- Chủ đề Author
- #1
Những năm đầu thế kỷ 20, Pháp hầu như hoàn thành quá trình bình định Việt Nam, dẹp yên các cuộc nổi dậy đòi độc lập. Trong bối cảnh đó, phong trào chống Pháp buộc phải chuyển hướng đấu tranh, thay vì phát động các cuộc khởi nghĩa, nhiều Chí sĩ yêu nước chọn đường lối khai dân trí bằng cách đưa các thanh niên yêu nước ra nước ngoài học tập, chuẩn bị thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà. Nổi bật trong số những Chí sĩ yêu nước chủ trương khai dân trí là cụ Phan Bội Châu.
Chân dung Cụ Phan Bội Châu. Ảnh: alchetron.com
Vài hàng tiểu sử
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh. 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ. 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi ông viết bài Hịch Bình Tây Thu Bắc đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn Lương lập đội nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng việc không thành.
Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh. 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ. 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi ông viết bài Hịch Bình Tây Thu Bắc đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn Lương lập đội nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng việc không thành.
- Năm 1904, ông cùng 20 người bạn họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Hội Duy Tân.
- Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản để gặp gỡ các nhà cách mạng Nhật và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào do ông thành lập.
- Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông bị bán và bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai. Về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia.
- Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất tại Huế vào năm 1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự.
Ảnh: archives.org.vn
Hòa giải dân tộc để chống Pháp
Trong công cuộc canh tân giải phóng đất nước, ngoài việc chủ trương cầu viện, ông đặc biệt chú tâm đến vấn đề hòa giải dân tộc, nhất là với đồng bào Công giáo.
Ông cho rằng, cuộc đấu tranh chỉ thành công khi hợp quần dân tộc và tin tưởng tuyệt đối vào lòng yêu nước của người giáo dân. Ông tìm cách liên lạc và kết thân với các linh mục, như cha Thông ở Mộ Vịnh, cha Truyển ở Mỹ Dụ, cha Thông ở Quỳnh Lưu, cha Ngọc ở Ba Đồn…(x. Phan Bội Châu toàn tập (PBC.TT.), Chương Thâu sưu tầm, biên soạn, Nxb. Thuận Hoá, 1990, tập 6, tr. 72-73).
Có thể nói, Phong trào Đông Du phát triển có sự đóng góp không nhỏ của đồng bào công giáo. Hàng chục thanh niên giáo dân đã theo Phan Bội Châu sang Nhật du học để về giúp đất nước như Lưu Văn Quế, Lý Trọng Mậu, Lý Hồng Chung, Lê Khanh, Nguyễn Văn Phú,… Trong đó tiêu biểu là Mai Lão Bạng, tức thầy già Mai Châu, đã được nghĩa hội cử sang Nhật với tư cách đại biểu của đồng bào Thiên Chúa giáo tham gia Hội Duy Tân và trở thành đồng chí thân thiết của Phan Bội Châu (x. Phan Bội Châu toàn tập (PBC.TT.), Chương Thâu sưu tầm, biên soạn, Nxb. Thuận Hoá, 1990, tập 6, tr. 175).
Ông cho rằng, cuộc đấu tranh chỉ thành công khi hợp quần dân tộc và tin tưởng tuyệt đối vào lòng yêu nước của người giáo dân. Ông tìm cách liên lạc và kết thân với các linh mục, như cha Thông ở Mộ Vịnh, cha Truyển ở Mỹ Dụ, cha Thông ở Quỳnh Lưu, cha Ngọc ở Ba Đồn…(x. Phan Bội Châu toàn tập (PBC.TT.), Chương Thâu sưu tầm, biên soạn, Nxb. Thuận Hoá, 1990, tập 6, tr. 72-73).
Có thể nói, Phong trào Đông Du phát triển có sự đóng góp không nhỏ của đồng bào công giáo. Hàng chục thanh niên giáo dân đã theo Phan Bội Châu sang Nhật du học để về giúp đất nước như Lưu Văn Quế, Lý Trọng Mậu, Lý Hồng Chung, Lê Khanh, Nguyễn Văn Phú,… Trong đó tiêu biểu là Mai Lão Bạng, tức thầy già Mai Châu, đã được nghĩa hội cử sang Nhật với tư cách đại biểu của đồng bào Thiên Chúa giáo tham gia Hội Duy Tân và trở thành đồng chí thân thiết của Phan Bội Châu (x. Phan Bội Châu toàn tập (PBC.TT.), Chương Thâu sưu tầm, biên soạn, Nxb. Thuận Hoá, 1990, tập 6, tr. 175).
Một số nhân vật trong phong trào Đông Du. Ảnh: nghiencuuquocte.org
Mong ước cuối đời
Mặc dù công cuộc Duy Tân của ông thất bại, nhưng không vì thế mà ông cắt đứt các mối quan hệ với những người Công giáo. Trái lại, kể từ khi bị giam lỏng ở Huế, gần trường Bình Linh của các Sư Huynh Lasan, ông vẫn thường lui tới với những người Công giáo, đặc biệt với Đức cha Allys (Lý), các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Canada như cha Larouche, Patrice Gagné hay các thừa sai MEP như cha Cadière... và tỏ ra rất thiện cảm đối với đạo Công giáo, đến độ, có tin nói rằng "nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu đang chuẩn bị theo đạo Thiên Chúa" (x. Sào Nam Tử, "Cụ Phan Bội Châu sắp theo đạo Thiên Chúa?", Công giáo Đồng Thinh, 10/12/1936).
Trong điếu văn khóc Đức cha Allys (Lý) (qua đời ngày 23/4/1936), đăng trên báo Tiếng Dân, ngày 25/5/1936, Phan Bội Châu đã hết lòng ca ngợi công đức của Đức cha Allys và những người Công giáo đã nằm xuống với hy vọng máu đào của họ sẽ mang lại cho đất nước một tương lai an lạc.
Trước khi qua đời (29/12/1940), viết trên báo Vì Chúa (số 152, ngày 18/2/1940), ông ao ước cả dân tộc Việt Nam đều theo đạo Công giáo và khi đó, theo ông, đất nước Việt Nam sẽ tươi sáng:
"Đông xưa sương tuyết gió mưa dồn/ Ơn chúa đem quân tặng chúng con/ Thế thiệt càn khôn thương lũ bé/ Bao giờ cây cỏ giả ơn non/ Mười răn thánh dạy rằng in dạ/ Ba kiếp trần qua vẫn giữ hồn/ Ao ước tuyền Nam rành họ Chúa/ Hoa tươi tươi mãi, nguyệt tròn tròn” (x. Phan Bội Châu toàn tập (PBC.TT.), Chương Thâu sưu tầm, biên soạn, Nxb. Thuận Hoá, 1990, tập 5, tr. 423).
Chính vì điều này mà ông bị một số trí thức cánh tả thất vọng, kết án ông tiếp tay với thực dân.
Trong điếu văn khóc Đức cha Allys (Lý) (qua đời ngày 23/4/1936), đăng trên báo Tiếng Dân, ngày 25/5/1936, Phan Bội Châu đã hết lòng ca ngợi công đức của Đức cha Allys và những người Công giáo đã nằm xuống với hy vọng máu đào của họ sẽ mang lại cho đất nước một tương lai an lạc.
Trước khi qua đời (29/12/1940), viết trên báo Vì Chúa (số 152, ngày 18/2/1940), ông ao ước cả dân tộc Việt Nam đều theo đạo Công giáo và khi đó, theo ông, đất nước Việt Nam sẽ tươi sáng:
"Đông xưa sương tuyết gió mưa dồn/ Ơn chúa đem quân tặng chúng con/ Thế thiệt càn khôn thương lũ bé/ Bao giờ cây cỏ giả ơn non/ Mười răn thánh dạy rằng in dạ/ Ba kiếp trần qua vẫn giữ hồn/ Ao ước tuyền Nam rành họ Chúa/ Hoa tươi tươi mãi, nguyệt tròn tròn” (x. Phan Bội Châu toàn tập (PBC.TT.), Chương Thâu sưu tầm, biên soạn, Nxb. Thuận Hoá, 1990, tập 5, tr. 423).
Chính vì điều này mà ông bị một số trí thức cánh tả thất vọng, kết án ông tiếp tay với thực dân.