Thành viên
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 132
- Chủ đề Author
- #1
Nhiều giáo dân vẫn cho rằng chính trị là một lĩnh vực nhạy cảm. Tham gia chính trị sẽ có nguy cơ phụ thuộc, dễ mất đức tin nên tốt nhất là không tham gia. Điều này có đúng với tinh thần của Giáo huấn xã hội Công Giáo không?
Ảnh: npr.org
Giáo hội đánh giá cao việc các tín hữu dấn thân vào các đảng phái chính trị
Đây là điều đã được khẳng định trong Giáo Huấn xã hội Công Giáo: “Giáo hội đánh giá cao việc các tín hữu dấn thân vào các đảng phái chính trị và tranh đấu để thực hiện hóa các giá trị Kitô giáo trong một xã hội dân chủ” (Docat # 211).
Chính trị là đời sống, mọi quyết định chính trị đều ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Không có người này làm chính trị thì sẽ có người khác làm. Không thể có đất nước nào không có chính trị gia. Nếu người Kitô hữu không tham gia chính trị để hiện thực hóa các giá trị Kitô giáo thì sẽ có người khác làm và có thể sẽ hiện thực hóa điều trái ngược với giá trị Kitô giáo.
Nếu không có đảng phái nào có quan điểm luôn phù hợp với hợp với học thuyết xã hội Công Giáo thì sao?
Phải làm gì? (Docat #319)
Hiếm có đảng phái nào thể hiện 100 phần trăm học thuyết Kitô giáo. Điều này càng cho thấy sự cộng tác có trách nhiệm của các tín hữu Công giáo thêm quan trọng, để làm vững mạnh những quan điểm hợp lẽ phải và giúp những quan điểm đúng đắn đó giành được sự ủng hộ của số đông quần chúng.
Điều kiện tiên quyết cho việc tham gia có trách nhiệm là: đảng phái phải công nhận phẩm giá bất khả xâm phạm của con người, nhân quyền, nhân vị, bảo vệ sự sống người vô tội ở mọi giai đoạn phát triển và trong mọi điều kiện lệ thuộc, bảo vệ hôn nhân như sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, và bảo vệ vị thế hợp pháp của Giáo Hội trong xã hội, các điều kiện này đã được soạn thành điều luật trong các bản hiến pháp của nhiều quốc gia.
Các tín hữu Công giáo không được tham gia những đảng phái chính trị nào tán thành và tôn vinh bạo lực chống lại sự sống hay phẩm giá của con người, hoặc đưa ra một cương lĩnh bao hàm tính thù hằn xã hội, chính sách mị dân, phân biệt chủng tộc, hay đấu tranh giai cấp.