Đi tìm chân lý
- Tham gia
- 25/1/24
- Bài viết
- 827
- Chủ đề Author
- #1
Một người mẹ bị bệnh ung thư phổi, bác sĩ nói với người nhà nếu điều trị tiếp thì sẽ rất tốn kém và cũng không chắc sẽ mang lại kết quả tốt. Những người con sau khi nghe tin này thì tranh cãi với nhau. Người thì bảo dù có bán nhà cũng phải chữa cho mẹ, còn hy vọng là còn cứu. Người thì bảo dù gì cũng không có nhiều hy vọng, để mẹ về nhà quây quần bên con cháu những ngày cuối đời. Có anh khác thì bảo, mẹ bệnh mà không chạy chữa thì là bất hiếu...
Đây là một tình huống không hiếm gặp trong thực tế. Vậy có nhất thiết phải kéo dài sự sống của người mẹ bằng mọi giá? Bán nhà hay không bán nhà để chữa cho mẹ? Giáo Hội nói gì về việc này?
Ảnh minh họa: Net Ease
Theo Giáo lý Hội Thánh Công Giáo số 2278: "Việc ngưng các phương tiện y khoa, quá tốn kém, mạo hiểm, ngoại thường hoặc không tương xứng với những kết quả mong muốn, có thể là hợp pháp. Đây là sự từ chối “việc trị liệu khắc nghiệt.” Theo cách này, ta không muốn đưa đến cái chết, nhưng chấp nhận vì không thể ngăn cản được cái chết. Chính bệnh nhân phải quyết định, nếu họ có thẩm quyền và khả năng, nếu không, việc quyết định phải do những người có quyền theo luật pháp, nhưng luôn phải tôn trọng ý muốn hợp lý và quyền lợi hợp pháp của người bệnh."
Tuy nhiên, sách Giáo lý Hội Thánh Công Giá cũng nhấn mạnh rằng việc chăm sóc và giảm đau cho bệnh nhân vẫn là một nhiệm vụ quan trọng, dù cái chết có gần kề. Trong trường hợp này, việc tập trung vào việc làm dịu bớt đau đớn cho người mẹ có thể được coi là một hành động tương thích với đức mến và nhân phẩm.
Ảnh: suvita style/Shutterstock.com
Có nhất thiết phải kéo dài sự sống bằng mọi giá
Mỗi người có nghĩa vụ luân lý chung là chăm sóc sức khoẻ của chính mình. Các nguyên tắc sau đây giúp làm rõ việc áp dụng cụ thể nguyên tắc chung này;
Mỗi người có nghĩa vụ luân lý chung là chăm sóc sức khoẻ của chính mình. Các nguyên tắc sau đây giúp làm rõ việc áp dụng cụ thể nguyên tắc chung này;
- Nguyên tắc 1: Không thực hiện phương thức nào để trực tiếp hoặc cố ý đẩy nhanh cái chết, có nghĩa là phải tránh tất cả các hình thức an tử và tự tử;
- Nguyên tắc 2: Phải tránh các phương tiện không cân xứng hoặc vô ích gây ra đau khổ không cần thiết và xúc phạm phẩm giá con người;
- Nguyên tắc 3: Một bệnh nhân có quyền chính đáng lựa chọn việc theo hay không theo một điều trị y tế cụ thể. Việc từ chối một số phương pháp điều trị nhất định không nhất thiết đồng nghĩa với an tử; đúng hơn, nó thường là một biểu hiện của việc chấp nhận tình trạng của con người khi đối mặt với cái chết. Do đó, điều quan trọng là phải phân biệt giữa việc trực tiếp tìm kiếm cái chết và việc chấp nhận tự nhiên cái chết đang đến;
- Nguyên tắc 4: Một bệnh nhân không được từ chối hoặc bị khước từ những phương tiện thông thường và tương xứng được coi là tối thiểu, có mục đích duy trì sự sống và mang lại sự thoải mái về thể chất và tâm lý. Những phương tiện sau đây thường được coi là thông thường và tương xứng: dinh dưỡng và cung cấp nước, hỗ trợ hô hấp, thuốc giảm đau, thay đổi tư thế và cách chăm sóc giảm đau tương tự.
(USCCB, Hỏi & Đáp liên quan đến các câu Trả lời của Tòa Thánh về dinh dưỡng và Hydrat cho bệnh ở "trạng thái thực vật" 2007)
Bạn đã gặp tình huống nào tương tự chưa? Đâu là cách mà bạn hay người trong cuộc chọn lựa?
Bạn đã gặp tình huống nào tương tự chưa? Đâu là cách mà bạn hay người trong cuộc chọn lựa?
Phải Làm Gì?
Docat 83 Theo quan điểm Kitô giáo, ý nghĩa của sự chết là gì?
Ngày nay, người ta xem chết dường như là việc xuống cấp tàn tạ về thể xác. Tuy nhiên, chết là một phần mang tính quyết định của cuộc đời, và đối với nhiều người, là bước đi đến sự trưởng thành cuối cùng. Người Kitô hữu xem cuộc sống là một quà tặng. Tư tưởng này giúp người ta tín thác ngay cả trong những giờ hấp hối đầy nhọc nhằn. Chúng ta biết mình luôn ở trong bàn tay của Thiên Chúa yêu thương, và hy vọng rằng cái chết không đặt dấu chấm hết mà chỉ là giai đoạn chuyển tiếp để bước vào đời sống vĩnh cửu. Điều này mang lại cho kinh nghiệm đau khổ một khía cạnh hoàn toàn khác. Nhiều lần những người thực hiện công tác mục vụ nhận thấy rằng niềm hy vọng đó an ủi cả những người dường như không có niềm tin tôn giáo đang đối mặt với cái chết. Trong tư cách là một người đang đau khổ và sắp chết, Đức Kitô đặc biệt gần gũi với chúng ta