Đức Giáo hoàng Lêô XIII: “Im tiếng trước các vấn đề xã hội là phản bội sứ vụ”

phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
482

Ngày này cách đây 134 năm, ngày 15/5/1891, Đức Lê ô XIII đã ban hành Thông điệp Rerum Novarum (Tân Sự) – văn kiện đầu tiên trong lịch sử Giáo hội bàn một cách có hệ thống về các vấn đề xã hội, đặc biệt là bàn về “quyền lợi và phẩm giá của người lao động.”


phailamgi_Đức Giáo hoàng Lêô XIII “Im tiếng trước các vấn đề xã hội là phản bội sứ vụ”_cv1.jpg

Đức Giáo hoàng Lêô XIII. Ảnh: Wikipia

Vài hàng bối cảnh

Vào cuối thế kỷ XIX, thế giới đang chìm trong khủng hoảng xã hội do hậu quả của cuộc cách mạng công nghiệp.

Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh nhưng kéo theo đó là tình trạng bóc lột công nhân, lương thấp, điều kiện lao động tồi tệ. Người lao động, đặc biệt là giới công nhân, bị đẩy vào cảnh nghèo khổ cùng cực.

Trong khi đó, phong trào xã hội chủ nghĩa nổi lên với lời hứa giải phóng người lao động nhưng lại phủ nhận quyền tư hữu và có xu hướng chống lại tôn giáo.

Chính trong bối cảnh ấy, Đức Lêô XIII đã ban hành thông điệp Renum Novarum, trong đó ngài khẳng định: “Nếu Ta cứ im tiếng trước vấn đề quan trọng này, thì Ta sẽ đáng bị thế giới kết án là Ta coi thường sứ vụ.” (RN., # 13)

phailamgi_Đức Giáo hoàng Lêô XIII “Im tiếng trước các vấn đề xã hội là phản bội sứ vụ”_cv2.jpg
Ảnh: greekreporter.com

Lý do Giáo hội phải lên tiếng

Theo Đức thánh cha, việc nêu lên những vấn đề xã hội, về mặt đạo đức, vốn thuộc “linh quyền của Giáo hội.” (Ibid.)

Tự bản chất “Giáo hội là trạng sư của tất cả những ai, vì các nguyên nhân rất khác nhau, không thể lên tiếng và thường là những người bị ảnh hưởng nhất do những hành động và cơ chế bất công gây ra.” (Docat, # 23)

Hơn nữa, ngài thấy rõ rằng, nếu các chính phủ, các chủ doanh nghiệp và người lao động, không tìm giải pháp “ở tôn giáo và Giáo hội, thì không ai giải quyết được một cách hiệu quả” (RN., # 13) mọi vấn đề của xã hội.

Ngoài ra, theo Đức thánh cha, nếu Giáo hội không lên tiếng, thì khoảng trống ấy sẽ bị các phong trào cực đoan– như chủ nghĩa vô thần, cách mạng bạo lực hay thuyết đấu tranh giai cấp, lấp đầy.

Về phần mình, ngài lên tiếng vì không muốn Giáo hội bị xem là đứng về phía giới chủ giàu có, càng không muốn Tin Mừng bị bóp méo thành một thứ đạo lý để ru ngủ người nghèo.

phailamgi_Đức Giáo hoàng Lêô XIII “Im tiếng trước các vấn đề xã hội là phản bội sứ vụ”_1.jpg
Ảnh: reproduction-gallery.com

Lời nhắc nhở cho thế hệ hôm nay

Trong bối cảnh xã hội ngày nay, trước những biến chuyển khôn lường của thời đại kỹ thuật số, cùng những hậu quả đau thương diễn ra hàng ngày do chiến tranh, áp bức, bóc lột từ những chế độ chính trị độc tài, Giáo hội không thể “im lặng”.

Trái lại, Giáo hội phải “nêu những đòi hỏi về hành vi xã hội đúng đắn như xuất hiện trong Phúc Âm; đồng thời, nhân danh công lý, lên án những hành động và những thể chế xã hội, kinh tế hay chính trị đi ngược lại với sứ điệp của Phúc Âm.” (Docat, # 23)

Do đó, đừng ai trong các giáo dân khuyên các Đức Giám mục, các linh mục, tu sĩ, rằng các ngài chỉ nên nói về đạo, bởi vì “im lặng trước các vấn đề xã hội là phản bội sứ vụ”. Im lặng trước bất công là đánh mất căn tính Kitô hữu.

Điều quan trọng cần nhớ rằng, một Giáo hội trung thành với Chúa là một Giáo hội dám lên tiếng – không vì quyền lực, nhưng vì tình thương và ơn cứu độ đời đời.​
 

Podcast #6: "Cha mẹ ơi, con cũng có ước mơ của riêng mình" | Phải làm gì? | Từ nhỏ đến lớn, con luôn nghe cha mẹ nói về ước mơ của mình. Cha mẹ từng kể rằng ngày xưa vì hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ không thể theo đuổi những gì mình muốn. Cha mẹ mong con sẽ làm được những điều mà cha mẹ chưa thể làm, mong con có một công việc ổn định, một cuộc sống tốt đẹp.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên