Thành viên
- Tham gia
- 10/12/24
- Bài viết
- 21
- Chủ đề Author
- #1
Mình ơi,
Mình ơi – Nhà tôi, hai từ gọi rất đặc trưng của đời sống gia đình.
Vợ hay chồng gọi nhau ‘mình ơi’.
Để giới thiệu, ai đó muốn biết đối tượng đang gặp, ông chồng hay bà vợ nói: ‘Nhà tôi đó.’
Để giới thiệu, ai đó muốn biết đối tượng đang gặp, ông chồng hay bà vợ nói: ‘Nhà tôi đó.’
Hai cách xưng hô này: rất đặc trưng, chỉ có ở người Việt trước 1975, chúng diễn tả một sự gắn kết đời vợ chồng ‘dính nhau như keo’. ‘Mình với tôi tuy hai mà một – Tôi với mình tuy một mà hai’.
Chữ phải có nghĩa. Chữ nghĩa. Mặc dù cụ Nguyễn Đình Chiểu không hề nhắc đến ‘mình ơi hay nhà tôi’ trong tác phẩm Lục Vân Tiên nhưng tác phẩm này nói lên sự thuỷ chung của Kiều Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên theo nghĩa của chữ ‘mình ơi – nhà tôi’ là gốc chứ không phải vì tình.
“Kiều Nguyệt Nga là tiểu thư con tri phủ, được giáo dục chu đáo chữ tiết (trinh tiết). Vậy mà, sau khi được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp, nàng đã nói những lời đẹp nhất để bày tỏ sự cảm kích và ân tình của mình với Vân Tiên: ‘Lâm nguy chẳng gặp giải nguy -Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi’. Sau này gặp nạn, nàng vẫn thủy chung với Vân Tiên, xem Vân Tiên như là chồng của mình. Hay tin Vân Tiên mất, nàng vẽ ra bức tượng để thờ. Khi bị đưa đi cống phiên cho giặc Ô Qua, Nguyệt Nga đã ôm bức tượng Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn. Được cứu thoát, nàng sống với bà lão trong rừng và một mực thờ bức tượng Vân Tiên.”
Dù con cái đã lớn, ông với bà vẫn gọi nhau như vậy. Tôi nghe biết nhiều thanh niên phản ảnh “ba má em chưa bao giờ gọi nhau là anh em!’
Ngày hôm nay, hai cách gọi này ít nghe thấy nếu không muốn nói ‘mất hẳn’ trong cuộc sống gia đình.
Khi còn yêu thương, một hai là ‘mình ơi – nhà tôi’, lúc ‘sóng gió nổi lên’ ‘hết tình hết nghĩa’ thì xưng hô “ông (bà)”. Với ai đó mà còn giới thiệu ‘ông (bà) nhà tôi’ thì rõ ráng còn có ‘phước đức ông bà!’
‘Mình’ là thân mình, chỉ có một thân mình ở giữa để vận hành tứ chi. Không thể có hai mình !
“Nhà’ cũng vậy, chỉ có một nhà, một cột, một mái nhà… để che mưa che nắng. Không thể có hai nhà!
Ai cũng mong có một nhà hay gia đình hạnh phúc, nơi đó hai tiếng ‘mình ơi’ luôn xuất hiện và con cháu nhìn ông bà yêu thương nhau. Nghe thấy mà thèm !
GIA ĐÌNH LUÔN CÓ SÓNG GIÓ: buồn, cãi vã, nghi ngờ… cuộc sống gia đình không luôn mãi ‘xuôi chèo mát gió’, nó cần đến LÒNG CHUNG THUỶ !
GIA ĐÌNH THÁNH GIA là mẫu gương của cuộc sống gia đình của những người Công giáo. Bà Maria và Ông Giuse đâu có ‘bình an’ như mong muốn. Nỗi đau của sự nghi ngờ và hiểu lầm. Ông Giuse là một người công chính, đính hôn với Bà Maria. Trước khi về chung sống, ông phát hiện bà Maria mang thai. Tâm lý tự nhiên của một con người, đây là một cú sốc lớn: Giuse phải đối diện với sự bối rối và đau khổ, bởi ông không phải là cha của đứa trẻ. Sự kiện này có thể làm ông thất vọng, nghi ngờ hoặc thậm chí tổn thương lòng tự trọng. Luật Do Thái thời đó, một người phụ nữ mang thai ngoài hôn nhân có thể bị xử tử bằng cách ném đá. Giuse không chỉ phải đấu tranh với cảm xúc cá nhân, mà còn phải suy nghĩ về cách bảo vệ Maria khỏi sự phán xét khắc nghiệt của xã hội. Bà Maria đâu khổ, âm thầm chịu đựng bởi Bà biết việc mang thai là Thánh ý của Chúa! Lại nữa, hai Ông Bà vất vả ba ngày đi tìm con… Hai Ông Bà đã vượt qua sóng gió vì các ngài có lòng tin. Tin mọi sự đều là Thánh ý Chúa.
BẠN SẼ HỎI: vậy những người không tin Chúa thì không có hạnh phúc ? Rất nhiều người không tin vào Chúa có thể vượt qua sóng gió nhờ sống ngay lành, sống theo tiếng lương tâm, sống có tín ngưỡng. Rất nhiều Phật tử và các tôn giáo khác như Cao Đài, Hoà Hảo; rất nhiều người theo ‘đạo Ông Bà’, do có tín ngưỡng, họ không làm điều bất chính: tà dâm, trộm cắp, lừa gạt, sợ sự trừng phạt của Trời, Phật Như Lai, ‘Con Mắt của Cao Đài’. Trời thấy rõ mọi sự!’
TÓM LẠI, tôi tin rằng cuộc sống và cách riêng cuộc sống gia đình cần có điểm tựa là lòng tin, chính xác là phải có tín ngưỡng! Nói như vậy không biết quá ‘hồ đồ’ không? mình ơi !