Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 790
- Chủ đề Author
- #1
Thứ năm tuần thánh, Chúa Giê-su cởi áo choàng và bắt đầu rửa chân cho các môn đệ, mà đây thường là công việc dành cho những nô lệ. Nhưng thông điệp mà Chúa đưa ra, Ngài đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ.
Linh mục rửa chân cho các tông đồ vào thứ 5 Tuần Thánh. Ảnh: phailamgi.com
Tất nhiên, hành động này của Chúa Giê-su gặp phải sự phản ứng từ các môn đệ. Phê-rô đã từ chối, ông là một người quyết đoán và dũng cảm, nhưng lại chẳng nhận ra những điểm yếu của mình, hoặc nhận ra nhưng không biết làm gì với chúng. Phê-rô cảm thấy chân mình bẩn thỉu và cảm thấy khó chịu. Điều này cũng giống như chúng ta, cố gắng dấu đi những bẩn thỉu do tội lỗi trước Chúa Giê-su, khiến chúng ta lùi lại khi Chúa đến gần.
Tuy nhiên, Chúa Giê-su muốn bước vào mối quan hệ với tất cả chúng ta với cả phần sáng và phần tối bên trong, để tuân đổ trọn vẹn tình yêu của người. Khi nhìn vào biến cố rửa chân, chúng ta phải tự hỏi, liệu mình có đang xấu hổ khi chia sẻ với Chúa? Nỗi sợ hãi, vết thương nào mà tôi vẫn đang cố che đậy trước mặt Ngài.
Có lẽ, các môn đệ cũng không thể tin được, người vừa là Chúa, vừa là thầy của mình lại cúi mình làm công việc của một nô lệ, phá vỡ đi mọi ý tưởng mà các môn đệ có về quyền của Chúa.
Việc rửa chân cho người khác giống như gạt bỏ đi những lo lắng, vết thương của bản thân mà giải quyết những vết thương của người khác. Điều này đồng nghĩa rằng, người khác có thể dẫm lên bạn và lợi dụng lòng tốt của bạn. Nhưng bài học của Chúa với mỗi người là gì? Chúng ta phải sẵn sàng phục vụ lẫn nhau, tin tưởng rằng chỉ khi hạ mình xuống trong Chúa, chúng ta mới khám phá vinh quanh đích thực của mình.
Ảnh: Pham Tan
Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo kế thừa những giá trị đó và khẳng định, không có gì thúc đẩy sâu sắc hơn tình yêu. Với tình yêu, một người có thể thực hiện được những công trình lớn và đi được những con đường dài. (x. Docat #309)
Vì thế, bước đầu tiên luôn phải là xây dựng mối quan hệ cá nhân sâu sắc với Đức Giê-su (Docat #304), cho Ngài thấy những yếu đuối, những tội lỗi của bản thân. Chỉ như thế, chúng ta mới có thể bước vào mối tương quan trọn hảo với Thiên Chúa.
Đồng thời để sống dấn thân vào trong xã hội, như Chúa đã tới để phục vụ, chúng ta cũng được mời gọi trở thành những người phục vụ. Điều này thúc đẩy những người Ki-tô hữu không bỏ sót ai, ngay cả “những người nhỏ bé nhất” mà Đức Ki-tô quan tâm đặc biệt. (x. Docat #304).
Tóm lại, biến cố Rửa chân cho chúng ta suy ngẫm hai điều, xây dựng mối tương quan cá nhân với Thiên Chúa và việc dấn thân phục vụ trong đời sống xã hội, như cách Chúa Giê-su đã làm, không sống cho chính mình, nhưng “cho chúng ta”.
Phải làm gì?
Docat 309: Bước đầu tiên để tiến đến việc tham gia xã hội dựa trên đức tin là gì?
Không có gì thúc đẩy sâu sắc hơn tình yêu. Một người đang yêu có thể thực hiện được những công trình lớn lao và đi được những con đường dài. Vì vậy, bước đi đầu tiên luôn luôn là để xây dựng một mối quan hệ cá nhân sâu xa với Đức Giêsu (“Những gì Trái tim Chúa Giêsu muốn, tôi sẽ làm”, Charles de Foucauld), để phát triển một tình yêu sâu đậm hơn dành cho Giáo Hội và để sống dấn thân trong xã hội. Điều này thúc đẩy người Kitô hữu không bỏ sót ai, ngay cả “những người nhỏ bé nhất” mà Đức Kitô quan tâm đặc biệt. Điều này thúc đẩy người Kitô hữu làm chứng cho đức tin của mình ngay cả trong một môi trường rõ ràng là thù nghịch với đức tin. Điều này còn thúc đẩy người Kitô hữu chọn một lối sống khác: hiếu khách, hoà giải và bình an. Điều này cũng thúc đẩy người Kitô hữu, nếu cần, thậm chí hiến dâng mạng sống mình, khi sự thật và công lý đòi hỏi.