Đi tìm chân lý
- Tham gia
- 25/1/24
- Bài viết
- 924
- Chủ đề Author
- #1
"Học thuyết xã hội và đức tin liên quan với nhau như thế nào?" Có thể được hiểu qua việc tham gia và cam kết của các Kitô hữu đối với xã hội dựa trên lời dạy của Tin Mừng. Học thuyết Xã hội của Giáo hội không chỉ là một khái niệm lý thuyết mà còn là một lời kêu gọi hành động thiết thực nhằm thể hiện đức tin thông qua các hoạt động xã hội và chính trị.
Ảnh: Pham Tan
Đức Tin Và Dấn Thân Xã Hội
Đức tin trong Kitô giáo không chỉ giới hạn ở việc thực hành nghi lễ hay bày tỏ lòng sùng kính trong không gian nhà thờ. Mà còn được biểu lộ qua sự dấn thân vào các vấn đề xã hội và chính trị. Điều này phản ánh quan điểm rằng đức tin Kitô giáo không thể tách rời khỏi cuộc sống hàng ngày và những thách thức mà xã hội đang đối mặt. Một đức tin không đem lại tác động tích cực cho cộng đồng là một đức tin đã bị tự cô lập.
Tin Mừng và Sự Dấn Thân Cho Tình Yêu và Công Lý
Không phải ai hoạt động xã hội và tham gia chính trị mới là một Kitô hữu, nhưng một người khó mà tự gọi mình là Kitô hữu nếu không dấn thân vào xã hội. Tin Mừng dứt khoát dẫn người ta đến chỗ phải dấn thân cho tình yêu, công lý, tự do và hoà bình (Docat 28). Tin Mừng đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ cho công lý, tự do, tình yêu và hòa bình. Lời giảng của Đức Giê-su về Nước Trời không chỉ đơn thuần là lời hứa về một tương lai viển vông mà còn là lời mời gọi để thực thi những giá trị này ngay trong hiện tại. Khi Đức Giêsu tuyên bố Nước Trời đã đến, Người không chỉ chữa lành và cứu mạng một số cá nhân, mà hơn thế, Người thiết lập một hình thức mới của cộng đồng – một vương quốc của hoà bình và công lý (Docat 28)
Hình Ảnh Men Trong Tinh Mừng
Đức Giê-su so sánh Nước Thiên Chúa với men làm dậy men cả khối bột lớn, gợi ý rằng các Kitô hữu nên tích cực tham gia vào xã hội để biến đổi nó từ bên trong. Cách ẩn dụ này nhấn mạnh rằng ngay cả những hành động nhỏ bé nhất cũng có thể dẫn đến những thay đổi lớn lao, phản ánh nguyên tắc của Nước Trời trên trái đất.
Vai Trò Của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo
Học thuyết Xã hội Công giáo cung cấp lý thuyết và chỉ dẫn thực tiễn cho việc thực hiện đức tin qua các hoạt động xã hội và chính trị. Thúc đẩy việc xây dựng một xã hội nhân đạo hơn, phản ánh các giá trị của Nước Thiên Chúa. Qua đó mỗi Kitô hữu không chỉ là một người cầu nguyện mà còn là một người hành động vì công ích xã hội.
Ảnh: Pham Tan
Qua đó, sự liên kết giữa học thuyết xã hội và đức tin trong Kitô giáo có thể được thấy là không tách rời. Đức tin yêu cầu sự dấn thân, và qua dấn thân này, giá trị của đức tin được thể hiện rõ nét. Đồng thời cũng khẳng định rằng mọi người Kitô hữu đều có trách nhiệm với cộng đồng và thế giới mà họ đang sống.
Phải Làm Gì?
Docat 28: Học thuyết xã hội và đức tin liên quan với nhau như thế nào?
Không phải ai hoạt động xã hội và tham gia chính trị mới là một Kitô hữu, nhưng một người khó mà tự gọi mình là Kitô hữu nếu không dấn thân vào xã hội. Tin Mừng dứt khoát dẫn người ta đến chỗ phải dấn thân cho tình yêu, công lý, tự do và hoà bình. Khi Đức Giêsu tuyên bố Nước Trời đã đến, Người không chỉ chữa lành và cứu mạng một số cá nhân, mà hơn thế, Người thiết lập một hình thức mới của cộng đồng – một vương quốc của hoà bình và công lý. Chắc chắn chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể hoàn thành vương quốc ấy một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, các Kitô hữu cần phải góp phần làm cho một xã hội tốt đẹp hơn. Họ cần phải xây dựng cho con người một thành phố “nhân đạo hơn vì thành đô này tương hợp nhiều hơn với Nước Thiên Chúa” (Tóm lược Học thuyết Xã hội, 63). Khi Đức Giêsu so sánh Nước Thiên Chúa với men dần dần làm dậy lên cả khối bột lớn (Mt 13,33), Người muốn chỉ bảo cách thức hành động mà các Kitô hữu nên làm trong xã hội.