Tôn trọng phẩm giá của con cái là không làm thay những gì chúng có thể tự làm

5.00 star(s) 1 Vote
Đi tìm chân lý
Tham gia
25/1/24
Bài viết
502

Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ định nghĩa việc yêu thương con cái là lo cho con mọi thứ. Lo từ bữa cơm ăn áo mặc, lo con sẽ học trường gì, lo xin việc cho con, kiếm vợ thay con, rồi tính xem sau mình mất để lại cho con bao nhiêu mảnh đất, bao nhiêu cây vàng. Lo từ A-Z, con cái không cần phải suy nghĩ gì hết. Nhưng cách lo như vậy là đang không tôn trọng phẩm giá của con. Cướp đi lý trí, ý chí và tự do của chúng. Làm cho con cái dần mất đi khả năng tự suy nghĩ và hành động.​


phailamgi_làm thay con mọi thứ_cv.jpg

Ảnh: cuasovang.vn

"Mỗi nhiệm vụ xã hội luôn được giao trước tiên cho nhóm nhỏ nhất có thể thực hiện nhiệm vụ đó. Một nhóm ở cấp cao hơn có thể đảm nhận trách nhiệm chỉ khi nào nhóm nhỏ hơn không giải quyết được vấn đề....Sáng kiến cá nhân cần phải được khuyến khích, vì có khả năng giúp đỡ chính mình là một yếu tố quan trọng của phẩm giá làm người."(Docat 95)

Việc cha mẹ làm thay mọi việc cho con cái từ nhỏ đến lớn, không chỉ vi phạm nguyên tắc bổ trợ mà còn làm mất đi sự tự lập, lý trí và tự do của chúng. Khi cha mẹ lo lắng từ việc ăn uống, vệ sinh cá nhân đến việc học hành, xin việc và cả việc chọn bạn đời, con cái dần mất đi khả năng tự suy nghĩ và hành động. Chúng trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ và không thể tự sống khi không có cha mẹ bên cạnh.

Nghĩ rằng "ông bà già tao lo tất" không chỉ làm mất đi ý chí phấn đấu của con cái mà còn làm chúng thiếu trách nhiệm với cuộc sống của mình. Khi đã có cha mẹ lo lắng mọi thứ, con cái không còn động lực để cố gắng, phấn đấu.

Điều đó cũng làm mất luôn sự tự do của con. Đôi khi chúng không dám làm trái ý ba mẹ. Không dám theo đuổi ước mơ của mình. Không dám đưa ra những sáng kiến...

phailamgi_làm thay con mọi thứ_cv1.jpg
Ảnh: saostar.vn

Vậy cha mẹ nên hỗ trợ con cái ở mức nào?

Sự hỗ trợ của cha mẹ là cần thiết, đặc biệt khi con cái còn nhỏ và chưa đủ khả năng tự làm những công việc cơ bản như ăn uống, vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, cùng với sự hỗ trợ, cha mẹ cần dạy dỗ và khuyến khích con cái tự lập. Hãy dạy con cách tự ăn uống, đi đứng, sử dụng thìa đũa, và những kỹ năng sống cơ bản khác. Khi con cái lớn lên, hãy khuyến khích chúng tự học tập, tự làm việc và tự giải quyết các vấn đề của mình.

Hỗ trợ con cái không phải là làm thay mọi việc cho chúng mà là tạo điều kiện cho chúng tự phát triển, tự lập và trưởng thành. Cha mẹ không thể sống thay cuộc đời của con cái và cũng không thể lo lắng cho chúng mãi mãi. Việc khuyến khích con cái tự lập, tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình không chỉ giúp chúng trưởng thành mà còn là cách tôn trọng phẩm giá của chúng.​

Phải Làm Gì?

Docat 95: Nguyên tắc bổ trợ là gì?
Mỗi nhiệm vụ xã hội luôn được giao trước tiên cho nhóm nhỏ nhất có thể thực hiện nhiệm vụ đó. Một nhóm ở cấp cao hơn có thể đảm nhận trách nhiệm chỉ khi nào nhóm nhỏ hơn không giải quyết được vấn đề. Tuy vậy, nếu nhóm nhỏ hơn cần sự giúp đỡ để thực hiện nhiệm vụ, nhóm cao cấp hơn phải hỗ trợ. Sự sắp đặt này được tóm tắt bằng → Nguyên tắc Bổ trợ, và → Đề nghị Hỗ trợ. Ví dụ, nếu một gia đình gặp chuyện khó giải quyết, Nhà nước chỉ có thể can thiệp nếu gia đình đó hay bậc cha mẹ đã mang nhiều gánh nặng và không thể giải quyết được vấn đề. Nguyên tắc bổ trợ ra đời để gia tăng quyền tự do của cá nhân, nhóm, đoàn thể, và để ngăn chặn sự tập trung quyền lực quá mức. Sáng kiến cá nhân cần phải được khuyến khích, vì có khả năng giúp đỡ chính mình là một yếu tố quan trọng của phẩm giá làm người. Nguyên tắc bổ trợ được hình thành lần đầu tiên năm 1931, trong Thông điệp Quadragesimo Anno của Giáo hoàng Piô XI​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên