- Chủ đề Author
- #1
Ngày 23/7/2024 vừa qua, nhân kỷ niệm một năm Tòa thánh Vatican và chính quyền Việt Nam ký kết thỏa thuận vể Qui chế cho Đại diện Thường trú của Tòa Thánh và Văn Phòng Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, Bộ Nội vụ đã tổ chức cuộc Hội thảo về "Lá Thư của Đức Giáo hoàng Phanxicô gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam." Lá thư đề ngày 8/9/2023.
Toàn cảnh cuộc Hội thảo ngày 23/7/2024. Ảnh: BTGCP
Một số chi tiết về cuộc hội thảo
Chủ trì Hội thảo gồm TS. Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám mục giáo phận Phan Thiết; PGS, TS. Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo.
Tham dự cuộc Hội thảo về phía Giáo hội Công giáo, ngoài Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám mục Phan Thiết, Tổng Thư Ký HĐGM Việt Nam, còn có quý đức cha: Giuse Đặng Đức Ngân, Tổng Giám mục Phó Tổng Giáo phận huế, Louis Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký HĐGMVN, Giám mục Hà Tĩnh, Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám mục Vinh, Đa Minh Đặng Văn Cầu, Giám mục Thái Bình, Giuse Trần Văn Toản, Giám mục Long Xuyên, cùng một số linh mục tu sĩ khác.
Tại Hội thảo, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, đại diện các Đức Giám mục, đã đọc bài tham luận ba điểm mà ngài cho rằng đã được Đức Giáo hoàng đề cập trong lá thư; trong đó đặc biệt nhấn mạnh thế nào là "người Công giáo Việt Nam tốt?"
Về phía chính quyền, ông Vũ Chiến Thắng, Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ, cho rằng Thư chung 2023 của Đức Giáo hoàng "cho thấy một bước tiến lớn trong quan hệ Việt Nam - Vatican sau gần một thế kỷ “đóng băng” do những xung đột về ý thức hệ." Trong thư, hai lần Đức Giáo hoàng sử dụng cụm từ Chính phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, điều ấy cho thấy Tòa Thánh khẳng định thể chế "chủ nghĩa xã hội" của Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo." (sic)
Từ đó, ông kết luận bằng một lối nhìn kiểu chính trị hóa quen thuộc: “Điều này có ý nghĩa quan trọng để ngăn chặn dẹp bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực xấu trong và ngoài Giáo hội lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước; thậm chí Giáo hội có thể sẽ can thiệp để các thành phần chống đối không thể xuyên tạc về Đảng Cộng sản Việt Nam như trước nữa.” (sic) (hết trích)
Cuối cùng, ông mong muốn "Giáo hội Công giáo Việt Nam và chính quyền các cấp, nhất là cấp địa phương phối hợp chặt chẽ, kiên trì và hiểu biết hơn nữa để cùng nhau quán triệt, lan tỏa tinh thần Thư của Giáo hoàng Phanxicô một cách sâu rộng trong quần chúng, để góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh."
Tham dự cuộc Hội thảo về phía Giáo hội Công giáo, ngoài Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám mục Phan Thiết, Tổng Thư Ký HĐGM Việt Nam, còn có quý đức cha: Giuse Đặng Đức Ngân, Tổng Giám mục Phó Tổng Giáo phận huế, Louis Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký HĐGMVN, Giám mục Hà Tĩnh, Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám mục Vinh, Đa Minh Đặng Văn Cầu, Giám mục Thái Bình, Giuse Trần Văn Toản, Giám mục Long Xuyên, cùng một số linh mục tu sĩ khác.
Tại Hội thảo, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, đại diện các Đức Giám mục, đã đọc bài tham luận ba điểm mà ngài cho rằng đã được Đức Giáo hoàng đề cập trong lá thư; trong đó đặc biệt nhấn mạnh thế nào là "người Công giáo Việt Nam tốt?"
Về phía chính quyền, ông Vũ Chiến Thắng, Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ, cho rằng Thư chung 2023 của Đức Giáo hoàng "cho thấy một bước tiến lớn trong quan hệ Việt Nam - Vatican sau gần một thế kỷ “đóng băng” do những xung đột về ý thức hệ." Trong thư, hai lần Đức Giáo hoàng sử dụng cụm từ Chính phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, điều ấy cho thấy Tòa Thánh khẳng định thể chế "chủ nghĩa xã hội" của Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo." (sic)
Từ đó, ông kết luận bằng một lối nhìn kiểu chính trị hóa quen thuộc: “Điều này có ý nghĩa quan trọng để ngăn chặn dẹp bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực xấu trong và ngoài Giáo hội lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước; thậm chí Giáo hội có thể sẽ can thiệp để các thành phần chống đối không thể xuyên tạc về Đảng Cộng sản Việt Nam như trước nữa.” (sic) (hết trích)
Cuối cùng, ông mong muốn "Giáo hội Công giáo Việt Nam và chính quyền các cấp, nhất là cấp địa phương phối hợp chặt chẽ, kiên trì và hiểu biết hơn nữa để cùng nhau quán triệt, lan tỏa tinh thần Thư của Giáo hoàng Phanxicô một cách sâu rộng trong quần chúng, để góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh."
Các Đức Giám mục tham dự cuộc Hội thảo. Ảnh: BTGCP
Nội dung bức thư
Cần biết rõ, đây là Bức thư Đức Thánh cha gửi Giáo hội Việt Nam, qua đó gián tiếp gửi đến chính quyền Việt Nam, nhân dịp Tòa thánh và Việt Nam ký kết bản Thỏa Thuận về Qui Chế cho Đại diện thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam và Văn Phòng Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.
Mở đầu bức thư, sau lời chào, nêu lý do viết thư và nhắc lại lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam ngay từ đầu đã được xây dựng dựa trên giới răn duy nhất là mến Chúa và yêu người, Đức thánh cha đã kể lại cuộc gặp của ngài với ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 27/7/2023 tại Vatican; mà theo Đức Thánh cha, cuộc gặp này "có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình tăng cường mối quan hệ giữa Toà Thánh và Việt Nam." Cụ thể ở đây là việc hai bên cùng ký Thỏa Thuận về Qui Chế cho Đại diện thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam và Văn Phòng Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.
Vẫn theo Đức Thánh cha, có được kết quả này là do "sự tin tưởng lẫn nhau được xây dựng từng bước trong nhiều năm". Hơn nữa, dù còn đó những khác biệt về lịch sử và kinh nghiệm sống, nhưng nhờ "đồng hành, lắng nghe và hiểu nhau" trong sự nhìn nhận những tương đồng và tôn trọng sự khác biệt, hai bên đã có thể "cùng nhau đi tìm con đường tốt nhất để phục vụ thiện ích của dân tộc Việt Nam và Hội Thánh."
Sau đó, bằng cách nhắc lại Giáo huấn trong Thư gửi Diognetus, một bản văn có từ thế kỷ thứ 2, cũng như nhắc lại huấn từ của Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI gửi các Đức Giám mục Việt Nam nhân dịp Ad Limina ngày 27/6/2009, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu Việt Nam cần thể hiện đúng căn tính của mình: "là người Kitô hữu tốt và là công dân tốt," người Công giáo phải đồng hành cùng dân tộc "hoặc qua việc xây dựng Hội thánh bằng cách cộng tác vào các công việc mục vụ với tinh thần đồng trách nhiệm, hoặc một cách đặc biệt, đem tinh thần Phúc Âm vào các thực tại trần thế."
Và khi đem tinh thần Phúc Âm vào các lãnh vực trần thế, các tín hữu được mời gọi "chân thành dấn thân xây dựng một xã hội chính trực, liên đới và công bằng," bằng những việc làm bác ái cụ thể " giống như Giáo hội Việt Nam đã thực hiện trong đại dịch Covid 19, nghĩa là phải có một quyết định hành động cụ thể cho con người, như đã được thực hiện trong mầu nhiệm Vượt qua và được Hội Thánh không ngừng thể hiện trong suốt dòng lịch sử, vì “trong mọi nơi và ở bất kỳ hoàn cảnh nào, các Kitô hữu… được mời gọi lắng nghe tiếng than khóc của người nghèo khổ.”
Nhắc lại một nguyên tắc căn bản trong Giáo huấn Xã hội Công giáo được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sử dụng trong huấn từ gửi các Giám mục Việt Nam năm 2009: "Giáo hội không có trách nhiệm thay cho Nhà nước và Chính Trị" (Docat, #31), cũng như nhắc lại lời của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII trong Thông Điệp Hòa Bình trên Trái đất, tại số 67, Đức Thánh cha gián tiếp kêu gọi Nhà nước cần cởi mở hơn nữa để Giáo hội "có thể tham gia cách chính đáng vào đời sống của đất nước, để phục vụ dân tộc, trong tinh thần đối thoại và cộng tác với sự tôn trọng lẫn nhau"; đồng thời, hai bên cùng nhau "loại trừ mọi sợ hãi", tiếp tục đối thoại trong sự tương kính và vì thiện ích chung.
Cuối thư, sau khi dâng mọi thành phần Dân Chúa cho Thiên Chúa, Đức thánh cha bày tỏ hy vọng "toàn thể Dân Chúa Việt Nam sẽ trở nên can đảm theo gương Chúa Giêsu" trung tín làm chứng cho Tin mừng trên quê hương Việt Nam.
Mở đầu bức thư, sau lời chào, nêu lý do viết thư và nhắc lại lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam ngay từ đầu đã được xây dựng dựa trên giới răn duy nhất là mến Chúa và yêu người, Đức thánh cha đã kể lại cuộc gặp của ngài với ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 27/7/2023 tại Vatican; mà theo Đức Thánh cha, cuộc gặp này "có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình tăng cường mối quan hệ giữa Toà Thánh và Việt Nam." Cụ thể ở đây là việc hai bên cùng ký Thỏa Thuận về Qui Chế cho Đại diện thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam và Văn Phòng Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.
Vẫn theo Đức Thánh cha, có được kết quả này là do "sự tin tưởng lẫn nhau được xây dựng từng bước trong nhiều năm". Hơn nữa, dù còn đó những khác biệt về lịch sử và kinh nghiệm sống, nhưng nhờ "đồng hành, lắng nghe và hiểu nhau" trong sự nhìn nhận những tương đồng và tôn trọng sự khác biệt, hai bên đã có thể "cùng nhau đi tìm con đường tốt nhất để phục vụ thiện ích của dân tộc Việt Nam và Hội Thánh."
Sau đó, bằng cách nhắc lại Giáo huấn trong Thư gửi Diognetus, một bản văn có từ thế kỷ thứ 2, cũng như nhắc lại huấn từ của Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI gửi các Đức Giám mục Việt Nam nhân dịp Ad Limina ngày 27/6/2009, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu Việt Nam cần thể hiện đúng căn tính của mình: "là người Kitô hữu tốt và là công dân tốt," người Công giáo phải đồng hành cùng dân tộc "hoặc qua việc xây dựng Hội thánh bằng cách cộng tác vào các công việc mục vụ với tinh thần đồng trách nhiệm, hoặc một cách đặc biệt, đem tinh thần Phúc Âm vào các thực tại trần thế."
Và khi đem tinh thần Phúc Âm vào các lãnh vực trần thế, các tín hữu được mời gọi "chân thành dấn thân xây dựng một xã hội chính trực, liên đới và công bằng," bằng những việc làm bác ái cụ thể " giống như Giáo hội Việt Nam đã thực hiện trong đại dịch Covid 19, nghĩa là phải có một quyết định hành động cụ thể cho con người, như đã được thực hiện trong mầu nhiệm Vượt qua và được Hội Thánh không ngừng thể hiện trong suốt dòng lịch sử, vì “trong mọi nơi và ở bất kỳ hoàn cảnh nào, các Kitô hữu… được mời gọi lắng nghe tiếng than khóc của người nghèo khổ.”
Nhắc lại một nguyên tắc căn bản trong Giáo huấn Xã hội Công giáo được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sử dụng trong huấn từ gửi các Giám mục Việt Nam năm 2009: "Giáo hội không có trách nhiệm thay cho Nhà nước và Chính Trị" (Docat, #31), cũng như nhắc lại lời của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII trong Thông Điệp Hòa Bình trên Trái đất, tại số 67, Đức Thánh cha gián tiếp kêu gọi Nhà nước cần cởi mở hơn nữa để Giáo hội "có thể tham gia cách chính đáng vào đời sống của đất nước, để phục vụ dân tộc, trong tinh thần đối thoại và cộng tác với sự tôn trọng lẫn nhau"; đồng thời, hai bên cùng nhau "loại trừ mọi sợ hãi", tiếp tục đối thoại trong sự tương kính và vì thiện ích chung.
Cuối thư, sau khi dâng mọi thành phần Dân Chúa cho Thiên Chúa, Đức thánh cha bày tỏ hy vọng "toàn thể Dân Chúa Việt Nam sẽ trở nên can đảm theo gương Chúa Giêsu" trung tín làm chứng cho Tin mừng trên quê hương Việt Nam.
Tóm lại
Việc tổ chức những cuộc hội thảo khoa học để tiến tới sự hiểu biết lẫn nhau là điều cần thiết đặc biệt trong thể giới đương đại hiện nay. Tuy nhiên, để những cuộc hội thảo hiệu quả, ngoài việc hai bên phải bỏ qua những nghi kỵ, những sợ hãi, bị chính trị hóa, thì việc hiểu rõ nội dung cuộc trao đổi là cần thiết. Nếu không, mọi cuộc Hội thảo hay đối thoại sẽ lại chỉ là "ông nói gà, bà nói vịt", không mang lại bất cứ sự hiểu biết nào có ích cho cộng đồng.
Cùng chủ đề