"Phải hoàn thành nghĩa vụ xã hội mới có quyền con người": Một kiểu lập luận xa lạ và sai lạc!

5.00 star(s) 2 Votes
Đi tìm chân lý
Tham gia
25/1/24
Bài viết
502

Những ngày qua, luận án Tiến sĩ Luật của Thượng tọa Thích Chân Quang một lần nữa lại nổi sóng dư luận.​

Trong video bảo vệ luận án với chủ đề "Nghĩa vụ con người trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam" ông cho rằng "quyền luôn luôn phải đi đôi với nghĩa vụ" và trong một số trường hợp thì nghĩa vụ còn phải đi trước quyền;" nghĩa là chỉ khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, con người mới có thể hương được quyền cơ bản.

Đây là một kiểu lập luận hoàn toàn xa lạ với cách hiểu thông thường trên thế giới, được trình bày trong Bản Tuyên Ngôn quốc tế Nhân quyền và cũng xa lạ với cách hiểu của Giáo huấn Xã hội Công giáo.​

phailamgi_quyên và nghĩa vụ_cv.jpeg

Ảnh: caritasvietnam.org

Theo Học thuyết Xã hội Công giáo

Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo nhấn mạnh rằng nguồn gốc của các quyền con người nằm ngay trong chính con người và trong chính Thiên Chúa tạo Hóa. Do đó, nó có tính phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng. Do đó, bất kỳ ai cũng được thụ hưởng các quyền này mà không hề phụ thuộc vào năng lực hoàn thành nghĩa vụ của họ.
Nguồn gốc sau cùng của các quyền con người không phải ở trong ý muốn thuần tuý của con người, trong thực thể quốc gia hay chính quyền, nhưng là ở trong chính con người và trong chính Thiên Chúa Tạo Hoá. Những quyền này mang những đặc tính “phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng”. Phổ quát, vì chúng hiện diện nơi hết mọi người, bất kể thời gian, địa điểm hay chủ thể. Bất khả xâm phạm, bao lâu “chúng tồn tại trong con người và trong phẩm giá con người”và vì “thật vô ích khi công bố các quyền mà đồng thời không làm gì để bảo đảm cho chúng được tôn trọng bởi mọi người, mọi nơi và vì mọi người”. Bất khả nhượng, bao lâu “không ai có thể tước đoạt những quyền ấy khỏi người khác một cách chính đáng, bất kể người đó là ai, vì làm như thế là xâm phạm tới bản tính của chính họ” (TLHTXHCG 153)​

Nếu quyền con người bị điều kiện hóa bởi việc hoàn thành nghĩa vụ, điều này sẽ tạo ra một xã hội không công bằng, nơi mà chỉ những người có khả năng hoặc điều kiện thực hiện nghĩa vụ mới được hưởng quyền. Nếu cho rằng ai đó chỉ xứng đáng có quyền con người khi thực hiện các điều kiện về nghĩa vụ, thì đây có thể là lý do cho các hành vị lạm dụng bạo lực, bất công. Anh không tôn trọng quyền của người khác nên quyền của anh cũng sẽ không được tôn trọng. Hệ quả nếu anh không bị nghi là ăn trộm, giết người nên anh sẽ bị tra tấn.. Điều này trái ngược với tinh thần của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Học thuyết Xã hội Công giáo.

Theo Bản tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền

Theo Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, các quyền cơ bản của con người, bao gồm quyền sống, quyền tự do cá nhân và quyền không bị tra tấn hay hạ nhục, là những quyền phổ quát và không thể tước đoạt. Chúng không phụ thuộc vào bất kỳ điều kiện nào, bao gồm cả việc thực hiện nghĩa vụ. Điều 5 của Bản Tuyên ngôn khẳng định: "Không ai được phép bị tra tấn hoặc đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc hạ nhục." Điều này cho thấy mỗi cá nhân, bất kể đã hoàn thành nghĩa vụ hay chưa, đều có quyền được miễn khỏi sự đối xử tàn bạo.

phailamgi_quyên và nghĩa vụ_cv2.jpg
Ảnh: imdb.com
Khi quyền con người bị ràng buộc với nghĩa vụ, điều này không chỉ hạn chế sự tự do cá nhân mà còn dẫn đến sự lạm dụng quyền lực và phân biệt đối xử trong xã hội. Người nghèo hoặc người yếu thế có nguy cơ bị tước đoạt các quyền cơ bản nếu họ không đáp ứng được các yêu cầu về nghĩa vụ nhất định.

Trong khi các nghĩa vụ xã hội như đóng thuế, tuân thủ pháp luật là quan trọng để đảm bảo trật tự và phúc lợi chung của xã hội, việc điều kiện hóa quyền cơ bản với việc hoàn thành nghĩa vụ sẽ dẫn đến một xã hội không công bằng. Trẻ em, người già, người khuyết tật hoặc những người thu nhập thấp không thể đóng góp như những người khác, liệu họ có nên bị từ chối quyền giáo dục, y tế, hay an toàn cá nhân? Điều này trái với Điều 25 của Bản Tuyên ngôn, nói rằng mỗi cá nhân có quyền đến một mức sống đủ đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của mình và gia đình, bao gồm cả thực phẩm, quần áo, nhà ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết.​

Phải Làm Gì?
Docat 64: Nhân quyền đến từ đâu?
Nhân quyền không phải là một sáng kiến của những chuyên gia pháp lý, cũng không phải là thoả ước tuỳ tiện của những chính trị gia có thiện ý. Nhân quyền, đúng ra, là những quyền căn bản được ghi khắc trong bản tính con người. Ngày nay, nhân quyền được toàn thế giới công nhận như là nền tảng căn bản cho một đời sống có tự do, phẩm giá và bình đẳng. Lý trí có thể nhận biết các quyền con người; các quyền ấy bắt rễ trong phẩm giá của mỗi người, vì họ được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống với Thiên Chúa. Do đó, những quyền này là phổ quát không tuỳ thuộc vào nơi chốn và thời gian. Những quyền này bất khả xâm phạm, vì đặt trên nền tảng là phẩm giá bất khả xâm phạm của con người. Những quyền này bất khả chuyển nhượng, nghĩa là không ai có thể lấy đi những quyền này của người khác, hoặc có quyền trao ban hay chối từ những quyền này. Như vậy, chúng ta phải thừa nhận các quyền của con người trong tính toàn vẹn của nhân quyền, và bảo vệ nhân quyền trước những ý đồ xuyên tạc, bóp méo dựa trên các ý thức hệ. Tất cả mọi người, đặc biệt các Kitô hữu, phải lên tiếng khi nhân quyền bị vi phạm, hay khi một số quyền của con người (vẫn) không được công nhận tại một số quốc gia.​
 
  • Love
Like: .
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
21
Quyền con người được khắc ghi ngay từ khi sinh ra, xuất phát từ Thiên Chúa. Chứ không phải là sự ban phát bởi người có quyền
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên