Đi tìm chân lý
- Tham gia
- 25/1/24
- Bài viết
- 305
- Chủ đề Author
- #1
Câu nói "Đẻ ra ai nuôi" thường được đưa ra trong các cuộc thảo luận về phá thai như một cách để biện minh cho quyết định này. Dựa trên lý lẽ rằng nếu một người không có đủ khả năng tài chính hoặc điều kiện để nuôi dưỡng một đứa trẻ, thì họ nên có quyền lựa chọn không mang thai và phá bỏ đứa bé. Tuy nhiên, câu nói này cũng vô tình phản ánh một thực trạng đáng buồn trong xã hội hiện đại: sự thiếu hụt trách nhiệm cá nhân và sự thiếu sẵn sàng của cộng đồng trong việc hỗ trợ người phụ nữ mang thai.
Những người trẻ, đứng trước một xã hội đang coi tình yêu phải có tình dục đi kèm. Với họ "Yêu mà không quan hệ tình dục chẳng khác nào bạn thân khác giới". Bạn nam thường có xu hướng đòi hỏi bạn nữ phải trao thân để thể hiện toàn tâm toàn ý trong tình yêu. Nhưng khi bạn gái có thai thì không ít bạn nam có xu hướng chối bỏ trách nhiệm, cho rằng chính bạn nữ lừa mình, đặt câu hỏi "đứa con này của ai?". Chính sự chối bỏ, bị nghi ngờ này đã góp phần tạo áp lực cho các bạn nữ đi đến quyết định phá bỏ đứa con trong bụng. Cả hai khi đó đều thực hiện hành vi quan hệ tình dục mà không nghĩ đến việc chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
Về mặt trách nhiệm cá nhân, không thể phủ nhận rằng mỗi người cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng về hậu quả của việc quan hệ tình dục mà họ tham gia. Đây không chỉ là vấn đề sử dụng biện pháp tránh thai (với các cặp vợ chồng) mà còn là việc chuẩn bị về mặt tinh thần và tài chính cho khả năng trở thành cha mẹ. Sự giáo dục đầy đủ về sức khỏe sinh sản và trách nhiệm giữa các cá nhân là rất cần thiết, giúp giảm thiểu tình trạng mang thai ngoài ý muốn và các quyết định phá thai đau lòng.
Ảnh: vinmec.com
Việc phá thai là một đề tài phức tạp và nhạy cảm, liên quan đến nhiều yếu tố từ đạo đức, tâm lý đến xã hội. Khi xem xét câu nói "Đẻ ra ai nuôi", chúng ta cần nhìn nhận rằng mỗi quyết định phá thai không chỉ là sự lựa chọn của cá nhân mà còn là hệ quả của nhiều yếu tố xã hội chồng chất. Điều này đặt ra câu hỏi lớn cho cộng đồng và nhà lập pháp: Liệu chúng ta đã cung cấp đủ sự hỗ trợ và các lựa chọn thay thế cho những phụ nữ đứng trước quyết định khó khăn này hay chưa?
Xã hội cũng cần phải xem xét lại cách thức hỗ trợ phụ nữ mang thai và nuôi dưỡng con cái. Cần có nhiều chương trình hơn để hỗ trợ phụ nữ trong suốt thai kỳ và sau khi sinh, từ việc cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, đến hỗ trợ tài chính và giáo dục nuôi dạy con. Những chính sách này sẽ giúp phụ nữ có nhiều lựa chọn hơn là chỉ nghĩ đến phá thai và cảm thấy rằng họ không cô đơn trong hành trình làm mẹ.
Cuối cùng, một xã hội thực sự tiến bộ không phải là nơi mà câu hỏi "Đẻ ra ai nuôi" trở thành một áp lực nặng nề, mà là một môi trường mà mỗi thai nhi được chào đón với sự chuẩn bị và sẵn sàng hỗ trợ từ cả cộng đồng.
Phải Làm Gì?
Người đàn ông và người phụ nữ có nguy cơ bị hạ thấp thành những đinh ốc bánh răng trong một cỗ máy mà họ bị xem như những món hàng tiêu thụ để khai thác. Và hậu quả là… bất cứ khi nào một mạng sống xem ra không còn hữu dụng, sẽ bị loại bỏ không mấy băn khoăn, như trong trường hợp của người bệnh, người già, bị bỏ rơi không được chăm sóc, và những đứa trẻ bị giết khi còn trong dạ mẹ… Đó là hậu quả tất yếu của một “nền văn hoá vứt bỏ” và chủ nghĩa tiêu thụ buông thả. Trái lại, tôn trọng phẩm giá con người nghĩa là nhận biết giá trị của sự sống con người đã được trao ban cho chúng ta một cách tự do và vô điều kiện, và do đó không thể là đối tượng trao đổi mua bán. Giáo hoàng Phanxicô, 25 tháng 11, 2014