- Chủ đề Author
- #1
Sáng ngày 16/5, Đức Thánh cha Lêô XIV đã có cuộc gặp đầu tiên với ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh kể từ khi lên ngôi giáo hoàng. Trong diễn từ gửi đến các đại sứ, ngài đã công bố ba mục tiêu cũng là 3 cột trụ cốt lõi sẽ định hướng toàn bộ hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh trong triều đại ngài.
Đức Giáo hoàng Lêô tiếp ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh. Ảnh: thecatholicherald.com
Hòa bình
Trước hết là hòa bình. Theo Đức Thánh cha, hòa bình thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực là “vắng bóng chiến tranh và xung đột”.
Trong khi đó, sự xung đột lại là “thành phần muôn đời của bản chất con người, thường khiến chúng ta sống trong “tình trạng xung đột” liên tục ở nhà, nơi làm việc và trong xã hội.” Nó “giống như than hồng cháy dưới đống tro tàn, sẵn sàng bùng cháy bất cứ lúc nào.”
Vì thế, theo Đức Thánh cha, hòa bình – theo quan điểm của Kitô giáo, là “một quà tặng” của Đấng Phục sinh, đòi mỗi người “phải nỗ lực thay đổi bản thân,” bằng cách loại bỏ khỏi bản thân "lòng kiêu hãnh và sự trả thù, đồng thời lựa chọn cho mình một ngôn từ phù hợp.”
Ở điểm này, các tôn giáo và nhờ đối thoại liên tôn sẽ có những đóng góp tích cực cho tiến trình hòa bình.
Về phía các quốc gia, họ phải hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tôn giáo, vì không có tự do tôn giáo, sẽ không thể có được “sự thanh lọc trái tim cần thiết để xây dựng các mối quan hệ hòa bình.”
Ngoài ra, theo Đức thánh cha, các cộng đồng quốc tế cần thổi luồng sinh khí mới vào nền ngoại giao đa phương, nhằm loại bỏ tận gốc mọi xung đột, trong đó có việc phải giải trừ quân bị cách toàn diện.
Trong khi đó, sự xung đột lại là “thành phần muôn đời của bản chất con người, thường khiến chúng ta sống trong “tình trạng xung đột” liên tục ở nhà, nơi làm việc và trong xã hội.” Nó “giống như than hồng cháy dưới đống tro tàn, sẵn sàng bùng cháy bất cứ lúc nào.”
Vì thế, theo Đức Thánh cha, hòa bình – theo quan điểm của Kitô giáo, là “một quà tặng” của Đấng Phục sinh, đòi mỗi người “phải nỗ lực thay đổi bản thân,” bằng cách loại bỏ khỏi bản thân "lòng kiêu hãnh và sự trả thù, đồng thời lựa chọn cho mình một ngôn từ phù hợp.”
Ở điểm này, các tôn giáo và nhờ đối thoại liên tôn sẽ có những đóng góp tích cực cho tiến trình hòa bình.
Về phía các quốc gia, họ phải hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tôn giáo, vì không có tự do tôn giáo, sẽ không thể có được “sự thanh lọc trái tim cần thiết để xây dựng các mối quan hệ hòa bình.”
Ngoài ra, theo Đức thánh cha, các cộng đồng quốc tế cần thổi luồng sinh khí mới vào nền ngoại giao đa phương, nhằm loại bỏ tận gốc mọi xung đột, trong đó có việc phải giải trừ quân bị cách toàn diện.
Ảnh: Vatican Media
Công lý
Thứ hai là công lý. Theo Đức thánh cha, đứng trước thời khắc “thay đổi thời đại,” theo gương Đức Lêô XIII, “Tòa thánh không thể không lên tiếng trước nhiều sự mất cân bằng và bất công dẫn đến, không chỉ điều kiện làm việc không xứng đáng mà còn dẫn đến các xã hội ngày càng chia rẽ và xung đột.”
Vì thế, mọi nỗ lực của Tòa thánh và các quốc gia phải hướng tới việc khắc phục sự bất bình đẳng hoàn cầu - giữa sự giàu có và sự khốn cùng - đang tạo ra sự chia rẽ sâu xa giữa các châu lục, quốc gia và thậm chí trong nội tâm mỗi người.
Muốn được như vậy, trước mắt, các quốc gia phải “đầu tư vào gia đình,” tiến hành xây dựng một xã hội dân sự hòa hợp và hòa giải, lấy con người làm trung tâm.
Vì thế, mọi nỗ lực của Tòa thánh và các quốc gia phải hướng tới việc khắc phục sự bất bình đẳng hoàn cầu - giữa sự giàu có và sự khốn cùng - đang tạo ra sự chia rẽ sâu xa giữa các châu lục, quốc gia và thậm chí trong nội tâm mỗi người.
Muốn được như vậy, trước mắt, các quốc gia phải “đầu tư vào gia đình,” tiến hành xây dựng một xã hội dân sự hòa hợp và hòa giải, lấy con người làm trung tâm.
Ảnh: Vatican Media
Sự thật
Cuối cùng, theo Đức Thánh cha, ngoại giao không chỉ là chiến lược mà nó phải được xây dựng trên nền tảng sự thật.
Vì thế, “về phần mình, Giáo hội không bao giờ có thể được miễn trừ khỏi việc nói sự thật về nhân loại và thế giới,” một “sự thật trong bái ái.”
Đối với Giáo hội, sự thật không chỉ là dữ kiện, mà là khuôn mặt của một Ngôi Vị – Đức Kitô, Đấng dẫn dắt các dân tộc đến sự hiệp nhất và bình an.
Vì thế, “về phần mình, Giáo hội không bao giờ có thể được miễn trừ khỏi việc nói sự thật về nhân loại và thế giới,” một “sự thật trong bái ái.”
Đối với Giáo hội, sự thật không chỉ là dữ kiện, mà là khuôn mặt của một Ngôi Vị – Đức Kitô, Đấng dẫn dắt các dân tộc đến sự hiệp nhất và bình an.
Tóm lại
Dù không sở hữu quân đội hay quyền lực kinh tế, Tòa Thánh từ lâu đã đóng vai trò đặc biệt trên trường quốc tế nhờ uy tín luân lý và chiều sâu thiêng liêng. Đức Lêô XIV, vị Giáo hoàng đầu tiên được cảm hứng từ Đức Lêô XIII – Giáo hoàng của học thuyết xã hội Công giáo – đã nối tiếp di sản này, bằng cách đặt nền ngoại giao của Tòa thánh trên các nền tảng: hòa bình, sự thật và công lý, lấy con người làm trung tâm, nhờ đó Giáo hội có thể “củng cố sứ mạng truyền giáo” để phục vụ nhân loại cách hữu hiệu.