Chúng ta có quyền gì đối với sự sống của một đứa trẻ chưa ra đời?

5.00 star(s) 1 Vote
Behold God’s Providence
Tham gia
17/12/23
Bài viết
737

Trong nhiều thập kỷ, phá thai đã trở thành một chủ đề nhức nhối không chỉ trong các cuộc thảo luận về chính sách công, mà còn trong các cuộc đối thoại về đạo đức, quyền con người và y học. Những người ủng hộ và phản đối phá thai đều có lập luận riêng, nhưng cốt lõi của vấn đề này là một câu hỏi: khi nào sự sống thực sự bắt đầu và chúng ta có quyền gì đối với sự sống của một đứa trẻ chưa ra đời?​


phailamgi_Chúng ta có quyền gì đối với sự sống của một đứa trẻ chưa ra đời_cv1.jpg
Ảnh: Wedding Dreamz/Unsplash

Quyền được sống và định nghĩa sự sống​

Nếu sự sống chỉ bắt đầu từ khi sinh ra, thì ta phải đối diện với câu hỏi quan trọng: Trước đó, thai nhi là gì?

Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo khẳng định rằng, "sự sống của mỗi con người bắt đầu ngay khi trứng kết hợp với tinh trùng thành tế bào đầu tiên" (Docat #71). Quan điểm của Giáo hội cũng tương hợp với khoa học và với trí phán đoán lành mạnh thông thường. Theo các nhà khoa học, một cuộc sống độc lập, có mã gen riêng biệt, đã hình thành ngay từ khoảnh khắc thụ tinh. Thai nhi có mã di truyền duy nhất, không thể thay đổi, và không thể lặp lại, điều đó tạo nên sự khác biệt rõ ràng so với người mẹ hay người cha. Việc khẳng định rằng sự sống chỉ bắt đầu khi ra đời rõ ràng là một mâu thuẫn với cả khoa học và nguyên tắc luân lý Ki-tô giáo.
phailamgi_Chúng ta có quyền gì đối với sự sống của một đứa trẻ chưa ra đời_cv2.jpg
Ảnh: Unsplash+

Luật tự nhiên và tính đạo đức của phá thai​

Việc chấm dứt thai kỳ không chỉ là một quyết định về thể xác mà còn là sự can thiệp vào Luật Tự Nhiên. Trái tim của thai nhi đập từ rất sớm, và phá thai là chấm dứt nhịp đập đó, gián tiếp tước đoạt sự sống của một con người. Những người ủng hộ phá thai thường lý luận rằng phụ nữ nên có quyền kiểm soát cơ thể của mình, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ có quyền quyết định mạng sống của người khác, kể cả đó là một thai nhi chưa ra đời.

Từ góc nhìn đạo đức, một khi ta chấp nhận việc tước đoạt mạng sống của thai nhi, ta đang mở ra cánh cửa cho việc chấp nhận những trường hợp ngoại lệ khác, như phá thai muộn, an tử, trợ tử,...
phailamgi_Chúng ta có quyền gì đối với sự sống của một đứa trẻ chưa ra đời_1.jpg
Ảnh: Tim Bish/Unsplash

Sự bất cân bằng giới tính và hệ quả xã hội​

Không chỉ là vấn đề đạo đức, phá thai còn góp phần tạo nên sự bất cân bằng giới tính trên toàn cầu. Nạn phá thai chọn lọc giới tính đã khiến cho tỷ lệ nam nữ trở nên chênh lệch nghiêm trọng. Khi con gái không được coi trọng bằng con trai, họ bị loại bỏ từ trong bụng mẹ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt phụ nữ trong xã hội. Điều này không chỉ đẩy các quốc gia vào tình trạng khủng hoảng dân số mà còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng như buôn bán phụ nữ, cưỡng ép hôn nhân và mại dâm.
phailamgi_Chúng ta có quyền gì đối với sự sống của một đứa trẻ chưa ra đời_2.jpg
Ảnh: Priscilla Du Preez 🇨🇦/Unsplash

Nguy cơ sức khỏe từ phá thai​

Bên cạnh những vấn đề xã hội và đạo đức, phá thai cũng có những rủi ro đáng kể về sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa phá thai và nguy cơ ung thư vú, đặc biệt là khi phá thai diễn ra ở độ tuổi trẻ hoặc sau tuổi 30. Thêm vào đó, mặc dù được coi là một thủ tục y tế, ngành công nghiệp phá thai tại nhiều quốc gia vẫn còn rất nhiều kẽ hở trong việc quản lý, dẫn đến nhiều trường hợp phụ nữ tử vong sau khi phá thai "hợp pháp".
phailamgi_Chúng ta có quyền gì đối với sự sống của một đứa trẻ chưa ra đời_3.jpg
Ảnh: Jackson Simmer/Unsplash

Tóm lại​

Phá thai không chỉ đơn thuần là một vấn đề liên quan đến quyền của phụ nữ, mà nó còn là vấn đề về quyền sống của con người. Việc phá thai không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân phụ nữ mà còn tạo nên những hệ lụy sâu rộng đối với cả xã hội và tương lai nhân loại. Tranh luận về phá thai cần phải được dựa trên các cơ sở khoa học và đạo đức rõ ràng, thay vì những ngụy biện và cảm xúc nhất thời. Nếu không, hậu quả mà chúng ta phải đối mặt sẽ không chỉ là mất mát về nhân đạo, mà còn là sự suy tàn của nền văn minh.​

Phải làm gì?​

Docat 71: Khi nào thì một sinh linh bắt đầu là người?

Một số kẻ cho rằng chỉ khi một đứa trẻ được sinh ra đời, thì nó mới là con người. Một số kẻ khác còn lập luận rằng: ai đó chỉ thật sự là người khi người đó có thể suy nghĩ và quyết định. Những kẻ khác nữa ấn định thời điểm bắt đầu làm người là khi tế bào não gốc hình thành, hay khi không còn có thể phân chia đồng nhất. Giáo Hội bác bỏ tất cả các kiểu giải thích trên, và khẳng định rằng: Sự sống của mỗi con người bắt đầu ngay khi trứng kết hợp với tinh trùng thành tế bào đầu tiên. Về điều này, quan điểm của Giáo Hội cũng tương hợp với khoa học và với trí phán đoán lành mạnh thông thường: Ngay tại thời điểm sớm nhất của giai đoạn phôi thai sau khi thụ tinh, sự sống phát sinh từ đó đã là của một con người hoàn chỉnh, và như vậy, được ban cho phẩm giá thuộc về con người. Phải thể hiện sự tôn trọng đối với phẩm giá này của thai nhi và của những thành viên yếu đuối nhất trong xã hội (x. DP 5).​
 

Khoảnh khắc cuối đời của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên