Tình liên đới trong đức tin Công giáo - Tất cả là anh em

Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
Tham gia
29/12/23
Bài viết
204

Trong đức tin Công giáo, liên đới vừa là một nguyên tắc xã hội vừa là đức tính luân lý, khẳng định rằng tất cả mọi người đều là anh chị em trong gia đình nhân loại, không phân biệt quốc gia, màu da, hay tín ngưỡng. Đức Kitô, người mà người Công giáo tôn thờ, không phải là "một người bên Tây" mà là Con Thiên Chúa, đến để cứu rỗi tất cả nhân loại.​

Đối với các Kitô hữu, những lời của Đức Giêsu còn có một chiều kích siêu việt khác, khiến họ nhận ra chính Đức Kitô trong mỗi người anh em bị bỏ rơi hoặc bị loại trừ (x. Mt 25,40.45)​

Đức tin Công giáo dạy rằng, mọi người đều được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa, và vì vậy, tất cả chúng ta đều có phẩm giá vô hạn và đều là anh em với nhau trong gia đình chung của nhân loại.​


phailamgi_Liên đới công giáo_trại điên Trọng Đức_cv.jpg

Sinh hoạt và thánh lễ tại trại điên Trọng Đức. Ảnh phailamgi.com

Ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4,20).

Tình Liên Đới trong Hoạt Động Bác Ái của Người Công Giáo

Trại phong Bến Sắn
: Thành lập năm 1959, là nơi bảo vệ phẩm giá của bệnh nhân phong, do các nữ tu thuộc tu hội Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn chăm sóc. Sau năm 1975, trại do Nhà nước quản lý, các nữ tu tiếp tục phục vụ. Hiện trại có hơn 200 bệnh nhân lớn tuổi, nhiều người bị biến dạng tay chân do di chứng bệnh phong. Dù đã hết lây nhiễm, họ vẫn sống với nỗi đau thể xác và tinh thần. Tại đây, bệnh nhân được chăm sóc đầy đủ, có thể kết hôn, sinh con và được hỗ trợ về y tế, tinh thần từ cộng đồng và các nhà hảo tâm.

phailamgi_trại phong bến sắn_cv4.jpg
Trại phong Bến Sắn, Ảnh: phailamgi.com


Trại điên Trọng Đức: Trại điên Trọng Đức, thành lập năm 2006 bởi hai vợ chồng Công giáo ông Bùi Văn Thu và bà Trần Thị Hằng, là nơi chăm sóc cho gần 400 bệnh nhân tâm thần từ khắp cả nước. Các bệnh nhân ở đây không chỉ được cung cấp đầy đủ điều kiện sinh hoạt, ăn ở, mà còn được tham gia vào các hoạt động lao động, giải trí và cầu nguyện. Tại đây, họ được đối xử với sự tôn trọng và yêu thương, giúp họ cảm nhận lại phẩm giá của bản thân và hòa nhập vào cộng đồng. Nhiều bệnh nhân đã được chữa lành và tìm lại được ý nghĩa cuộc sống, một số người còn ở lại để giúp đỡ những bệnh nhân khác.

phailamgi_Liên đới công giáo_trại điên Trọng Đức_cv1.jpg
Giao lưu sinh hoạt tại trại điên Trọng Đức, Ảnh: phailamgi.com

Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS: Trong nhiều thập kỷ, người Công giáo đã và đang dẫn đầu trong việc chăm sóc và hỗ trợ những người nhiễm HIV/AIDS. Tại nhiều nơi ở Việt Nam, các phòng khám và cơ sở từ thiện do các tổ chức Công giáo điều hành đã trở thành nơi ẩn náu cho những người bị xã hội bỏ rơi vì căn bệnh này. Họ không chỉ cung cấp dịch vụ y tế mà còn nhận nuôi những đứa trẻ mồ côi do cha mẹ chúng qua đời vì HIV/AIDS. Đây là một biểu hiện rõ ràng của việc thấy hình ảnh Thiên Chúa nơi những người bé mọn nhất và bị xúc phạm nhất.

phailamgi_Liên đới công giáo_cv.jpg
Ảnh chụp màn hình từ tuoitre.vn

phailamgi_Liên đới công giáo_cv2.jpg
Những người bị mắc bệnh xã hội chia sẻ và giới thiệu về phòng khám của bác sĩ người Công giáo

Tình Liên Đới Toàn Cầu

Người Công giáo không chỉ hoạt động bác ái tại địa phương mà còn trên toàn thế giới. Các tổ chức như Caritas, một tổ chức từ thiện toàn cầu của Giáo hội Công giáo, hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ để hỗ trợ người nghèo, người tị nạn, và những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai và chiến tranh. Các Kitô hữu cũng không ngừng cầu nguyện cho hòa bình, đặc biệt là ở những nơi đang xảy ra chiến tranh và xung đột, như tại Trung Đông hay Ukraine.

phailamgi_Liên đới công giáo_cv6.jpg
Ảnh: caritas.org

Kết Luận

Trong đức tin Công giáo, tình liên đới là sự thể hiện của tình yêu mà Đức Kitô đã dạy. Người Công giáo được mời gọi nhìn nhận tất cả mọi người là anh em trong gia đình nhân loại, và điều này được chứng minh qua những hành động bác ái cụ thể, vượt qua mọi biên giới và khác biệt văn hóa. Đây là một minh chứng sống động rằng, trong đức tin Công giáo, tất cả chúng ta thực sự là anh em, đều có phẩm giá và mang hình ảnh của Thiên Chúa​

Phải Làm Gì?
Đối với các Kitô hữu, những lời của Đức Giêsu còn có một chiều kích siêu việt khác, khiến họ nhận ra chính Đức Kitô trong mỗi người anh em bị bỏ rơi hoặc bị loại trừ (x. Mt 25,40.45). Trong thực tế, đức tin tạo lập lòng tôn trọng người khác dựa trên những thúc đẩy lạ thường, bởi lẽ các tín hữu nhận biết rằng Thiên Chúa yêu thương từng người bằng một tình yêu vô biên và “Ngài cũng ban cho mỗi người một phẩm giá vô biên”[61]. Hơn nữa chúng ta tin rằng Chúa Kitô đã đổ máu mình ra cho mọi người và cho từng người, vì thế, không ai ở ngoài tình yêu phổ quát của Ngài. Và nếu chúng ta đi đến tận nguồn tình yêu đó, nghĩa là đi vào đời sống thâm sâu thân mật của Thiên Chúa, chúng ta sẽ thấy một cộng đồng Ba Ngôi, là nguồn gốc và mẫu mực hoàn hảo của mọi đời sống cộng đồng. Đã có những triển khai thần học sâu rộng về điểm này. Thần học ngày càng phong phú nhờ suy tư về chân lý lớn lao đó. (Thông điệp Fratelli Tutti #85)
Liên đới cũng là một đức tính luân lý thực sự, không phải là một “cảm giác thông cảm mơ hồ hay đau buồn hời hợt trước những bất hạnh của nhiều người, gần gũi cũng như xa lạ. Ngược lại, liên đới là có một quyết tâm vừa chắc chắn vừa kiên định muốn dấn thân lo cho công ích. Tức là lo cho ích lợi của mọi người và mỗi người, vì tất cả chúng ta thật sự đều phải chịu trách nhiệm về tất cả mọi người”418. Liên đới được nâng lên hàng đức tính xã hội căn bản, vì đó là đức tính nằm trong phạm vi của công bằng. Đó là một đức tính ưu tiên nhắm tới công ích và được tìm thấy nơi những người “dấn thân lo cho ích lợi của người thân cận tới mức, theo nghĩa của Tin Mừng, sẵn sàng “liều mất bản thân mình” vì người khác thay vì khai thác người khác, và sẵn sàng “phục vụ người khác” thay vì áp bức người khác vì ích lợi riêng (x. Mt 10,40-42; 20,25; Mc 10,42-45; Lc 22,25-27) (TLHTXHCG #193)
 

Khoảnh khắc cuối đời của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên