảm các hệ thống xã hội, kinh tế, và chính trị không trở nên nguyên nhân của những bất công mà chúng ta đang cố khắc phục bằng lòng bác ái.
phailamgi_Bác ái có bù đắp cho sự thiếu vắng Công lý_cv2.jpg
Thánh lễ cầu cho Công lý - Hòa bình tại nhà thờ Thái Hà

Đốt đèn rồi đặt trên giá​

Đức thánh cha Phanxicô đưa ra lời hiệu triệu: “Cha mời gọi tất cả các con hãy thực sự tìm hiểu sâu xa học thuyết xã hội của Giáo hội… Cha ước mơ có được một triệu người trẻ Kitô hữu, thậm chí nhiều hơn, là có cả một thế hệ cùng “vừa đi, vừa bàn chuyện học thuyết xã hội cho những người đồng thời với mình. Không có điều gì khác sẽ làm thay đổi thế giới, mà chỉ có những con người cùng với Chúa Giêsu dấn thân cho thế giới, cùng với Người đến những “vùng ven” và đi vào giữa lấm lem của cuộc đời mới thay đổi được.

Các con cũng hãy đi vào chính trị nữa, hãy đấu tranh cho công lý và phẩm giá con người, đặc biệt cho những người nghèo nhất trong những người nghèo. Tất cả các con là Giáo hội. Vậy, hãy đoan chắc rằng Giáo hội này được biến đổi, Giáo hội vẫn đang sống, bởi vì Giáo hội thừa nhận chính mình bị thách thức bởi những tiếng kêu than của những người bị tước đoạt, bởi tiếng kêu xin của những người khốn cùng, và bởi những người chẳng có ai đoái hoài quan tâm.”

Đó là sự khác nhau giữa bác ái và công bằng xã hội, nắm chắc điều này chúng ta nhận ra học thuyết xã hội xuất phát từ trọng tâm của Tin mừng, từ chính Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là giáo huấn xã hội của Thiên Chúa. DOCAT như một cuốn cẩm nang giúp chúng ta thay đổi bằng Tin mừng trước hết chính bản thân mình, sau đó là hoàn cảnh xung quanh và cuối cùng là cả thế giới. Thật vậy, với sức mạnh của Tin mừng chúng ta có thể thay đổi thế giới.​

Phải làm gì?​

Docat 111: Vì sao chỉ có công bằng thôi thì chưa đủ?

Tình yêu cao hơn công bằng, vì tình yêu thì “nhẫn nhục, hiền hậu” (1Cr 13,4). Lòng thương xót phải được thêm vào công bằng, thì xã hội mới thật sự nhân đạo. Công bằng xã hội còn chưa đủ để con người có thể cùng chung sống, nói chi đến công bằng pháp luật, vì không nền pháp chế nào có khả năng làm phát sinh nơi người ta thiện ý dành cho nhau. Công bằng pháp lý chỉ có thể trừng phạt những tội phạm đến phẩm giá con người, và giúp cải huấn hành vi, nhưng tình bác ái xã hội mới giải phóng những nguồn lực sáng tạo hướng đến công ích, và nhờ đó mà hướng đến thiện ích toàn diện cho tất cả mọi người. Điều này bao gồm những cấu trúc ngay chính cho phép lòng thương xót có mặt. Tuy nhiên, lòng thương xót không thể thay thế công bằng, vì đây là một đòi hỏi luân lý cơ bản. Người ta chỉ có thể kêu gọi lòng thương xót; nhưng bị buộc phải thực thi công bằng.​
 

Đối thoại liên tôn trong gia đình, ba đạo Cao Đài, mẹ đạo Phật, con là một linh mục

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên