phailamgi?
- Tham gia
- 8/4/24
- Bài viết
- 67
- Chủ đề Author
- #1
Lao động trẻ em đã, đang và sẽ là vấn đề nhức nhối trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước nghèo, nước đang phát triển. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), có tới 160 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 5 tới 17 phải tham gia lao động, tương ứng với 1/10 trẻ em trên toàn thế giới, đáng nói thêm, gần một nửa trong số đó là trẻ em đang lao động nặng nhọc, làm việc trong môi trường độc hại, vi phạm pháp luật gây nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe, an toàn và tính mạng của trẻ.
Nguồn Ảnh: AP Photo/Heng Sinith
Tại Việt Nam, dù đã có nhiều nỗ lực của chính phủ và các tổ chức xã hôi, nhưng tình trạng trẻ em lao động vẫn còn tồn tại. "Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em lần thứ 2 do ILO, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê thực hiện, năm 2018, có 5,4% số trẻ em trong độ tuổi 5-17, tương đương 1,1 triệu là lao động trẻ em, trong đó có một nửa đang làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm".
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng lao động trẻ em vẫn tiếp tục tăng như: nghèo đói, thiếu hiểu biết, môi trường giáo dục.
- Nghèo đói, thu nhập thấp: Đây được xem là nguyên nhân chính, trực tiếp dẫn tới việc trẻ em phải tham gia vào hoạt động lao động để phụ giúp gia đình.
- Thiếu hiểu biết: Nhiều gia đình và bản thân trẻ em không nhận thức được đầy đủ về tác hại của việc lao động sớm. Khảo sát trên Báo Thanh Hóa cho thấy "nhiều phụ huynh còn quan niệm phải cho con em mình làm việc sớm để “nên người”, giúp gia đình bớt khó khăn".
- Môi trường giáo dục: Ở một số vùng miền chất lượng giáo dục còn hạn chế, cơ sở vật chất thiếu, khiến nhiều trẻ bỏ học hoặc không được đến trường, khi không được học tập, trẻ em dễ bị lôi kéo, ép buộc tham gia vào các hoạt động lao động.
Nguồn Ảnh: Daniel Berehulak/Getty Images
Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo nói gì về lao động trẻ em?
Giáo hội Công giáo, qua những Giáo huấn của mình thể hiện rất rõ các quan điểm về vấn đề lao động trẻ em, Giáo hội coi lao động trẻ em là "những hành động ô nhục" đối với trẻ em (x. Docat #122). Nhìn lại lịch sử, Giáo hội khẳng định việc sử dụng lao động trẻ em tại các quốc gia châu Mỹ và châu Âu trong giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hóa là những "vụ tai tiếng tệ hại". (x. Docat #151). Giáo hội nhận định, nguồn gốc sâu xa của việc trẻ em phải lao động là "cảnh túng thiếu ngặt nghèo", do đó để giải quyết vấn đề này, Giáo hội cho rằng cần "tạo ra những điều kiện xã hội trên khắp thế giới, có thể mang đến cho tất cả mọi gia đình phương tiện kiếm sống an toàn, để họ không phải buộc trẻ em đóng góp vào thu nhập gia đình." (x. Docat #151)
Cuối cùng, Lao động trẻ em là vấn đề nhức nhối và cần được giải quyết. Để làm được điều này, cần có sự chung tay của cả cộng đồng, từ chính phủ, các tổ chức xã hội đến mỗi gia đình và cá nhân. "Chúng ta không thể dung thứ nạn lao động trẻ em trong bất kỳ tình huống nào, nếu công việc đó làm hại đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của đứa trẻ. Việc bóc lột sức lao động và bắt trẻ em làm nô lệ là một điều bất công làm rúng động cả Trời cao." (x. Docat #151)
Giáo hội Công giáo, qua những Giáo huấn của mình thể hiện rất rõ các quan điểm về vấn đề lao động trẻ em, Giáo hội coi lao động trẻ em là "những hành động ô nhục" đối với trẻ em (x. Docat #122). Nhìn lại lịch sử, Giáo hội khẳng định việc sử dụng lao động trẻ em tại các quốc gia châu Mỹ và châu Âu trong giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hóa là những "vụ tai tiếng tệ hại". (x. Docat #151). Giáo hội nhận định, nguồn gốc sâu xa của việc trẻ em phải lao động là "cảnh túng thiếu ngặt nghèo", do đó để giải quyết vấn đề này, Giáo hội cho rằng cần "tạo ra những điều kiện xã hội trên khắp thế giới, có thể mang đến cho tất cả mọi gia đình phương tiện kiếm sống an toàn, để họ không phải buộc trẻ em đóng góp vào thu nhập gia đình." (x. Docat #151)
Cuối cùng, Lao động trẻ em là vấn đề nhức nhối và cần được giải quyết. Để làm được điều này, cần có sự chung tay của cả cộng đồng, từ chính phủ, các tổ chức xã hội đến mỗi gia đình và cá nhân. "Chúng ta không thể dung thứ nạn lao động trẻ em trong bất kỳ tình huống nào, nếu công việc đó làm hại đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của đứa trẻ. Việc bóc lột sức lao động và bắt trẻ em làm nô lệ là một điều bất công làm rúng động cả Trời cao." (x. Docat #151)
Phải Làm Gì?
Docat 151: Giáo huấn xã hội của Giáo Hội nói gì về vấn đề lao động trẻ em?
Trong giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hoá, việc khai thác nguồn lao động trẻ em là một trong những vụ tai tiếng tệ hại của châu Mỹ và châu Âu. Ngay cả hôm nay, lao động trẻ em vẫn còn phổ biến tại các quốc gia mới nổi và các nước đang phát triển. Thường thường cảnh túng thiếu ngặt nghèo về kinh tế đẩy các gia đình phải cho con em đi làm để có lương. Do đó, mục tiêu là chúng ta cần tạo ra những điều kiện xã hội trên khắp thế giới, có thể mang đến cho tất cả mọi gia đình phương tiện kiếm sống an toàn, để họ không phải buộc trẻ em đóng góp vào thu nhập gia đình. Chúng ta không thể dung thứ nạn lao động trẻ em trong bất kỳ tình huống nào, nếu công việc đó làm hại đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của đứa trẻ. Việc bóc lột sức lao động và bắt trẻ em làm nô lệ là một điều bất công làm rúng động cả Trời cao.