Thành viên
Tham gia
14/1/24
Bài viết
81

Mọi chế độ luôn quan tâm và cố gắng minh chứng quyền cai trị hợp pháp của mình, để thuyết phục người dân về nghĩa vụ của họ là phải tôn trọng nhà nước và tuân theo luật của nhà nước ấy, nhằm duy trì trật tự xã hội và củng cố sự ổn định của chế độ.​



Cover_Chính Trị Thao Túng Và Chính Trị Phục Vụ_phailamgi.jpg

Ảnh: onedynamicnation.org.uk

Theo Wikipedia, Max Weber là người đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về tính chính danh của nhà nước qua ba loại hình lãnh đạo chính trị, thống trị và thẩm quyền, bởi sự thu hút cá nhân, bởi truyền thống, và bởi quy định luật pháp.

Weber cho rằng, mọi quan hệ lịch sử giữa người cai trị và kẻ bị trị đều ẩn chứa các yếu tố ấy, và có thể phân tích chúng dựa trên sự phân biệt kể trên. Ông ghi nhận, do không có tính ổn định, nên thẩm quyền từ sức thu hút cá nhân buộc phải "hành chính hóa" để trở thành một hình thái quyền lực có cấu trúc vững chắc hơn. Tương tự, ông nhận thấy trong hình thái cai trị bởi truyền thống, một sự đề kháng đủ mạnh có thể trở thành một cuộc "cách mạng theo truyền thống". Như thế, Weber ngụ ý đến một tiến trình tất yếu dẫn tới cấu trúc thẩm quyền dựa trên pháp luật thuần lý, theo đó quyền lực được hành xử thông qua bộ máy hành chính.

max weber_phailamgi.jpg

Max Weber. Ảnh: universoracionalista.org

Các chế độ chính trị luôn muốn gồm tóm ba thẩm quyền này để làm nổi bật tính chính danh của mình. Các chế độ ấy dựa vào truyền thống lịch sử đấu tranh hay cai trị lâu dài của một đảng phái, với các hệ thống quyền lực và đặc lợi, kết hợp với việc đề cao thái quá phẩm chất và năng lực cá nhân của người lãnh đạo, được tung hô là vị cứu tinh dân tộc, bất khả sai lầm, hằng “sống mãi trong lòng người dân, sống mãi trong sự nghiệp dân tộc…” Đó chính là tệ ‘sùng bái cá nhân’ mà hệ thống cai trị ấy dùng để chống đỡ chế độ.

Sau cùng, dạng thẩm quyền điển hình trong các nhà nước hiện đại muốn thống trị bởi quy định luật pháp. Trong đó, quyền lực của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương được quy định bởi các quy định chính thức trong hiến pháp. Nhưng ngay cả hiến pháp cũng phải tuân thủ ý chí của đảng lãnh đạo, vì thế người ta thấy đích thực chế độ ấy là chế độ toàn trị, trong đó nhà nước áp đặt chế độ chuyên chế và ý thức hệ của đảng cầm quyền quyền lên tất cả mọi hoạt động cá nhân và công cộng, trên mọi lĩnh vực bằng các chính sách áp chế mạnh mẽ cả về vật chất lẫn tinh thần, ý thức, tâm linh.

thao túng_phailamgi.jpg

Ảnh: ustomdentalsolutions.com

Phải chăng đó chính là thứ Chính Trị Thao Túng, với quyền lực tuyệt đối, nắm giữ và chi phối, bắt phải hành động theo ý chí mình, bất chấp hậu quả là tạo ra một không gian cho tệ quan liêu, tham nhũng và lũng đoạn, môi trường sống trở nên giả dối và phi nhân, phi đạo đức và vô pháp?

Vì chỉ tập trung vào tính chính danh của chế độ, một hệ thống cai trị bất chấp những hoàn cảnh dân sinh cụ thể, và cố tình phớt lờ nguyên tắc “Nhà nước luôn đứng sau con người hay sau cộng đồng con người. Vì con người là giá trị của cộng đồng chính trị, nên con người cũng là lý do duy nhất cho tính hợp pháp của quyền lực chính trị” (x.Docat #197 và #203), cho nên, thẩm quyền chính trị bị thách thức từ các chính sách, các chủ trương, các quyết định không được người dân ủng hộ, hay do chính phủ hoặc nhà lãnh đạo kém cỏi.

Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo nhấn mạnh rằng, mọi việc công đều là phục vụ. Ai phục vụ công ích thì không ưu tiên tìm kiếm lợi ích bản thân, nhưng tìm kiếm lợi ích của cộng đồng chính trị được ủy thác cho mình, và người đó thực hiện chức năng chính trị của mình theo các tiêu chuẩn đạo đức. Điều này mang tính quyết định trong cuộc chiến chống tham nhũng.” (Docat #210)

Phải làm gì?
Docat 216: Quyền bính đích thực vận hành ra sao?

“Nếu không có quyền bính, bất kỳ cộng đồng nhân loại nào cũng tan rã. Dĩ nhiên quyền bính không được độc đoán, nhưng phải phục vụ nhằm hướng dân chúng tới công ích tự do. Công ích cũng không thể xác định cách độc đoán, đúng hơn công ích là điều mọi người cùng nhắm đến để nhờ đó đạt được ích lợi cá nhân chính đáng, bởi lẽ công ích thì hữu ích cho mọi người. Khi quyền bính phục vụ công ích như vừa hiểu, các Kitô hữu có nghĩa vụ theo lương tâm phải vâng phục quyền bính. Mọi quyền bính chính trị tồn tại trên nền tảng phẩm giá của lương tâm con người. Vì thế, mọi nền chính trị, được các nguyên tắc đạo đức hướng dẫn, đều phải đặt khái niệm lương tâm ở vị trí trung tâm của việc thực thi quyền bính chính trị.”​
 
Thành viên
Tham gia
28/12/23
Bài viết
35
Vì chỉ tập trung vào tính chính danh của chế độ, một hệ thống cai trị bất chấp những hoàn cảnh dân sinh cụ thể, và cố tình phớt lờ nguyên tắc “Nhà nước luôn đứng sau con người hay sau cộng đồng con người. Vì con người là giá trị của cộng đồng chính trị, nên con người cũng là lý do duy nhất cho tính hợp pháp của quyền lực chính trị” (x.Docat #197 và #203), cho nên, thẩm quyền chính trị bị thách thức từ các chính sách, các chủ trương, các quyết định không được người dân ủng hộ, hay do chính phủ hoặc nhà lãnh đạo kém cỏi.

Đoạn chốt quá hay! Vô số việc làm của nn không hề nghĩ đến dân đen.
 
Tích cực
Tham gia
22/12/23
Bài viết
180
Đó là lý thuyết, ai cũng có lý tưởng, còn thực tế nó khác lắm
 

[LIVE] Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y – Thứ Sáu 9/5 - PHAILAMGI.COM - Vào lúc 11:00 giờ Roma (tức 16:00 giờ Việt Nam) ngày thứ Sáu 9/5/2025, Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV sẽ chủ sự Thánh lễ đầu tiên với các Hồng Y tại Nhà nguyện Sistine - Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng sâu sắc, đánh dấu khởi đầu chính thức của triều đại mới. Trong Thánh lễ này, Đức Thánh Cha sẽ cùng các Hồng Y hiệp thông cầu nguyện cho sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh hoàn vũ mà Ngài vừa được trao phó.

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên