Behold God’s Providence
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 1,103
- Chủ đề Author
- #1
Một vấn đề phổ biến gây ra tình trạng khủng hoảng hôn nhân là sự thiếu hiểu biết mà một đôi vợ chồng có về nhau. Họ chỉ đơn thuần gặp nhau, yêu nhau và kết hôn vì họ “đang yêu nhau”. Và khi trạng thái đó biến mất, họ lại muốn chia tay, và họ không biết phải làm gì khi cả hai không còn phù hợp với nhau.
Đó là lý do tại sao, ngoài việc củng cố giáo lý Công giáo về hôn nhân, các cặp vợ chồng nên đối thoại với nhau, trước và sau hôn nhân, để ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro của cơn khủng hoảng trên.
Vậy các cặp vợ chồng tương lai nên thảo luận với nhau những vấn đề gì trước khi về chung một nhà?
Ảnh: Drew Coffman/Unsplash
Với tính cách là một bí tích, hôn nhân là một dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng. Ân sủng này hỗ trợ cả hai trong việc giúp đỡ nhau nên thánh, và hoạt động trong đời sống xã hội hầu làm cho Nước Thiên Chúa tỏ hiện. (x. TLHT 220)
Điều này không có nghĩa là công việc của vợ/chồng làm cho người phối ngẫu của họ trở nên hoàn hảo, nhưng nhờ ân sủng mà có thể làm cho bản thân mình trở nên tốt hơn trong mối quan hệ với người kia. Mọi người đều muốn kết hôn với một người hoàn hảo, nhưng rất ít người sẵn sàng trở thành một người hoàn hảo cho vợ/chồng của họ. Đó chính xác là mục đích của ân sủng của bí tích hôn nhân.
Điều này không có nghĩa là công việc của vợ/chồng làm cho người phối ngẫu của họ trở nên hoàn hảo, nhưng nhờ ân sủng mà có thể làm cho bản thân mình trở nên tốt hơn trong mối quan hệ với người kia. Mọi người đều muốn kết hôn với một người hoàn hảo, nhưng rất ít người sẵn sàng trở thành một người hoàn hảo cho vợ/chồng của họ. Đó chính xác là mục đích của ân sủng của bí tích hôn nhân.
Cùng xem xét lại việc kết hôn của mình là để “tốt hơn hay tệ đi”. Hẹn hò và đính hôn là thời điểm đặc biệt để chuẩn bị trước hôn nhân. Chuẩn bị để chung thủy, yêu thương, tôn trọng nhau dù là lúc bệnh tật hay lúc gian nan, mạnh khỏe hay đau yếu, mọi ngày trong suốt cuộc đời.
Cam kết này phải trở thành chủ đề của cuộc trò chuyện khi cả hai quyết định kết hôn. Để sau đó, khi thời gian khó khăn đến (và nó sẽ đến), cả hai sẽ tái khẳng định với nhau về quyết định đầu tiên này: “Chúng ta phải giải quyết vấn đề này, vì chúng ta đã chọn kết hôn đến trọn đời.”
Ảnh: Priscilla Du Preez/Unsplash
Cam kết này phải trở thành chủ đề của cuộc trò chuyện khi cả hai quyết định kết hôn. Để sau đó, khi thời gian khó khăn đến (và nó sẽ đến), cả hai sẽ tái khẳng định với nhau về quyết định đầu tiên này: “Chúng ta phải giải quyết vấn đề này, vì chúng ta đã chọn kết hôn đến trọn đời.”
Ảnh: Priscilla Du Preez/Unsplash
Nghe có vẻ khó tin nhưng rất ít người coi chồng hay vợ tương lai của họ là “bạn thân nhất”. Nó không nên như vậy, tình bạn giữa cả hai dựa trên tình bạn trước đây và cần phải được làm phong phú mỗi ngày, được nuôi dưỡng thông qua việc đối thoại, sự quan tâm và thân thiện. Đặc biệt là sau khi kết hôn, việc nuôi dưỡng tình bạn này phải mạnh mẽ hơn, vì cả hai, đặc biệt là nam giới, có xu hướng cảm thấy rằng “tôi đã làm xong phần của mình rồi”.
Đây là một chủ đề quan trọng trước khi bước vào hành trình lớn nhất của cuộc đời. Anh/em muốn có bao nhiêu đứa con? Chúng ta sẽ nuôi chúng như thế nào? Làm thế nào để giáo dục chúng hướng đến sự thánh thiện? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không thể có con? Có nhận con nuôi không? Bao nhiêu đứa?
Mỗi một trong những vấn đề này là chìa khóa đưa chúng ta đến vấn đề tiếp theo. Việc chia sẻ các vấn đề này giúp vợ chồng có thể sẵn sàng hơn trong mọi tình huống có thể xảy ra.
Ảnh: Priscilla Du Preez/Unsplash
Đây là một vấn đề khó nói trước khi kết hôn, nhưng rất cần thiết để thảo luận. Trước hết, chúng ta phải nghiên cứu, hiểu và biết cách giải thích Giáo huấn của Giáo hội về vấn đề truyền sinh.
Tốt nhất là cả hai cùng đọc những gì Giáo lý của Hội thánh Công giáo nói về vấn đề này. Tình dục được thánh hóa và là một món quà của đời sống hôn nhân. Vì thế, điều quan trọng không chỉ là chờ đợi cho đến khi kết hôn, mà còn là để biết tại sao và những gì cả hai đang chờ đợi.
Tốt nhất là cả hai cùng đọc những gì Giáo lý của Hội thánh Công giáo nói về vấn đề này. Tình dục được thánh hóa và là một món quà của đời sống hôn nhân. Vì thế, điều quan trọng không chỉ là chờ đợi cho đến khi kết hôn, mà còn là để biết tại sao và những gì cả hai đang chờ đợi.
Xem thêm:
Phải làm gì?
Docat 124: Kết hôn với một ai đó, có nghĩa là gì?
Kết hôn với một người là trao tặng mình hoàn toàn cho người đó: vợ và chồng phải sống cùng nhau, hiện diện bên nhau trọn vẹn về thể lý cũng như về tinh thần. Hôn nhân bao quát tất cả các mặt trong đời sống. Chỉ trong hôn nhân, hành vi giao hợp mới tìm được đúng vị trí của nó để tình yêu giữa nam và nữ phát sinh hoa trái. Suy cho cùng, hôn nhân được thiết lập chủ yếu là để mở ra một gia đình với con cái. Ngay cả trong những cuộc hôn nhân mà vợ chồng không thể có con, thì sự kết hợp nam nữ cũng là một loại kết hợp qua đó con cái có thể được đón nhận. Xem xét tất cả các khía cạnh trên, người ta không thể bàn tới cái gọi là “hôn nhân đồng tính”. Ngoài ra, cả cụm từ “bình đẳng trong hôn nhân” cũng mơ hồ. Vợ và chồng đều có phẩm giá làm người như nhau. Thế nhưng, những vai trò khác biệt và bổ túc cho nhau đã cắm rễ trong chính bản thể của hai phái tính, tới tận cấp độ nhiễm sắc thể của họ.
Cùng chủ đề