Giúp ai đó là cho đi... xin đừng đánh giá dáng vẻ bên ngoài, đặc biệt với người nghèo!

5.00 star(s) 1 Vote
Thành viên
Tham gia
10/12/24
Bài viết
36

Giúp ai đó là cho đi... xin đừng đánh giá dáng vẻ bên ngoài, đặc biệt với người nghèo!​


phailamgi_Giúp ai đó là cho đi... xin đừng đánh giá dáng vẻ bên ngoài, đặc biệt với người nghè...jpg
Ảnh: xosothanmeo.com

Bà già bán vé số

Hai ông bà T, mỗi sáng thường đi bộ tập thể dục rồi ghé uống café cóc ‘nói đủ thứ chuyện’. Cafe vĩa hè, ngồi uống thoả mái.

Hôm đó, một bà cụ có mái tóc bạc của tuổi già, lọm khọm tay cầm xấp vé số mời hết người này đến người kia. Có người mua cầu may, có người mua vì thương xót tuổi già cơ cực, có người phủi tay, lắc đầu v.v.

Khi xấp vé đến với ông bà nói trên, vợ nhìn ‘lão bà’ nói : “Tội nghiệp, già mà chưa yên thân”, ông khuyến khích vợ chia sẻ người nghèo bằng mua tấm vé 10.000đ. Vợ khuyên ‘không nên mua, ngày nào mình cũng ra đây uống café, cứ thấy mặt mình thì bà lão lại mời, thành thói quen !

Quán nước hay café, ở bất cứ nơi nao, luôn thấy hình ảnh người bán vé số, nam có, nữ có, già có, trẻ con có, tất cả giống nhau ở điểm ‘lì lợm’, ai nói gì nghĩ gì cũng mặc kệ miễn sao tôi bán được tấm vé 10.000đ!

phailamgi_Giúp ai đó là cho đi... xin đừng đánh giá dáng vẻ bên ngoài, đặc biệt với người nghè...jpg
Ảnh: Tuoitre.vn
Cái ‘lì lợm’ của người bán vé số nhiều lúc đáng thương, đáng được chia sẻ… tôi muốn ghi lại đây chia sẻ của ông chồng với người vợ nói trên (vô tình, uống café một mình, ngồi gần bàn nước của ông bà nên nghe được)

“Bà không mua vé số thì thôi nhưng xin đừng có ý nghĩ rằng ngày mai, ngày mốt, ngày kia… lão bà nghèo khổ này sẽ đến mời bà mua vé số vì chẳng ai muốn ‘bôi đen’ thân phận của mình để đi van xin lòng thương xót!

“Tôi nhớ ngày đó, lúc ghé thăm một ông cha xứ ở thị trấn Long Thành, ông chia sẻ với tôi hình bóng một người què ăn xin vừa ra khỏi cửa. Cha xứ nói ‘Mình bảo anh ấy, nhiều nơi để xin, sao cứ vào đây hoài !?’

“Thế rồi, ngày tĩnh tâm của quý cha xứ trong Giáo hạt Long Thành, cha dòng giảng tĩnh tâm đã mượn câu chuyện này nói về nhân phẩm và bác ái : “Chúng ta đã không giúp được gì cho người nghèo thì thôi, xin đừng giải thích lý do: ‘người nghèo’ lợi dụng lòng tốt. Có hay không việc lợi dụng: chỉ có Chúa biết. Việc của chúng ta là cho đi và không đánh giá dáng vẻ bên ngoài dù dáng vẻ đó như thế nào! Người nghèo rất nhiều mặc cảm tự ti khi phải cúi đầu van xin. Vì thế, theo tôi, chúng ta hãy nhìn nhận họ, là một con người có phẩm giá, cần được yêu thương và tôn trọng.”​

Phải làm gì?​

Docat 89: Ta phải dùng cải của trái đất này như thế nào?

Thiên Chúa đã dựng nên thế giới này cho hết mọi người. Với sự cộng tác của con người, trái đất sản sinh của cải và mang lại các vụ thu hoạch. Về nguyên tắc, mọi người đều nên được tùy nghi sử dụng của cải mà không được đối xử ưu đãi thiên vị và phải đáp ứng vì lợi ích của mọi người. Mọi người đều có quyền hưởng những gì cần thiết cho họ, mà không ai được từ chối giúp họ, dù biết là mình có quyền tư hữu tài sản và của cải thì bao giờ cũng có kẻ nhiều người ít khác nhau. Bất cứ khi nào có người dư thừa mà kẻ khác lại thiếu những nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống, thì tình trạng này không chỉ cần đến lòng bác ái mà hơn hết là sự công bằng.
 

Đức Thánh Cha chủ sự Nghi thức mở Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô và Thánh lễ đêm Giáng Sinh

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên