Bạn nghĩ thế nào về hợp đồng tiền hôn nhân?

Thành viên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
94
Ở đây đã ai từng làm hợp đồng tiền hôn nhân chưa ạ? Nay đọc được bài này về hợp đồng tiền hôn nhân, không biết cái hợp đồng kiểu này nó có hợp lý không nhỉ?
z6029210878464_12c1a1cc79432976c05dfde9dbae5744.jpg
 
Thành viên
Tham gia
4/1/24
Bài viết
37
Ở đây đã ai từng làm hợp đồng tiền hôn nhân chưa ạ? Nay đọc được bài này về hợp đồng tiền hôn nhân, không biết cái hợp đồng kiểu này nó có hợp lý không nhỉ?
View attachment 7360

Tuy rằng hợp đồng tiền hôn nhân (HĐTHN) trước kia hay bị các đấng bậc trong Giáo hội dị ứng, vì nó có thể biểu lộ việc yêu chưa hết lòng, tức tình yêu có điều kiện. Mà tình yêu có điều kiện thì chưa phải là tình yêu, nhất là tình yêu cho một cuộc kết hợp vĩnh viễn. Khi đó hôn phối không thành.

Nhưng tôi thiển nghĩ, cũng có những trường hợp nên có:

  • Khi người chồng đã có một tài sản từ cuộc hôn nhân cũ, anh ta có trách nhiệm với con riêng. Anh ta tin vợ mới, yêu vợ mới, nhưng cũng muốn dè chừng, lúc nào đó cơm không lành, canh không ngọt, vợ mới của mình đổi ý (dù rằng có thể chỉ đổi ý nhất thời), không muốn chồng thực hiện trách nhiệm đối với con riêng. Trong trường hợp đó, HĐTHN là cần thiết để người chồng trong mọi trường hợp thực hiện nghĩa vụ và tình yêu của mình đối với con riêng, nhất là những nghĩa vụ phải thực hiện kịp lúc (chẳng hạn, khi vợ đang “điên”, mà chồng phải trả tiền học cho con riêng đúng hạn, thì không thể chờ được vợ nguôi ngoai mới thanh toán). Điều đó không có nghĩa là người chồng nghi ngờ về tình yêu của vợ mới.
  • Tài sản trước hôn nhân còn đang mắc mứu, chẳng hạn còn tranh chấp, hay trong đó còn có một phần của người khác, chưa tách bạch được. Hay tài sản người đó được thừa hưởng có điều kiện. Chẳng hạn mẹ cho với các điều kiện nào đó phải thực hiện trong mọi trường hợp. Thì cần HĐTHN để minh định rõ.
Có thể còn những trường hợp khác nữa. Nhưng tựu trung mục đích chỉ là khẳng định những quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh trong thời kỳ trước hôn nhân, mà trong nhiều trường hợp người chồng phải thực hiện một mình.

Còn theo tin nhắn trên đây: Ngay từ đầu đã muốn mình làm lương cao thì phải có phần để làm tài sản riêng của mình, thì rất có vấn đề. Nhất là động cơ là nếu người chồng thế này thế nọ, hoặc đối xử không hợp ý thì “phắn” với tài sản của mình. Theo tôi nghĩ trong trường hợp này thì không đáp ứng đủ các điều kiện để hình thành hôn nhân Công giáo. Mà cả trong cuộc sống, nếu nghĩ như vậy mà lấy nhau thì sẽ khổ cả đời cho cả hai người.

Lấy nhau mà động cơ không phải là yêu “vô tư” và hy sinh cho người mình yêu (người phối ngẫu và con cái), mà tất cả là tính toán và quy về mình: được gì, lợi gì cho mình thì sai từ nền tảng mất rồi! Hôn phối chắc chắn không thành.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Đối thoại liên tôn trong gia đình, ba đạo Cao Đài, mẹ đạo Phật, con là một linh mục

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên