- Chủ đề Author
- #1
Thêm một lần nữa, từ giữa đám tang Đức Thánh cha Phanxicô, tiếng hô to “Santo Subito – Phong thánh ngay lập tức” lại vang lên. Đây không phải lần đầu, các tín hữu mong mỏi Giáo hội phong thánh ngay lập tức trong đám tang một Đức giáo hoàng.
Biểu ngữ "Santo Subito" trong lễ an táng Đức giáo hoàng Bê nê đích tô XVI, tại Quảng trường Thánh Phê rô ngày 5/1/2023. Ảnh: Infoelo.com
Santo Subito – những ký ức sống động!
Còn nhớ, cách đây vừa tròn 20 năm, cũng tại Quảng trường Thánh Phêrô, rất nhiều biểu ngữ, kèm theo lời hô vang “phong thánh ngay lập tức” trong thánh lễ an táng Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Những tiếng hô đó đã làm tiền đề để Giáo hội phong thánh cho ngài năm 2014, sau 9 năm ngài qua đời.
Gần đây hơn, ngày 5/1/2023, cũng tại Quảng trường Thánh Phêrô, một lần nữa, biểu ngữ “Santo Subilo” lại được giáo dân giơ cao bày tỏ mong muốn Tòa thánh lập tức phong thánh cho Đức giáo hoàng Bênêđíchtô 16.
Tuy nhiên, lần này, mặc dù chưa tới thời hạn tối thiểu là 5 năm, cho phép mở án phong thánh cho ngài, nhưng dường như đã có một sự thận trọng trong Giáo hội, về việc phong thánh cho các Đức Giáo hoàng, các Hồng y trong giáo triều.
Gần đây hơn, ngày 5/1/2023, cũng tại Quảng trường Thánh Phêrô, một lần nữa, biểu ngữ “Santo Subilo” lại được giáo dân giơ cao bày tỏ mong muốn Tòa thánh lập tức phong thánh cho Đức giáo hoàng Bênêđíchtô 16.
Tuy nhiên, lần này, mặc dù chưa tới thời hạn tối thiểu là 5 năm, cho phép mở án phong thánh cho ngài, nhưng dường như đã có một sự thận trọng trong Giáo hội, về việc phong thánh cho các Đức Giáo hoàng, các Hồng y trong giáo triều.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II. Ảnh: mygofpictures.com
Lịch sử phong thánh cho các Đức giáo hoàng
Ở đây, cần nhìn lại chút lịch sử việc Tòa thánh phong thánh cho các Đức Giáo hoàng. Điều cần ghi nhận, việc phong thánh cho các Giáo hoàng không diễn ra thường xuyên.
Trước hết, cần nhớ rằng việc phong thánh cho các giáo hoàng vừa cũ vừa mới. Trong số 264 Đức Giáo hoàng đã qua đời, có 83 vị đã được phong thánh. Trong số 48 giáo hoàng đầu tiên qua đời trước năm 500, 47 người đã được phong thánh; một nửa trong số họ tử đạo.
Việc phong thánh cho các giáo hoàng trong 15 thế kỷ tiếp theo là rất hiếm, nhưng đã tăng lên với tốc độ chóng mặt trong những thập kỷ gần đây.
Sự thay đổi thực sự bắt đầu vào thế kỷ 19 với Công đồng Vatican I (1869-1870), đặc biệt với tuyên bố về quyền tối thượng và ơn vô ngộ của Đức giáo hoàng, dẫn đến việc các vị lãnh đạo Giáo hội hướng về các giáo hoàng nhiều hơn trong việc làm án tuyên thánh cho các ngài.
Gần đây, Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô Đệ nhị, vào năm 2005, bằng quyết định rút ngắn thời hạn lập hồ sơ phong thánh xuống còn 5 năm, thay vì 50 năm như được qui định trong Bộ giáo luật 1919, đã mở ra một thay đổi lớn trong tiến trình phong thánh.
Nhờ đó, trong số 8 Giáo hoàng cai quản Giáo hội suốt thế kỷ 20, đã có 5 vị được phong thánh hoặc chân phước: thánh Piô X, ba giáo hoàng của Công đồng Vatican II (Gioan XXIII (2014), Phaolô VI (2018) và Gioan Phaolô II (2014) và chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô I (4/9/2022).
Trước hết, cần nhớ rằng việc phong thánh cho các giáo hoàng vừa cũ vừa mới. Trong số 264 Đức Giáo hoàng đã qua đời, có 83 vị đã được phong thánh. Trong số 48 giáo hoàng đầu tiên qua đời trước năm 500, 47 người đã được phong thánh; một nửa trong số họ tử đạo.
Việc phong thánh cho các giáo hoàng trong 15 thế kỷ tiếp theo là rất hiếm, nhưng đã tăng lên với tốc độ chóng mặt trong những thập kỷ gần đây.
Sự thay đổi thực sự bắt đầu vào thế kỷ 19 với Công đồng Vatican I (1869-1870), đặc biệt với tuyên bố về quyền tối thượng và ơn vô ngộ của Đức giáo hoàng, dẫn đến việc các vị lãnh đạo Giáo hội hướng về các giáo hoàng nhiều hơn trong việc làm án tuyên thánh cho các ngài.
Gần đây, Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô Đệ nhị, vào năm 2005, bằng quyết định rút ngắn thời hạn lập hồ sơ phong thánh xuống còn 5 năm, thay vì 50 năm như được qui định trong Bộ giáo luật 1919, đã mở ra một thay đổi lớn trong tiến trình phong thánh.
Nhờ đó, trong số 8 Giáo hoàng cai quản Giáo hội suốt thế kỷ 20, đã có 5 vị được phong thánh hoặc chân phước: thánh Piô X, ba giáo hoàng của Công đồng Vatican II (Gioan XXIII (2014), Phaolô VI (2018) và Gioan Phaolô II (2014) và chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô I (4/9/2022).
Biểu ngữ trong thánh lễ an táng thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II. Ảnh: DAREK SZUSTER / ALSACE / MAXPPP
Ủng hộ và chống đối
Sự kiện các Giáo hoàng gần đây “được phong thánh sớm”, đặc biệt trường hợp thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, phần nào đáp ứng được nguyện vọng của một bộ phận tín hữu, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều vấn nạn.
Trước hết, như Đức Hồng y Kasper và Tổng giám mục Bätzing đã nhấn mạnh, cần có thời gian để lịch sử và Giáo hội đủ khoảng cách cần thiết để Giáo hội có thể đánh giá cách khách quan về đương sự. Những xúc động ban đầu của người giáo dân, dù chân thành, nhưng có thể che khuất những yếu tố phức tạp trong đời sống và triều đại của một giáo hoàng.
Một khó khăn khác là việc phong thánh có thể bị hiểu sai như là sự chấp nhận và vinh danh tất cả các quyết định, chính sách, và đường lối mục vụ của vị giáo hoàng đó. Điều này có thể gây ra những tranh cãi, đặc biệt là khi những quyết định của giáo hoàng trong quá khứ có thể vẫn còn gây tranh luận.
Trường hợp Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, mặc dù được yêu mến vì nhiều đóng góp của ngài cho Giáo hội, nhưng Giáo hội cũng đã phải đối mặt với các chỉ trích về cách thức thánh nhân, lúc sinh thời, đã xử lý các khủng hoảng lạm dụng tình dục trong Giáo hội. Những chỉ trích này dẫn đến các phong trào phản đối việc phong thánh cho ngài, như phong trào đòi "bãi thánh", cho rằng việc phong thánh sớm có thể làm giảm tính khách quan và thiếu sự công nhận đầy đủ những sai lầm có thể đã xảy ra.
Bên cạnh đó, một yếu tố khác không thể bỏ qua là nguy cơ chính trị hóa của việc phong thánh. Trong một số trường hợp, việc phong thánh có thể bị xem như một công cụ củng cố quyền lực hoặc xây dựng hình ảnh của Giáo hội. Điều này có thể dẫn đến những quyết định không công bằng hoặc thiếu sự phân định khách quan, khiến cho việc phong thánh không phản ánh đúng đời sống thánh thiện thực sự của một vị giáo hoàng.
Trước hết, như Đức Hồng y Kasper và Tổng giám mục Bätzing đã nhấn mạnh, cần có thời gian để lịch sử và Giáo hội đủ khoảng cách cần thiết để Giáo hội có thể đánh giá cách khách quan về đương sự. Những xúc động ban đầu của người giáo dân, dù chân thành, nhưng có thể che khuất những yếu tố phức tạp trong đời sống và triều đại của một giáo hoàng.
Một khó khăn khác là việc phong thánh có thể bị hiểu sai như là sự chấp nhận và vinh danh tất cả các quyết định, chính sách, và đường lối mục vụ của vị giáo hoàng đó. Điều này có thể gây ra những tranh cãi, đặc biệt là khi những quyết định của giáo hoàng trong quá khứ có thể vẫn còn gây tranh luận.
Trường hợp Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, mặc dù được yêu mến vì nhiều đóng góp của ngài cho Giáo hội, nhưng Giáo hội cũng đã phải đối mặt với các chỉ trích về cách thức thánh nhân, lúc sinh thời, đã xử lý các khủng hoảng lạm dụng tình dục trong Giáo hội. Những chỉ trích này dẫn đến các phong trào phản đối việc phong thánh cho ngài, như phong trào đòi "bãi thánh", cho rằng việc phong thánh sớm có thể làm giảm tính khách quan và thiếu sự công nhận đầy đủ những sai lầm có thể đã xảy ra.
Bên cạnh đó, một yếu tố khác không thể bỏ qua là nguy cơ chính trị hóa của việc phong thánh. Trong một số trường hợp, việc phong thánh có thể bị xem như một công cụ củng cố quyền lực hoặc xây dựng hình ảnh của Giáo hội. Điều này có thể dẫn đến những quyết định không công bằng hoặc thiếu sự phân định khách quan, khiến cho việc phong thánh không phản ánh đúng đời sống thánh thiện thực sự của một vị giáo hoàng.
Thánh Giáo hoàng Phaolô VI và Chân phước giáo hoàng Gioan Phaolô I. Ảnh: Vatican news
Cẩn trọng là cần thiết
Do đó, thiết tưởng, bằng sự khôn ngoan, mặc dù lòng sùng mộ và sự yêu mến đối với các giáo hoàng của các tín hữu là điều không thể phủ nhận, nhưng việc phong thánh không thể chỉ dựa trên cảm xúc hoặc lòng ngưỡng mộ nhất thời mà cần dựa trên những cuộc điều tra kỹ lưỡng.
Nói cách khác, phong thánh là để vinh danh Thiên Chúa, làm chứng cho sự hiện diện quyền năng của Ngài trong đời sống con người. Bởi thế, phong thánh không thể là một hành vi vội vã, dù lòng yêu mến đối với các giáo hoàng quá cố có dạt dào đến đâu. Giáo hội chỉ thực sự tôn vinh Thiên Chúa khi biết thận trọng, khi để cho hoa trái thánh thiện được kiểm chứng bởi thời gian và cộng đoàn tín hữu.
Nói cách khác, phong thánh là để vinh danh Thiên Chúa, làm chứng cho sự hiện diện quyền năng của Ngài trong đời sống con người. Bởi thế, phong thánh không thể là một hành vi vội vã, dù lòng yêu mến đối với các giáo hoàng quá cố có dạt dào đến đâu. Giáo hội chỉ thực sự tôn vinh Thiên Chúa khi biết thận trọng, khi để cho hoa trái thánh thiện được kiểm chứng bởi thời gian và cộng đoàn tín hữu.