Thành viên
- Tham gia
- 9/9/24
- Bài viết
- 12
- Chủ đề Author
- #1
Mới đây, vn expess đưa tin 'Lợi ích nhóm' trong vụ án đấu thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa khiến tôi bức xúc không thể im lặng trước ‘Lợi ích nhóm’ này.
Ảnh minh họa
Lại thêm một dạng tham nhũng tinh vi
- Tham nhũng ở đây không chỉ một người: có quyền hành & địa vị , mà là, một Nhóm ‘lợi ích nhóm’
- Tinh vi vì ‘tựa vào’ mấy chữ cao đẹp : giáo dục, dùng in sách vở để phục vụ sự nghiệp trồng người !
Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước hiện đang đầy mạnh diệt tham nhũng tận gốc, không nhân nhượng, không miễn trừ ai. Chúng ta có quyền hy vọng ‘một chính quyền trong sạch’ để công cuộc đổi mới (nhiều mặt) được tốt đẹp hơn.
TẠI SAO XUẤT HIỆN THAM NHŨNG TINH VI có tên gọi ‘lợi ích nhóm’ ở ngành xuất bản sách giáo khoa ở Bộ Văn hoá & Giáo dục?
*IN SÁCH GIÁO KHOA, một ngành nghề ‘làm ăn béo bở vì:
- Tinh vi vì ‘tựa vào’ mấy chữ cao đẹp : giáo dục, dùng in sách vở để phục vụ sự nghiệp trồng người !
Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước hiện đang đầy mạnh diệt tham nhũng tận gốc, không nhân nhượng, không miễn trừ ai. Chúng ta có quyền hy vọng ‘một chính quyền trong sạch’ để công cuộc đổi mới (nhiều mặt) được tốt đẹp hơn.
TẠI SAO XUẤT HIỆN THAM NHŨNG TINH VI có tên gọi ‘lợi ích nhóm’ ở ngành xuất bản sách giáo khoa ở Bộ Văn hoá & Giáo dục?
*IN SÁCH GIÁO KHOA, một ngành nghề ‘làm ăn béo bở vì:
- độc quyền: khai thác sách giáo khoa từ Bộ Giáo dục và
- độc tôn: không nhà xuất bản nào tranh dành số lượng được in ra, bên cạnh, phụ huynh các em học sinh buộc phải mua những loại sách này.
Tác giả của nhiều loại sách khác, muốn được phổ biến rộng rãi: sách phải được kiểm duyệt và cần đến nhà in… lẽ thường, các tác giả không bận tâm lắm số lượng sách phát hành, họ chỉ mong được nhiều người biết tới là đủ. Nhà in hưởng lợi về số lượng sách phát hành, ngoại trừ tên tuổi của một tác giả nổi tiếng, nhà in phải ký hợp đống tác quyền số lượng sách in ! Có tác giả nào giàu vì viết sách đâu !
Các bị can. Ảnh: Bộ Công an
1. Độc quyền khai thác sách giáo khoa từ Bộ Giáo dục.
Các năm gần đây. Sách giáo khoa cấp phổ thông, đặc biệt ở Cấp Một (bậc tiểu học) thay đổi liên tục đến nỗi Quốc hội phải lên tiếng: “Nêu ý kiến tại phiên giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc lại việc trong báo cáo giám sát của đoàn nêu về giá sách giáo khoa, nhất là chi phí phát hành sách giáo khoa cao” (https://tuoitre.vn/chu-tich-quoc-hoi-sach-giao-khoa-gan...)
Giáo dục cần đến một quốc sách, chủ trương ‘trăm năm trồng người’ và sách giáo khoa là để triển khai các chủ trương giáo dục, cô thầy dựa vào chủ trương giáo dục này khi xử dụng sách giáo khoa. Không nên để ‘độc quyền’ dành cho một nhóm người biên soạn. Nhà giáo có học vị, có bằng cấp và có lương tâm tha thiết việc trồng người ở VN không thiếu: nên mời họ, hay một nhóm nhà giáo tâm huyết được tự do biên soạn theo định hướng giáo dục hiện nay.
Tính độc quyền viết sách giáo khoa đã biến thành độc tôn dành cho một nhóm người ‘đấu thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa’ lợi dụng, in thật nhiều sách giáo khoa và buộc phụ huynh phải mua sách giáo khoa, trở thành ‘Lợi ích nhóm’ !
Giáo dục cần đến một quốc sách, chủ trương ‘trăm năm trồng người’ và sách giáo khoa là để triển khai các chủ trương giáo dục, cô thầy dựa vào chủ trương giáo dục này khi xử dụng sách giáo khoa. Không nên để ‘độc quyền’ dành cho một nhóm người biên soạn. Nhà giáo có học vị, có bằng cấp và có lương tâm tha thiết việc trồng người ở VN không thiếu: nên mời họ, hay một nhóm nhà giáo tâm huyết được tự do biên soạn theo định hướng giáo dục hiện nay.
Tính độc quyền viết sách giáo khoa đã biến thành độc tôn dành cho một nhóm người ‘đấu thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa’ lợi dụng, in thật nhiều sách giáo khoa và buộc phụ huynh phải mua sách giáo khoa, trở thành ‘Lợi ích nhóm’ !
2. Bao giờ thì loại hình tham nhũng này chấm dứt ?
Tôi nhớ lại, giáo dục Miền Nam trước 1975: vấn đề ‘độc quyền’ viết sách giáo khoa và ‘độc tôn’ in sách giáo khoa không thấy xuất hiện trong ngành giáo dục vì ‘chủ trương “Bách niên chi kế mạc như thụ nhân” (vì lợi ích trăm năm hãy trồng người)
Sách Giáo khoa từ Cấp Một (Tiểu học) đến Cấp II và III (Trung học đệ nhất – đệ nhị cấp) được rất nhiều Nhà giáo ưu tú biên soạn, thầy cô được tự do xử dụng cho năm học của mình. Vì vậy, đã không có vấn đề ‘độc tôn’ in sách.
Nguồn sách giáo khoa phong phú vì nhà giáo được tự do biên soạn, in ấn. Tham nhũng đã không bén mảng trong môi trường ‘tự do viết sách và in sách giáo khoa trước 1975’.
Có lẽ, đến lúc không nên phân biệt ‘Nam - Bắc’ trong giáo dục, chúng tôi thấy cần ‘lên tiếng’ trước “Lợi ích nhóm’ trong đấu thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa”. Bạn có thể tham khảo thêm nguồn sách Giáo khoa theo địa chỉ https://tinhte.vn/.../mot-so-hinh-anh-sach-giao-duc-cua.../
Sách Giáo khoa từ Cấp Một (Tiểu học) đến Cấp II và III (Trung học đệ nhất – đệ nhị cấp) được rất nhiều Nhà giáo ưu tú biên soạn, thầy cô được tự do xử dụng cho năm học của mình. Vì vậy, đã không có vấn đề ‘độc tôn’ in sách.
Nguồn sách giáo khoa phong phú vì nhà giáo được tự do biên soạn, in ấn. Tham nhũng đã không bén mảng trong môi trường ‘tự do viết sách và in sách giáo khoa trước 1975’.
Có lẽ, đến lúc không nên phân biệt ‘Nam - Bắc’ trong giáo dục, chúng tôi thấy cần ‘lên tiếng’ trước “Lợi ích nhóm’ trong đấu thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa”. Bạn có thể tham khảo thêm nguồn sách Giáo khoa theo địa chỉ https://tinhte.vn/.../mot-so-hinh-anh-sach-giao-duc-cua.../