Ngày 26/03/2016, phát biểu ở Quốc hội trước khi từ nhiệm chức vụ Thủ tướng, Ông Nguyễn tấn Dũng, sau lời chúc mừng 15 đồng chí thành viên Chính phủ được nghỉ chính sách (trong đó có luôn Thủ tướng), ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, đảng viên tốt, tiếp tục làm người tử tế , mỗi đồng chí tùy theo hoàn cảnh mà đóng góp sức mình cho Đảng, cho dân".
“Làm người tử tế” trong lời phát biểu này xem ra có vẻ mơ hồ. Ai cũng mong muốn được bà con lối xóm, cộng đồng xã hội nhìn nhận ‘tôi là người tử tế’ nhưng sống như thế nào, phải sống làm sao mới được gọi “làm người tử tế”?
Làm người tử tế để có được hạnh phúc?
Tất cả chúng ta đều mong muốn ‘sống tử tế’ để luôn được hạnh phúc, ước muốn này không phải lúc nào cũng dễ dàng và liệu có khả thi không? Tôi không nghĩ vậy, vì tất cả chúng ta đều trải qua những giai đoạn đôi khi khó khăn nhưng lại giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn và trân trọng cuộc sống hơn. Khi bạn trải qua đau khổ, buồn bã, thất bại, v.v. và mọi chuyện lại tiếp diễn, bạn sẽ phải làm gì ?
- Trân trọng giá trị khoảnh khắc sống hiện tại: suy nghĩ một cách tích cực, tôi phải nói gì – làm gì, để được xem ‘là người tử tế’. Điều này không cho phép bạn hoài niệm về quá khứ, lại không thể mơ tưởng đến tương lai! Chính khoảnh khắc hiện tại bạn sẽ tìm được sự bình an, hạnh phúc.
- Xin đừng bao giờ quên Cảm ơn, đó cách ứng xử của lòng biết ơn, lòng tốt. Sống là tương quan với nhiều ngườì với quốc gia dân tộc, không cho phép tôi tưởng rằng mình đang lãnh đạo giải quyết ‘ấm no hạnh phúc cho nhiều người. Thái độ của lòng biết ơn luôn khởi từ một người ‘nhỏ bé, thấp hèn,và khiêm cung’.
- Sẳn sàng nói không: Đây là điều khó khăn đối với một số người và cả tôi nữa! Chúng ta thường và hay nói "có" để làm hài lòng mọi người vì sợ bị phán xét, từ chối, v.v. Đây là điều nghịch lý: nếu muốn người khác tôn trọng mình, tôi phải bắt đầu tôn trọng chính mình ! lừa dối mình để làm vừa lòng người khác thì sao gọi là tôn trọng sự lựa chọn của mình. Khi tôi không thích chuyến đi chơi chẳng hạn, lúc đó chúng ta có cần phải giải thích sự vắng mặt của mình, có cần phải giải thích lý do từ chối hay không.
- Với ý kiến người khác, xin đừng bận tâm: sống cuộc sống theo cách mà ta thấy phù hợp, đó là phiên bản tốt nhất của chính mình mỗi ngày! Nếu chúng ta hành động theo cách mà dư luận muốn nhìn nhận, chúng ta sẽ không bao giờ hạnh phúc! Hãy hành động theo ý mình! Chúng ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người, hãy giải phóng bản thân khỏi áp lực xã hội về ngoại hình và tự do hành động và suy nghĩ theo cách chúng ta thấy phù hợp! Nếu chúng ta hành động theo cách mà dư luận muốn nhìn nhận, chúng ta sẽ không bao giờ hạnh phúc!
- Nói & suy nghĩ tích cực: tác động của lời nói mạnh mẽ hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ. Tích cực mang lại tích cực và tiêu cực mang lại tiêu cực. Giống như luật hấp dẫn và sức mạnh của ý định. “Cách suy nghĩ của bạn sẽ quyết định bạn sẽ thành công hay thất bại” (Henry Ford) “Bạn là chủ nhân của cuộc đời mình, và bất kể nhà tù của bạn là gì, bạn đều có chìa khóa mở ra” (Hervé Desbois) “Tâm trí của chúng ta không có giới hạn nào ngoài những giới hạn mà chúng ta nhận ra trong đó” (Napoleon Hill) Chúng ta có chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình không? Cơ hội là gì? Suy nghĩ, niềm tin và lời nói của chúng ta có thể ảnh hưởng thế nào đến thực tế? Những cách nói biểu lộ sự tích cực: “rất vui lòng” thay vì “không có gì”, “cảm ơn vì đã đợi tôi” thay vì “xin lỗi vì sự chậm trễ”, “tôi có thể cải thiện” thay vì “tôi ngu ngốc”, “tôi sẽ đến đó, tôi đang làm những gì tôi có thể” thay vì “tôi không thể”, v.v.
Hành thiện và tu đức dưỡng tính, điều quan trọng nhất nằm ở tấm lòng. Đối nhân và xử thế, tự trong thâm tâm và trong mọi lúc mọi nơi, luôn cần có lòng tử tế, cần khiêm tốn và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Mong muốn hành thiện phải thuần khiết và chính trực. Luôn luôn tuân theo thiên ý, làm người chân thành, từ bi, khoan dung. Đâu cần phải có tiền mới có thể làm được việc khiêm tốn. Người không cần tiền, không có tiền cũng có thể hành thiện, cũng có thể thành ‘người tử tế’.
Khuôn vàng thước ngọc "làm người tử tế"
Những gì chia sẻ với bạn được gom góp từ kinh nghiệm sống tích cực của thánh hiền & người xưa, của nhiều người thành đạt. Còn một khuyên bảo tích cực hơn của Chúa Giêsu: “Điều gì các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì chính các ngươi hãy làm cho họ trước”(*). Đó là khuôn vàng thước ngọc của Kitô giáo và là “kim chỉ nam” cho những ai theo Chúa. Thật vậy, đừng làm điều ác mà thôi thì chưa đủ, nhưng chỉ khi nào mọi người bắt tay làm điều thiện, làm điều mình muốn người khác làm cho mình, lúc đó xã hội mới hy vọng tốt đẹp được.
--------------
(*) Trước Chúa Giêsu, sách Tôbia cũng đã viết: “Điều gì con không thích thì cũng đừng làm cho ai cả” (Tb 4, 15). Khổng Tử cũng trả lời cho một đệ tử: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, nghĩa là điều gì con không muốn thì đừng làm cho người ta. Triết gia Aristote cũng dạy: “Đừng làm lại những điều người khác làm cho ngươi nổi giận”.
--------------
(*) Trước Chúa Giêsu, sách Tôbia cũng đã viết: “Điều gì con không thích thì cũng đừng làm cho ai cả” (Tb 4, 15). Khổng Tử cũng trả lời cho một đệ tử: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, nghĩa là điều gì con không muốn thì đừng làm cho người ta. Triết gia Aristote cũng dạy: “Đừng làm lại những điều người khác làm cho ngươi nổi giận”.
- Ảnh trong bài: Canva