Ghi nguồn sưu tầm - coi tác giả là vô danh

5.00 star(s) 1 Vote
Phù vân nối phù vân Thời gian cứ xoay vần
Tham gia
29/12/23
Bài viết
198
Nhà văn Nguyễn Hưng Quốc có viết dòng tâm sự trên facebook khi thấy ai đó copy chia sẻ bài của mình nhưng chỉ ghi sưu tầm: “Status này tôi đăng đã lâu. Sáng nay mới thấy có người post lại mà không ghi tên tác giả. Chỉ ghi là "sưu tầm". Vậy thôi. Tự nhiên thấy bâng khuâng. Tâm trạng ấy là của riêng mình, bây giờ hoá thành vô danh. Của ai đó.”

istockphoto-150853553-1024x1024.jpg


Một tình trạng khá phổ biến trên mạng xã hội ở Việt Nam là việc copy hay chia sẻ bài của người khác lên trang cá nhân của mình mà không ghi nguồn. Hoặc ghi sưu tầm, nguồn: internet, mạng trên lụm, st… Họ nghĩ rằng cái hay cái tốt thì chia sẻ đến nhiều người là được rồi, cần gì câu lệ ghi nguồn.

Nhưng ghi nguồn thì cũng đâu có gì cản trở việc chia sẻ thông điệp đó đến người khác. Thậm chí còn giúp người đọc hiểu rõ hơn về bài viết, tác phẩm đó. Họ có thể truy tìm nguồn gốc và hiểu rõ hơn về bối cảnh xung quanh câu chuyện.

Rồi việc không ghi nguồn khiến người đọc dễ hiểu nhầm đó chính là bài viết, tâm tư của người chia sẻ. Phải chăng đây là những điều mà họ muốn khi không ghi nguồn, hoặc ghi nguồn sưu tầm để nhắc mọi người biết công lao của mình đã sưu tầm về. Họ copy bài của người khác chia sẻ lên trang cá nhân của mình, chỉ ghi chữ "st", khi có ai đó khen anh viết hay quá thì họ chỉ nhẹ nhàng thả tim như một sự ngầm đồng ý, chứ không hề phủ nhận.

Mỗi tác phẩm đều là kết quả của sự nỗ lực, sáng tạo và tâm huyết của tác giả. Ghi rõ nguồn gốc là cách thể hiện sự tôn trọng và công nhận công sức của họ.​
 

Giấc mơ Docat của Đức Thánh Cha Phanxicô

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên