Tích cực
- Tham gia
- 22/12/23
- Bài viết
- 169
- Chủ đề Author
- #1
Có một nghịch lý mà nhiều người viết trên mạng sớm muộn cũng sẽ gặp: Bài viết bạn dốc lòng viết ra, trăn trở từng chữ, lại chỉ vài chục người thấy. Trong khi một dòng status ngắn ngủn, hơi đá xoáy một chút, hoặc gây tranh cãi một chút... lại bất ngờ được hàng ngàn người chia sẻ.
Có thể bạn vui. Cảm giác “được lan truyền” rất dễ gây nghiện. Nhưng hãy cẩn trọng – vì không phải bài viết nào viral cũng là điều đáng mừng.
Ảnh: phailamgi
Chúng ta đang sống giữa những dòng chảy thông tin mà thuật toán đứng sau các nền tảng mạng xã hội chi phối rất nhiều. Facebook, TikTok, X (Twitter)... đều có xu hướng ưu tiên những nội dung khiến người ta dừng lại lâu, tương tác nhiều, và nhất là... gây tranh cãi. Một bài viết càng khiến người ta phẫn nộ, phản ứng, cãi nhau càng được “đẩy lên” cho nhiều người thấy.
Thế nên, nếu một bài viết của bạn viral, hãy tự hỏi:
- Nó viral vì nội dung sâu sắc, đáng suy ngẫm?
- Hay nó viral vì “đúng gu” của thuật toán thích... drama?
Đã có không ít người vô tình nổi tiếng nhờ một phát ngôn gây tranh cãi. Ban đầu chỉ là ý kiến cá nhân, nhưng rồi bị cắt cúp, bóp méo, lan truyền theo những chiều hướng không kiểm soát nổi. Họ bị tấn công, bị hiểu sai, hoặc bị biến thành “biểu tượng” của một thái cực nào đó – mà chính họ cũng chẳng hề mong muốn.
Có khi bạn đang viết vì tâm huyết. Có khi bạn chỉ nói chơi. Nhưng khi bài viết trở thành một miếng mồi ngon cho những trận cãi vã, bạn không còn là người kiểm soát nó nữa. Và hậu quả thì không phải lúc nào cũng nhẹ nhàng.
Viết trên mạng xã hội bây giờ không còn chỉ là chuyện “của riêng mình” nữa. Nó là hành động có sức lan tỏa, có thể ảnh hưởng đến người khác, đến cộng đồng, thậm chí tạo ra hệ quả xã hội thực sự.
Vì vậy, đừng vội vui khi bài viết được chia sẻ rần rần. Hãy hỏi lại: Mình vừa gieo điều gì ra cộng đồng này? Một cuộc đối thoại mở? Một góc nhìn tử tế? Hay chỉ là thêm một tia lửa vào đám cháy của mạng xã hội?
Giữ cho mình một chút tỉnh táo, một chút khiêm tốn trước những lượt chia sẻ ảo. Hãy viết bằng sự trung thực, trách nhiệm và tình yêu dành cho người đọc!
Vì cuối cùng, chất lượng của một người viết không nằm ở số view, mà nằm ở điều mình để lại trong lòng người khác – dù chỉ là một người.
Có khi bạn đang viết vì tâm huyết. Có khi bạn chỉ nói chơi. Nhưng khi bài viết trở thành một miếng mồi ngon cho những trận cãi vã, bạn không còn là người kiểm soát nó nữa. Và hậu quả thì không phải lúc nào cũng nhẹ nhàng.
Viết trên mạng xã hội bây giờ không còn chỉ là chuyện “của riêng mình” nữa. Nó là hành động có sức lan tỏa, có thể ảnh hưởng đến người khác, đến cộng đồng, thậm chí tạo ra hệ quả xã hội thực sự.
Vì vậy, đừng vội vui khi bài viết được chia sẻ rần rần. Hãy hỏi lại: Mình vừa gieo điều gì ra cộng đồng này? Một cuộc đối thoại mở? Một góc nhìn tử tế? Hay chỉ là thêm một tia lửa vào đám cháy của mạng xã hội?
Giữ cho mình một chút tỉnh táo, một chút khiêm tốn trước những lượt chia sẻ ảo. Hãy viết bằng sự trung thực, trách nhiệm và tình yêu dành cho người đọc!
Vì cuối cùng, chất lượng của một người viết không nằm ở số view, mà nằm ở điều mình để lại trong lòng người khác – dù chỉ là một người.
Phải Làm Gì?
Docat 42: Tôi có trách nhiệm gì, khi sử dụng phương tiện truyền thông?
Phương tiện xã hội có thể mang con người đến với nhau, hoặc cô lập họ. Chúng có thể cung cấp thông tin, truyền cảm hứng, làm đời sống phong phú, hoặc dụ dỗ người ta phạm tội. Những gì chúng ta làm và cho phép trên các phương tiện truyền thông, hay mạng xã hội, phải phục vụ cho mục đích giao tiếp của mọi con người: khắc phục sự rối loạn do khác biệt giữa các ngôn ngữ ở tháp Babel (St 11,4-8), đi đến chỗ hiểu biết nhau nhờ Thần Khí Thiên Chúa (Cv 2,5-11). Quan niệm đạo đức chủ yếu ở đây là “trách nhiệm”: trách nhiệm với Thiên Chúa, Đấng muốn chúng ta loan truyền sự thật và tìm kiếm nhau trong tình yêu; trách nhiệm với người lân cận - người cần được hội nhập, quan tâm và thăng tiến nhờ các phương tiện truyền thông xã hội; trách nhiệm với bản thân, vì tôi cần phải bước vào cộng đồng thật sự với những người khác thông qua các phương tiện truyền thông, thay vì cô lập mình trong không gian “ảo”, đóng kín trước người khác, trước những nhu cầu thực tế của họ
Cùng chủ đề