Từ luận án Tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang: Giáo huấn Xã hội Công giáo nói gì về quyền con người

5.00 star(s) 1 Vote
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
318

Những ngày này, mạng xã hội xôn xao về luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt, thế danh của Thượng tọa Thích Chân Quang, với đề tài: "Nghĩa vụ của con người trong Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam".


phailamgi_Từ luận án Tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang Giáo huấn Xã hội Công giáo nói gì...jpg

Thượng tọa Thích Chân Quang trong ngày bảo vệ luận án tiến sĩ. Ảnh: danviet.vn

Một số quan niệm khác biệt về nhân quyền

Trước đó, luận án của Thượng tọa đã được toàn bộ 7 thành viên của Hội đồng đánh giá cao và bỏ phiếu tán thành.

Tuy nhiên, gần đây, sau những phát ngôn "sai lạc về giáo lý nhà Phật" và bị Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cấm giảng dạy 2 năm, dư luận xã hội không chỉ phát hiện ra quá trình Nghiên cứu sinh đã lấy bằng tiến sĩ "cách siêu tốc" mà quan trọng là nội dung luận án có nhiều khác biệt dẫn đến sai lạc so với cách đặt vấn đề về nhân quyền trên thế giới.

Chẳng hạn, Thượng tọa cho rằng "quyền luôn luôn phải đi đôi với nghĩa vụ" và trong một số trường hợp thì "nghĩa vụ còn phải đi trước quyền." Từ đó, ông khẳng định, thế giới hiểu sai về nhân quyền quá nhiều". "Nghĩa vụ phải được thực hiện trước rồi mới đến có quyền."

Cụ thể: "Không thể đòi có quyền trước, mà phải có nghĩa vụ trước. Ta phải trồng lúa rồi mới ăn cơm. Chứ còn ngồi đó ăn cơm thì kho lúa sẽ hết." (Xem nội dung toàn bộ Luận án tại link này)

Ở đây, bài viết không đi vào tranh luận về nội dung luận án của Thượng tọa. Việc này, thiết tưởng để các nhà chuyên môn. Nhân sự việc này, chúng ta cùng tìm hiểu xem Giáo hội Công giáo nói gì về quyền con người.

phailamgi_Từ luận án Tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang Giáo huấn Xã hội Công giáo nói gì...jpg
Thượng tọa Thích Chân Quang thuyết pháp. Ảnh: thientonphatquang.com

Giáo huấn Xã hội Công giáo về quyền con người

Theo Giáo huấn Xã hội Công giáo, nhân quyền hay quyền con người không phải là sáng kiến của những chuyên gia pháp lý, cũng không phải là thỏa ước tùy tiện của những chính trị gia có thiện ý. Nhân quyền, đúng ra, là những quyền cơ bản được ghi khắc trong bản tính con người. Nói cách khác, nguồn gốc sau cùng của các quyền con người không phải trong ý muốn thuần túy của con người, trong thực thể quốc gia hay chính quyền, nhưng là ở trong chính con người và trong chính Thiên Chúa Tạo hóa (HTXHCG #153; Docat #64)

Các đặc tính của nhân quyền

Ở đây, cần lưu ý, vì nguồn gốc các quyền con người nằm ngay trong chính phẩm giá của con người, nên các quyền này mang tính “phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng”:​
  • Phổ quát vì chúng hiện diện nơi tất cả mọi người, bất kể thời gian, địa điểm hay chủ thể.​
  • Bất khả xâm phạm, vì đặt nền tảng trên phẩm giá bất khả xâm phạm của con người.​
  • Và bất khả nhượng, nghĩa là không ai có thể lấy đi những quyền này của người khác, hoặc có quyền trao ban hay chối từ những quyền này. Nói như Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, tại UBND Hà Nội, ngày 20/9/2008: “Tôn giáo là quyền chứ không phải ân huệ xin cho.”​
phailamgi_Từ luận án Tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang Giáo huấn Xã hội Công giáo nói gì...jpg
Tự do tôn giáo là một trong những quyền căn bản. Ảnh: Unsplash+

Quyền và nghĩa vụ

Cuối cùng, khi nói tới quyền, Giáo huấn xã hội công giáo không quên nhắc tới nghĩa vụ của mỗi người. Theo đó, quyền và nghĩa vụ luôn liên kết chặt chẽ với nhau. Một người được sử dụng nhân quyền, thì cũng phải có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm đối với quyền của người khác, đến độ: “Đòi hỏi quyền mà bỏ qua bổn phận, hay chỉ thực hiện một nửa, thì giống như những người tay này xây dựng, tay kia phá hoại.” (Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris, #30)

Cần phải hiểu nghĩa vụ được nói tới ở đây là "nghĩa vụ nhìn nhận và tôn trọng các quyền của người khác" (HTXHCG #156; Docat #66) và ngay cả điều này, thì nghĩa vụ cũng không tuyệt đối, chẳng hạn quyền sống của một thai nhi.

Giáo hội và nhân quyền

Về phần mình, dù mang sứ mạng chính yếu là tôn giáo, nhưng Giáo hội không thể đứng bên ngoài công cuộc đấu tranh bảo vệ và phát huy các quyền con người. Trái lại, Giáo hội phải tích cực công bố các nền tảng Kitô giáo của nhân quyền, đồng thời phải không ngừng tố cáo những vi phạm nhân quyền, bảo vệ nhân quyền trước những ý đồ xuyên tạc, bóp méo dựa trên các ý thức hệ.

phailamgi_giáo hội và nhân quyền.jpg
Ảnh: Pham Tan

Tóm lại

Nhân quyền là những quyền cơ bản được ghi khắc trong bản tính con người. Do đó, nhân quyền mang tính tự thân và phổ quát, còn nghĩa vụ thì không.

Vì có nguồn gốc trong chính con người và trong chính Đấng Tạo hóa, nên trước những vi phạm nhân quyền, tất cả mọi người, đặc biệt các Kitô hữu có nghĩa vụ phải mạnh mẽ lên tiếng tố cáo những vi phạm và công bố những nền tảng Kitô giáo của nhân quyền cho đến khi các quyền được luật pháp nhìn nhận.​

Phải làm gì?​

Docat 64: Nhân quyền đến từ đâu?

Nhân quyền không phải là một sáng kiến của những chuyên gia pháp lý, cũng không phải là thoả ước tuỳ tiện của những chính trịgia có thiện ý. Nhân quyền, đúng ra, là những quyền căn bản được ghi khắc trong bản tính con người. Ngày nay, nhân quyền được toàn thế giới công nhận như là nền tảng căn bản cho một đời sống có tự do, phẩm giá và bình đẳng. Lý trí có thể nhận biết các quyền con người; các quyền ấy bắt rễ trong phẩm giá của mỗi người, vì họ được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống với Thiên Chúa. Do đó, những quyền này là phổ quát, không tuỳ thuộc vào nơi chốn và thời gian. Những quyền này bất khả xâm phạm, vì đặt trên nền tảng là phẩm giá bất khả xâm phạm của con người. Những quyền này bất khả chuyển nhượng, nghĩa là không ai có thể lấy đi những quyền này của người khác, hoặc có quyền trao ban hay chối từ những quyền này. Như vậy, chúng ta phải thừa nhận các quyền của con người trong tính toàn vẹn của nhân quyền, và bảo vệ nhân quyền trước những ý đồ xuyên tạc, bóp méo dựa trên các ý thức hệ. Tất cả mọi người, đặc biệt các Kitô hữu, phải lên tiếng khi nhân quyền bị vi phạm, hay khi một số quyền của con người (vẫn) không được công nhận tại một sốquốc gia.​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên