- Chủ đề Author
- #1
Năm học mới sắp bắt đầu, câu hỏi về triết lý giáo dục lại được bàn tới. Người Công giáo cũng có thể tự hỏi có một triết lý giáo dục Công giáo không, và nếu có, triết lý ấy ra sao.
Giờ giáo dục thể chất tại trường Khâm Thiên của Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội năm 1951
Tầm nhìn về nhân vị
Câu trả lời dĩ nhiên là có, vì giáo dục là phần không thể tách rời của sứ mệnh loan báo Tin Mừng, nên giáo dục trở thành sứ mạng gắn liền với sự hiện diện của Giáo Hội giữa lòng thế giới.
Theo Giáo huấn của Công đồng Vatican II, Giáo Hội chính là người Mẹ “săn sóc toàn diện đời sống con người, kể cả đời sống trần thế, trong mức độ liên hệ với lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục” (Tuyên ngôn về Giáo dục, # lời mở đầu). Sứ mạng của Giáo Hội là tạo điều kiện để mọi người đều được hưởng một nền giáo dục Kitô giáo (x. Tuyên Ngôn Giáo Dục, # 2).
Nền Giáo dục ấy lấy con người làm trung tâm, vì "Con người là con đường của Giáo hội" (Gioan Phaolô II, Bách Chu Niên, #53).
Con người được nói tới ở đây, không phải là "những con người “trừu tượng” nhưng là con người thực tế, con người “cụ thể”, gồm 5 khía cạnh: con người một thể thống nhất xác hồn, độc nhất và không thể thay thế (Docat # 52), một hữu thể tự do (Docat # 57), mở ra với siêu việt (Docat # 53), là chủ thể xã hội (Docat # 48) và bình đẳng về phẩm giá (Docat # 59).
Theo Giáo huấn của Công đồng Vatican II, Giáo Hội chính là người Mẹ “săn sóc toàn diện đời sống con người, kể cả đời sống trần thế, trong mức độ liên hệ với lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục” (Tuyên ngôn về Giáo dục, # lời mở đầu). Sứ mạng của Giáo Hội là tạo điều kiện để mọi người đều được hưởng một nền giáo dục Kitô giáo (x. Tuyên Ngôn Giáo Dục, # 2).
Nền Giáo dục ấy lấy con người làm trung tâm, vì "Con người là con đường của Giáo hội" (Gioan Phaolô II, Bách Chu Niên, #53).
Con người được nói tới ở đây, không phải là "những con người “trừu tượng” nhưng là con người thực tế, con người “cụ thể”, gồm 5 khía cạnh: con người một thể thống nhất xác hồn, độc nhất và không thể thay thế (Docat # 52), một hữu thể tự do (Docat # 57), mở ra với siêu việt (Docat # 53), là chủ thể xã hội (Docat # 48) và bình đẳng về phẩm giá (Docat # 59).
Các học sinh trường Taberd Sài Gòn trong một buổi văn nghệ
Mục tiêu của giáo dục Công giáo
Một nền giáo dục đích thực, lấy con người làm trung tâm, phải đáp ứng được 5 khía cạnh này của con người.
Nói cách khác, “Mục tiêu của nền giáo dục chân chính là đào tạo con người như một nhân vị, hướng đến lý tưởng của bản thân cũng như lợi ích của các cộng đồng mà họ là thành viên và sẽ tham gia phục vụ khi đến tuổi trưởng thành.” (Vatican II, Tuyên Ngôn về Giáo dục, #1)
Nói cách khác, “Mục tiêu của nền giáo dục chân chính là đào tạo con người như một nhân vị, hướng đến lý tưởng của bản thân cũng như lợi ích của các cộng đồng mà họ là thành viên và sẽ tham gia phục vụ khi đến tuổi trưởng thành.” (Vatican II, Tuyên Ngôn về Giáo dục, #1)
Sơ dòng Thánh Phaolo de Chartres Hà Nội và những đứa trẻ. Ảnh: Flickr.com
Một nền giáo dục toàn diện
Như vậy, nền giáo dục Công giáo không nhằm đào tạo những "con người công cụ" phục vụ cho các ý thức hệ hay chỉ nhắm đến đời sống kinh tế, thuần túy cung cấp cho các sinh viên những kỹ năng cần thiết để có thể bước vào thị trường lao động.
Nhưng, nền giáo dục Công giáo là một nền giáo dục có tính toàn diện, quan tâm đến mọi chiều kích của nhân vị; nghĩa là “đào tạo cả cái đầu, đôi tay và trái tim (head, hands, heart) để mỗi học viên có thể đảm nhận cuộc sống của mình và góp phần xây dựng công ích. Một cách cụ thể:
Nhưng, nền giáo dục Công giáo là một nền giáo dục có tính toàn diện, quan tâm đến mọi chiều kích của nhân vị; nghĩa là “đào tạo cả cái đầu, đôi tay và trái tim (head, hands, heart) để mỗi học viên có thể đảm nhận cuộc sống của mình và góp phần xây dựng công ích. Một cách cụ thể:
- Vì con người là một toàn diện xác hồn, nên nền giáo dục đích thực phải giúp các học viên phát triển hài hòa những khả năng thể lý, luân lý và tinh thần, để dần dần có được ý thức trách nhiệm đầy đủ hơn.
- Vì con người là một hữu thể xã hội, nên phải giúp chuẩn bị cho các học viên hội nhập vào cộng đồng xã hội, cởi mở khi đối thoại với tha nhân và góp phần thực hiện công ích…
- Vì con người là hữu thể tự do, nên nền giáo dục phải tôn trọng sự tự do của con người, thúc đẩy học viên tự ý thức, tự giáo dục.
- Vì con người là bình đẳng về phẩm giá, nên nền giáo dục phải tạo mọi điều kiện và đáp ứng quyền được giáo dục cách công bằng và liêm chính cho mỗi học viên, không phân biệt đối xứ.
- Vì con người là một hữu thể hướng tới siêu việt, nên nền đào tạo ấy phải giúp học viên mở rộng lòng trí trước huyền nhiệm của thiên nhiên và thế giới, giúp ”vun trồng sự khao khát Chân, Thiện, Mỹ vốn có trong trái tim mỗi người, để mọi người có thể học cách yêu sự sống và mở ra với sự sống siêu nhiên tròn đầy.
Một lớp giáo dục nghề nghiệp của các Sơ dòng Thánh Phaolo de Chartres Hà Nội .
Ảnh: Flickr.com
Ảnh: Flickr.com
Một cơ chế phù hợp
Dĩ nhiên, để có được một nền giáo dục như thế, cần phải có một cơ chế đào tạo phù hợp, từ phương pháp đến nội dung giảng dạy, từ môi trường học đường đến bản thân các nhà giáo dục. Tất cả phải nhắm tới một mục tiêu duy nhất là đào tạo toàn diện những con người.
Về phía nhà nước, họ không được độc quyền giáo dục và càng không được chính trị hóa giáo dục. Trái lại, họ phải chấp nhận mở cửa cho các tôn giáo cùng tham gia giáo dục và chấp nhận một nền triết lý giáo dục đặt con người làm trung tâm, bằng không nền giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục lạc hậu vì lạc hướng như hiện nay.
Về phía nhà nước, họ không được độc quyền giáo dục và càng không được chính trị hóa giáo dục. Trái lại, họ phải chấp nhận mở cửa cho các tôn giáo cùng tham gia giáo dục và chấp nhận một nền triết lý giáo dục đặt con người làm trung tâm, bằng không nền giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục lạc hậu vì lạc hướng như hiện nay.
Phải làm gì?
Docat 47: Khi chúng ta nói về con người, chúng ta muốn nói điều gì?
Với từ “ngôi vị”, chúng ta diễn tả sự thật rằng mỗi người có một phẩm giá bất khả xâm phạm. Con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa (→ Imago Dei) (St 1,27). Vì thế con người là thụ tạo duy nhất thể hiện chính Đấng Tạo Hoá trong công trình tạo dựng, và là “sinh vật duy nhất trên trái đất mà Thiên Chúa muốn có mặt, vì lợi ích riêng của chính họ” (GS 24). Vì là một ngôi vị do Thiên Chúa tạo dựng, nên mỗi người không phải là một thứ gì đó, mà là một ai đó, và do đó có giá trị độc nhất. Vì là một ngôi vị nên con người có khả năng nhận biết bản thân và suy ngẫm về chính mình, đưa ra những quyết định tự do, và bước vào mối tương quan với những người khác. Người này cũng được kêu gọi đáp lời Thiên Chúa trong đức tin. Do đó, sự thật con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa, có nghĩa là con người luôn có mối liên hệ với Thiên Chúa, và chỉ trong Chúa người đó mới có thể phát triển trọn vẹn tiềm năng làm người của mình.