- Chủ đề Author
- #1
Ngày 2/8/2024 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận chưa công nhận nền Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, làm cho chính phủ Việt Nam phải "lấy làm tiếc" về quyết định của phía Mỹ.
Đức thánh cha và các bạn trẻ cùng hướng về một nền kinh tế của Phúc Âm. Ảnh: Vatican News
Nền kinh tế phi thị trường
Lý do chính phía Mỹ đưa ra để tiếp tục coi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường là do sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào mọi khía cạnh của đời sống kinh tế, các chính sách thương mại không công bằng, hệ thống tư pháp yếu kém, dẫn đến tệ nạn tham nhũng tràn lan, đồng thời, không cho thành lập các công đoàn độc lập…
Nên biết, Việt Nam bị Mỹ xác định là có nền kinh tế phi thị trường từ năm 2002. Việc Mỹ không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đã gây nhiều thiệt hại cho Việt Nam trong chính sách xuất khẩu, thu hút đầu tư… đòi chính quyền Việt Nam phải tiếp tục công cuộc cải cách chính trị để được gia nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.
Nên biết, Việt Nam bị Mỹ xác định là có nền kinh tế phi thị trường từ năm 2002. Việc Mỹ không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đã gây nhiều thiệt hại cho Việt Nam trong chính sách xuất khẩu, thu hút đầu tư… đòi chính quyền Việt Nam phải tiếp tục công cuộc cải cách chính trị để được gia nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.
Khai mạc sự kiện "nền kinh tế Phanxicô tại Assisi ngày 22/9/2022. Ảnh: HĐGMVN
Nền kinh tế Phanxicô
Điều đáng nói, trong lúc Việt Nam bị buộc phải tiếp tục cải cách "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" để được Mỹ công nhận có nền kinh tế thị trường, trong lúc nền kinh tế thế giới những năm qua tiếp tục đối mặt với những khủng hoảng do vận hành nền kinh tế theo hướng lối tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa của cải vật chất, thì Đức thánh cha Phanxicô liên tục cổ võ và đề nghị "xây dựng một nền kinh tế theo Phúc Âm" tạm gọi là "nền kinh tế Phanxicô".
Ở đây, cần nói rõ, "nền kinh tế Phanxicô" không phải là một hệ thống kinh tế cụ thể mà là một tập hợp các nguyên tắc nhằm hướng tới một nền kinh tế thân thiện với trái đất, một nền kinh tế lấy cảm hứng từ tinh thần của Thánh Phanxicô đặt người nghèo làm trung tâm, đề cao tình huynh đệ, coi trọng môi trường thiên nhiên. Các nguyên tắc chính của nền kinh tế Phanxicô bao gồm:
Ở đây, cần nói rõ, "nền kinh tế Phanxicô" không phải là một hệ thống kinh tế cụ thể mà là một tập hợp các nguyên tắc nhằm hướng tới một nền kinh tế thân thiện với trái đất, một nền kinh tế lấy cảm hứng từ tinh thần của Thánh Phanxicô đặt người nghèo làm trung tâm, đề cao tình huynh đệ, coi trọng môi trường thiên nhiên. Các nguyên tắc chính của nền kinh tế Phanxicô bao gồm:
- Công bằng xã hội: Nền kinh tế Phanxicô nhấn mạnh việc giảm thiểu bất bình đẳng xã hội và đảm bảo rằng mọi người, đặc biệt là những người nghèo và bị bỏ rơi, đều có cơ hội và quyền lợi công bằng trong hệ thống kinh tế. Điều này bao gồm việc phải tách bạch "kinh tế với chính trị". Kinh tế và chính trị phải đối thoại để phục vụ cho con người, nhất là người nghèo (Laudato Si, # 189).
- Phát triển Bền vững: Nền kinh tế này chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên một cách bền vững. Điều này bao gồm việc giảm thiểu tác động của các hoạt động kinh tế đến hệ sinh thái và thúc đẩy các phương pháp sản xuất và tiêu dùng xanh.
- Ưu tiên người nghèo: Nền kinh tế Phanxicô đặt người nghèo lên hàng đầu, kêu gọi các chính sách và hoạt động kinh tế phải được điều chỉnh để phục vụ lợi ích của những người kém may mắn nhất trong xã hội. Điều này có thể bao gồm việc cải cách hệ thống an sinh xã hội và hỗ trợ cộng đồng nghèo (Fratelli Tutti, # 110).
Theo Đức thánh cha, "nền kinh tế giết chết, loại trừ, làm ô nhiễm, gây ra chiến tranh, không phải là một nền kinh tế… Đó là một căn bệnh, một sự biến dạng của chính nền kinh tế và sứ mệnh của nó." (Xem chi tiết ở đây)
Đức thánh cha gặp gỡ các bạn trẻ tại Assisi. Ảnh: Vatican News
Nền kinh tế Phanxicô trong bối cảnh toàn cầu
Theo đánh giá chung, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nền kinh tế Phanxicô cung cấp một cách tiếp cận khác biệt và quan trọng. Thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế Phanxicô đặt ra các mục tiêu về công bằng và bền vững. Điều này có thể giúp giải quyết một số vấn đề hiện tại mà thế giới đang đối mặt, chẳng hạn như sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng, tình trạng biến đổi khí hậu, và sự phân hóa xã hội.
Đặc biệt, nền kinh tế Phanxicô có thể cung cấp những bài học quý giá cho các quốc gia đang phát triển, như Việt Nam, về cách thức tổ chức nền kinh tế theo hướng tích cực hơn. Mặc dù không phải là một hệ thống cụ thể, các nguyên tắc của nền kinh tế Phanxicô có thể được áp dụng để cải thiện chính sách và thực tiễn hiện tại, nhằm tạo ra một môi trường kinh tế công bằng và bền vững hơn.
Đặc biệt, nền kinh tế Phanxicô có thể cung cấp những bài học quý giá cho các quốc gia đang phát triển, như Việt Nam, về cách thức tổ chức nền kinh tế theo hướng tích cực hơn. Mặc dù không phải là một hệ thống cụ thể, các nguyên tắc của nền kinh tế Phanxicô có thể được áp dụng để cải thiện chính sách và thực tiễn hiện tại, nhằm tạo ra một môi trường kinh tế công bằng và bền vững hơn.
Đức thánh cha ký hiệp ước "nền kinh tế Phanxi cô: Xây dựng nền kinh tế theo Phúc Âm" tại Assisi ngày 24/9/2022. Ảnh: Vatican News
Tóm lại
Thị trường tự nó không giải quyết được mọi vấn đề. Trong thực tế, càng ngày, sự bất bình đẳng càng gia tăng ngay tại các quốc gia phát triển. Vì thế, cách tiếp cận của nền kinh tế Phanxicô đặt trọng tâm nền kinh tế trên sự công bằng, phát triển bền vững và chọn lựa ưu tiên người nghèo, là một cách tiếp cận mới mẻ, đầy hy vọng, đáng được các quốc gia lưu tâm.
Phải làm gì?
Docat 177: “Thị trường tự do” có phải là phương tiện tốt không?
Trong một thị trường tự do, người ta có thể chào bán và chọn mua các hàng hoá và dịch vụ một cách tự do trong một khung pháp lý và đạo đức. Về cơ bản, người tiêu thụ quyết định món nào nên được sản xuất, ở mức giá nào, và với số lượng bao nhiêu, trừ khi các tập đoàn độc quyền và các liên hiệp phá rối quy luật cung cầu. Nói chung “thị trường tự do” đã chứng tỏ mình có thể thúc đẩy hoạt động và duy trì lâu dài sự phát triển kinh tế. Hơn nữa, trong một thị trường tự do, các nguồn lực được sử dụng hữu hiệu hơn là trong nền kinh tế do Nhà nước hoạch định. Tuy vậy, hiệu năng không phải là tất cả. Không hiếm những khi thị trường tự do dẫn tới tình huống những ai có ít nguồn lực tài chính hơn dễ gặp bất lợi hay bị những kẻ có nguồn lực lớn hơn bóc lột, ví dụ, qua việc ép buộc công nhân chấp nhận một mức lương thấp vô lý. Khi chuyện này xảy ra, phía yếu thế hơn cần được trợgiúp, một mặt qua các điều luật của Nhà nước, mặt khác qua các tổ chức xã hội như công đoàn. Chỉ có thể chấp nhận thịtrường tự do khi nó phục vụ toàn thể cộng đồng. Tuy nhiên vẫn tồn tại những “thị trường” bất hảo, ví dụ, mua bán ma tuý, buôn người dưới đủ mọi dạng thức, bán vũ khí bất hợp pháp, v.v..