Thành viên
Tham gia
22/12/23
Bài viết
208
Nay đọc được một bài trên VnExpress có tiêu đề: “Những ông chồng 'nghiện' việc”, xin trích một đoạn:

“Đã một tuần hai đứa con không thấy mặt anh Tùng vì mỗi sáng bố đi làm khi lũ trẻ chưa dậy và thường về vào lúc nửa đêm khi chúng đã ngủ say.

Công việc của một kỹ sư công nghệ ngốn gần hết thời gian của anh Phạm Tùng, 31 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội. Có những hôm anh ngồi nửa ngày liền trên bàn làm việc, ăn tạm bánh mỳ cho bữa trưa và bún vào bữa tối như một "nghĩa vụ với dạ dày".

Nhiều tuần triền miên Tùng không có một bữa cơm chung cùng vợ con. Con gái anh thèm khát bữa sáng có đủ bố mẹ đến độ cố bật dậy thật nhanh khi mẹ gọi "ba sắp đi làm rồi kìa con".

Lịch trình "bận tối mặt mũi" đó giúp cho Tùng có thu nhập khoảng 80 triệu đồng mỗi tháng. Anh đổi được căn hộ tốt hơn cho gia đình và "tự hào khi có thể cho con gái học ngôi trường tốt nhất, tháng sau chuyển tiền cho vợ tiết kiệm nhiều hơn tháng trước".

Nhưng Tùng thừa nhận đã có những mất mát. Lịch làm việc của anh lấp đầy cả thứ 7, chủ nhật. Sinh nhật vợ, tặng quà cho con anh chỉ có thể chuyển khoản. "Vợ nhiều lần nhắc tôi hãy dành thời gian cho con dù ít thôi cũng được", anh nói.”


(hết trích)​


phailamgi_Chứng nghiện việc_cv1.jpg


Trong một thế giới công việc được coi là trọng tâm và ưu tiên hàng đầu, chứng nghiện việc đang dần trở thành một hiện tượng phổ biến. Các cá nhân bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này có xu hướng dành nhiều thời gian cho công việc nhiều hơn cho gia đình, bản thân, ngay cả các sở thích cá nhân. Họ thường xuyên làm việc quá giờ và không thể tách rời công việc ngay cả trong lúc nghỉ ngơi.

Đức tin Ki-tô giáo tôn vinh lao động và coi đó như là một nhiệm vụ của con người. (TLHT #264). Tuy nhiên, một vấn đề ngày nay là con người lao động quá nhiều và không có thời gian cho thứ khác.

Về vấn đề này, Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo khẳng định, lao động là một phần quan trọng trong cuộc sống, nhưng không phải mục đích duy nhất của đời ta. Lao động không được trở thành thần tượng vì ý nghĩa tối hậu và quyết định của cuộc sống không được tìm thấy trong lao động. (x. TLHT #257)

Do đó, nghỉ ngơi vào ngày Chúa nhật là vô cùng quan trọng. Kinh thánh cũng đã diễn tả việc Thiên Chúa đã nghỉ ngơi vào ngày thứ 7 của công trình sáng tạo. Nếu không có sự nghỉ ngơi này, công việc của Thiên Chúa sẽ không hoàn thành. Trong thực tế, việc nghỉ ngơi ngày Chúa nhật đảm bảo rằng việc lao động của con người không phá hủy các tương quan và các cộng đồng nơi chúng ta đang sống. (TLHT #258)

phailamgi_Chứng nghiện việc_cv2.jpg



Tuy nhiên, khi một người cố gắng làm nhiều công việc một lúc, hay làm những việc nặng nhọc để nuôi sống gia đình, thì công lao đó được Thiên Chúa chúc phúc vì họ đang phục vụ gia đình. (x. Docat #138)

Nói tóm lại, chứng nghiện việc là một hiện tượng đáng chú ý trong xã hội hiện đại. Mỗi người cần sắp xếp thời gian hợp lý, để có thể cân bằng giữa công việc và gia đình. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa của việc nghỉ ngơi, để có thể sống trọn vẹn 3 mối tương quan, với bản thân, với tha nhân và với Thiên Chúa.​

Phải làm gì?​

Docat 138: Lao động và thành công trong công việc liên quan với mục đích thật sự của đời người như thế nào?

Lao động là một phần của đời sống, chứ không phải là chính đời sống. Ngày nay, đặc biệt ở các nước phát triển, nhiều người dường như chỉ sống vì công việc. Đối với họ, công việc như thể chất gây nghiện, nên họ được gọi là những người nghiện làm việc. Đức Giêsu cảnh báo người ta đừng để lao động biến họ thành nô lệ như thế. Mục đích của đời người không phải là tích luỹ của cải, hay kiếm tìm danh tiếng, nhưng để đạt đến sự sống vĩnh cửu với Thiên Chúa, nhờ cầu nguyện, thờ phượng Chúa, và yêu mến người thân cận cách tích cực. Chừng nào lao động của con người được đặt ở thế phụ thuộc vào mục đích này, thì lao động là một phần của đời sống Kitô hữu. Thế nhưng khi lao động trở thành cứu cánh, và che mờ mục đích thật sự của cuộc sống con người, thì tầm quan trọng của lao động đã bị phóng đại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn phải làm đồng thời nhiều công việc khác nhau, và lao động nhọc nhằn để nuôi sống gia đình. Như thế, họ đang phục vụ cho gia đình, và do vậy, công lao của họ được Thiên Chúa chúc phúc.​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên