Những điều thú vị về việc bầu giáo hoàng: Tuổi tác, quốc tịch, những cái đầu tiên và cuối cùng

Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
1,064

Khi được bầu làm Giáo hoàng năm 2013, Đức Phanxicô đã làm nên lịch sử với tư cách là vị giáo hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ Latinh và cũng là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên trở thành Giám mục Rôma.​

Việc ngài được bầu ở tuổi 76 dường như đi ngược lại với lời tuyên bố của Đức Bênêđictô XVI chỉ 30 ngày trước đó khi ngài thông báo từ nhiệm. Vị giáo hoàng người Đức, lúc ấy 85 tuổi, đã thẳng thắn thừa nhận rằng, “cả sức mạnh tinh thần lẫn thể chất đều cần thiết” để chu toàn thừa tác vụ giáo hoàng trong thế giới hiện đại (Tuyên bố từ nhiệm, 11/2/2013).

Đức Bênêđictô XVI, được bầu năm 2005 ngay sau sinh nhật lần thứ 78, cùng với Đức Phanxicô, thuộc nhóm hiếm hoi trong lịch sử: trong số 103 vị giáo hoàng có ghi nhận chính xác độ tuổi khi được bầu, chỉ có 18 vị ở độ tuổi từ 71 đến 80.​

phailamgi_Những điều thú vị về việc bầu giáo hoàng_cv1.jpg

Cố giáo hoàng Phanxicô và cố giáo hoàng Biển Đức 16

Theo Ambrogio Piazzoni, nguyên Phó Quản thủ Thư viện Vatican và tác giả chuyên khảo về lịch sử các cuộc bầu cử giáo hoàng, những dữ kiện lịch sử cho thấy có nhiều điều đáng chú ý liên quan đến độ tuổi của các giáo hoàng:​
  • Ba giáo hoàng được bầu dưới 25 tuổi, gần nhất là Đức Giáo hoàng Grêgôriô V (24 tuổi) vào năm 996.​
  • Bảy vị được bầu ở độ tuổi từ 25 đến 40, trong đó Đức Giáo hoàng Lêô X là vị cuối cùng, ở tuổi 37 vào năm 1513.​
  • Mười một vị ở độ tuổi 41-50, gần nhất là Đức Giáo hoàng Clêmentê VII, 44 tuổi khi được bầu năm 1523.​
  • 24 vị được bầu khi ở tuổi 50 -60, trong đó Đức Gioan Phaolô II — người khai mở triều đại năm 1978 ở tuổi 58 — là ví dụ gần đây nhất.​
  • 37 vị được chọn khi ở độ tuổi 61-70, với Đức Gioan Phaolô I là vị cuối cùng (65 tuổi), người chỉ trị vì 33 ngày năm 1978.​
  • Chỉ ba giáo hoàng được bầu khi trên 80 tuổi, lần cuối cùng là Đức Grêgôriô XII, 81 tuổi, được bầu năm 1406.​

phailamgi_Những điều thú vị về việc bầu giáo hoàng_cv2.jpg


Piazzoni cũng liệt kê những "lần cuối cùng" mang tính lịch sử:​
  • Vị giáo hoàng cuối cùng chưa phải là hồng y khi được bầu là Đức Urbanô VI năm 1378.​
  • Giáo hoàng cuối cùng chưa được truyền chức linh mục trước khi được bầu là Đức Lêô X.​
  • Người Rôma cuối cùng được bầu làm giáo hoàng là Đức Piô XII năm 1939, cũng là vị giáo hoàng cuối cùng từng giữ chức Quốc vụ khanh Toà Thánh.​
  • Giáo hoàng châu Phi cuối cùng là Đức Gelasiô, được bầu năm 492.​
  • Giáo hoàng người Dalmatia cuối cùng là Đức Gioan IV (640).​
  • Giáo hoàng người Pháp cuối cùng là Đức Grêgôriô XI (1370).​
  • Giáo hoàng gốc Hy Lạp cuối cùng là Đức Zacharias (741).​
  • Giáo hoàng người Anh duy nhất và cuối cùng là Đức Adrianô IV (1154).​
  • Giáo hoàng người Ý gần nhất là Đức Gioan Phaolô I (1978).​
  • Giáo hoàng người Hà Lan cuối cùng là Đức Adrianô VI (1522).​
  • Giáo hoàng gốc Palestine cuối cùng là Đức Théodore I (642).​
  • Giáo hoàng người Ba Lan gần nhất là Đức Gioan Phaolô II (1978).​
  • Giáo hoàng người Bồ Đào Nha cuối cùng là Đức Gioan XXI (1276).​
  • Giáo hoàng người Syria cuối cùng là Đức Grêgôriô III (731).​
  • Giáo hoàng người Tây Ban Nha gần nhất là Đức Alexandro VI (1492).​
  • Giáo hoàng người Đức cuối cùng là Đức Bênêđictô XVI (2005), kết thúc khoảng trống 950 năm kể từ Đức Victor II.​
Giáo luật hiện hành (Bộ Giáo luật 1983, điều 349) xác định rằng Hồng y đoàn có nhiệm vụ bầu giáo hoàng, và theo Tông hiến Universi Dominici Gregis (1996) của Đức Gioan Phaolô II, sửa đổi bởi Tự sắc Normas Nonnullas (2013) của Đức Bênêđictô XVI, giáo hoàng được bầu cần đạt đa số hai phần ba số phiếu. Không có giới hạn tuổi tối đa khi bầu giáo hoàng, nhưng chỉ những hồng y dưới 80 tuổi mới được quyền tham gia mật nghị.​

  • Theo Catholic News Service
  • Ảnh trong bài: AmericanMagazine
 

Từ Thánh Phêrô đến ĐGH Phanxicô | PhaiLamGi | Video tóm lược danh sách các vị Giáo hoàng – từ Thánh Phêrô, người được chính Chúa Giêsu chọn làm đá tảng xây dựng Hội Thánh, cho đến Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã để lại dấu ấn đậm nét bằng đời sống khiêm nhường, gần gũi và những cải tổ mạnh mẽ vì người nghèo và người bên lề. Một hành trình đức tin, một chuỗi kế vị không gián đoạn, thể hiện sự trung thành của Giáo hội với lời hứa của Đức Kitô: "Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi." (Mt 16,18)

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên