Thành viên
Tham gia
14/1/24
Bài viết
81

Chính trị, hiểu một cách súc tích nhất có nghĩa là sự cai trị, quản lý xã hội một cách ngay chính; theo nghĩa hẹp, làm chính trị là tham gia vào các thể chế phục vụ đất nước trong hệ thống chính quyền. Vậy tầm quan trọng của chính trị là gì?



Cover_Chính trị quan trọng như thế nào_phailamgi.jpg

Ảnh: gettysburgdaily.com

Một thể chế chính trị được gọi là ngay chính trước hết phải chính danh. Chính danh quan trọng đến tính hợp pháp và sự sống còn của thể chế chính trị, vì danh không chính thì ngôn không thuận, ắt đưa tới thất bại.

Cho nên, chính trị phải kết hợp với đạo đức. Người có danh phận phải xứng (với đạo lý) danh phận mình có. Nếu thể chế chính trị nào chủ trương nắm chắc quyền lực trong tay là đủ, bất chấp mọi thủ đoạn, dùng đạo đức giả để cai trị, dùng mọi mánh khóe để có chức quyền, mà quên rằng:

“Nếu như con người là giá trị nền tảng của cộng đồng chính trị, thì con người cũng là lý do duy nhất cho tính hợp pháp của quyền lực chính trị. Do đó, quyền lực chính trị không phải là ý muốn độc đoán riêng tư của cá nhân, kẻ cho rằng mình chỉ chịu trách nhiệm với chính mình”
“Không theo đuổi công lý,
thì Nhà nước trở thành cái gì nếu không phải là một băng đảng của những tên trộm cướp?”
(Theo lời thánh Augustinô)

Thánh Augustine_phailamgi.jpg

Ảnh: la-croix.com

Nhưng công lý vẫn có thể bị bẻ cong bởi những kẻ coi con người như phương tiện để đạt các mục đích. Vì nước vì dân vẫn là chiêu bài, là cách thức mỹ miều cho hàng loạt những thao túng, những lạm quyền, những huyễn hoặc đưa đến việc bỏ mặc người dân trong những cảnh khốn cùng, hoặc bán đứng họ cho những dự án siêu lợi nhuận có tên là “hợp tác lao động”.

Đói khổ, chịu những sự bất công, bị áp bức mà kêu rên là bị chụp cho cái mũ là “mất quan điểm lập trường”, là chống đối “nhà nước”, là bị thế lực chống đối kích động… đúng ra phải ca ngợi “cuộc đời vẫn đẹp sao”, là phải xây những tượng đài cho người dân “ngắm” để đỡ đói, là ru ngủ nhau về "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”, là “một kỳ tích trong bối cảnh nước ta đứng trước những bề bộn khó khăn và tình hình thế giới có nhiều biến động mạnh mẽ, phức tạp...!”

Tù nhân lương tâm_phailamgi.jpg

Ảnh: formacionpolicial.es

Vấn đề nằm ở “thượng tầng kiến trúc” chứ không phải từ “hạ tầng cơ sở”. Có nhà lãnh đạo nào lại ưa thích chính danh bắt đầu từ mình? Vì thế, họ hành xử “công minh” với những kẻ phạm pháp, xấu xa, để cho thấy xã hội họ đang lãnh đạo là tốt đẹp, chứ làm điều thiện thì, ngay cả việc từ thiện cũng phải xin phép, phải được sự đồng ý!

Đó là vấn đề căn bản của xã hội hiện nay. Từ phía Nhà cầm quyền, đại diện cho giai cấp thống trị luôn “nhầm lẫn” giữa quyền lợi và chức vụ. Chức vụ thường gắn liền với quyền lợi hơn là nghĩa vụ. Có quyền có chức thì có tất cả, kể cả việc “tự phong” là đạo đức sáng ngời, là trí tuệ của nhân loại, là lương tâm của thời đại…

Vì vậy, tính “chính danh” ai rảnh mà đề cập tới. Những vụ án đại tham nhũng, lạm quyền, nhũng nhiễu, cấu kết với những “tư bản đỏ” phá hoại đất nước, bần cùng hóa người dân ngày càng nhiều. Có người bảo: “Không phải tất cả đảng viên là tham nhũng, nhưng một trăm phầm trăm những kẻ tham nhũng là Đảng viên.”

Chính trị_phailamgi.jpg

Ảnh: Canva

“Đối với Kitô hữu, ‘Nhà nước’ luôn đứng sau con người, hay sau cộng đồng con người mà ngày nay gọi là xã hội dân sự. Trước tiên con người tìm thấy bản thân và phẩm giá của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, rồi con người đạt sự trọn vẹn trong mối liên hệ với tha nhân. Hai chiều kích trên liên quan chặc chẽ với nhau. Trong bất cứ trường hợp nào, con người nên sống xứng đáng với chính mình trước tiên, rồi mới tính đến xã hội, và cuối cùng là tổ chức chính trị của Nhà nước” (Docat #197)

Phải làm gì?

Docat 203: Quyền lực chính trị dựa trên điều gì?

Nếu như con người là giá trị nền tảng của cộng đồng chính trị, thì con người cũng là lý do duy nhất cho tính hợp pháp của quyền lực chính trị. Do đó, quyền lực chính trị không phải là ý muốn độc đoán riêng tư của một cá nhân, kẻ ngẫu nhiên lên nắm quyền, kẻ cho rằng mình chỉ chịu trách nhiệm với chính mình mà thôi. Đúng ra, quyền lãnh đạo của một người được hợp pháp hoá bởi nhân dân. Những ai cầm quyền, cũng như những người dân hợp pháp hoá quyền đó của nhà cầm quyền, có khả năng tìm thấy chân lý nhờ vào lý trí của họ; họ có thể nhận biết chắc chắn tính cách vững chắc của các giá trị và cũng có thể cảm nghiệm Đấng đảm bảo điều tốt lành tuyệt đối là chính Thiên Chúa. Học thuyết xã hội của Công giáo bác bỏ → chủ nghĩa Hoài nghi tổng quát, trong đó người ta cho rằng chân lý và các giá trị luân lý được nhân loại chấp nhận, xét cho cùng là không thể biết được. Thánh Augustinô mô tả đặc điểm một cộng đồng chính trị đã cố tồn tại mà không cần tới “công lý” là một “băng cướp”.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên