Thành viên
- Tham gia
- 17/12/23
- Bài viết
- 132
- Chủ đề Author
- #1
Giáo hội nhấn mạnh đến hòa bình ở mọi nơi và cho mọi người, đồng thời cũng nhiều lần lên tiếng cho việc ngăn chặn hoặc chấm dứt chiến tranh. Giáo hội cho rằng chiến tranh là một sự thất bại của hòa bình.
Mofeed Sabit, 64 tuổi, ngồi trên ghế sofa tại con đường phủ đầy mảnh vụn từ các cuộc không kích phá hủy các tòa nhà gần đó vào tháng trước ở Magazzi, Dải Gaza [John Minchillo/AP]
“Huấn quyền lên án sự man rợ của chiến tranh và yêu cầu phải xem xét chiến tranh theo một đường hướng mới. Thật vậy, hầu như không thể nào tưởng tượng được trong một kỷ nguyên hạt nhân hiện nay, người ta được phép sử dụng chiến tranh như một công cụ để thực thi công lý. Chiến tranh đúng là một mối họa và không bao giờ là một phương cách thích đáng để giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa các quốc gia, vì chiến tranh sẽ tạo ra những xung đột mới còn phức tạp hơn. Khi chiến tranh bùng nổ, nó trở thành một cuộc tàn sát không cần thiết, một cuộc ra đi không có ngày trở về, làm hại tới hiện tại và đe dọa tới tương lai của nhân loại. Hòa bình không làm mất điều gì, nhưng chiến tranh có thể làm mất tất cả. Thiệt hại do một cuộc xung đột vũ trang gây ra không chỉ thiệt hại về vật chất mà còn thiệt hại tinh thần. Rốt cuộc chiến tranh là sự thất bại của nền nhân đạo chân chính. Chiến tranh luôn luôn là một sự thất bại của con người”. (TLHTXH của GHCG 497).
Sự phòng thủ hợp pháp
Một cuộc chiến tranh xâm lược tự bản chất là một điều phi luân. Trong trường hợp đáng tiếc có một cuộc chiến như thế nổ ra, các nhà lãnh đạo của quốc gia bị tấn công có quyền và nghĩa vụ phải tổ chức phòng thủ, thậm chí bằng vũ lực. (TLHTXH của GHCG 500). Được xây dựng trên truyền thống và học thuật hàng thế kỷ, Giáo hội sử dụng “Lý thuyết chiến tranh chính nghĩa” làm cơ sở để phân biệt tính được phép của chiến tranh và tính đạo đức của việc tiến hành chiến tranh. Giáo hội tin rằng một quốc gia có quyền bảo vệ chính mình và người dân của mình khỏi hành động xâm lược, mặc dù cách thức thực hiện điều đó vẫn cần phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định.
Một lý thuyết hoàn toàn mới
Trong Thông điệp Fratelli Tutti năm 2020, Đức Giáo hoàng Phanxicô thậm chí còn đi xa hơn thế khi tuyên bố rằng chiến tranh không thể là giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào và thậm chí còn đưa ra cảnh báo về những cách giải thích trước đây về lý thuyết Chiến tranh Chính nghĩa.
Ngài tuyên bố: “Người ta dễ dàng chọn chiến tranh bằng cách nại đến đủ thứ lý do như nhân đạo, tự vệ hay ngăn ngừa, và thậm chí bằng cách bóp méo thông tin. Trong những thập niên gần đây, mọi cuộc chiến tranh đều được “biện minh” cách chiếu lệ. Giáo lý Giáo hội Công Giáo nói về khả năng phòng vệ chính đáng bằng phương tiện vũ trang quân sự, và cho thấy rõ rằng một số “điều kiện nghiêm ngặt cho tính chính đáng về luân lý” phải được đáp ứng. Nhưng thật dễ rơi vào một sự giải thích quá rộng về cái quyền có tính tiềm năng này.” ( Fratelli Tutti , 258)
Trong suốt chiều dài lịch sử Hội thánh vẫn luôn khẩn thiết thúc giục mỗi người cầu nguyện và hành động, để lòng nhân lành của Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi ác nô lệ ngàn đời của chiến tranh.
Mofeed Sabit, 64 tuổi, ngồi trên ghế sofa tại con đường phủ đầy mảnh vụn từ các cuộc không kích phá hủy các tòa nhà gần đó vào tháng trước ở Magazzi, Dải Gaza [John Minchillo/AP]
“Huấn quyền lên án sự man rợ của chiến tranh và yêu cầu phải xem xét chiến tranh theo một đường hướng mới. Thật vậy, hầu như không thể nào tưởng tượng được trong một kỷ nguyên hạt nhân hiện nay, người ta được phép sử dụng chiến tranh như một công cụ để thực thi công lý. Chiến tranh đúng là một mối họa và không bao giờ là một phương cách thích đáng để giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa các quốc gia, vì chiến tranh sẽ tạo ra những xung đột mới còn phức tạp hơn. Khi chiến tranh bùng nổ, nó trở thành một cuộc tàn sát không cần thiết, một cuộc ra đi không có ngày trở về, làm hại tới hiện tại và đe dọa tới tương lai của nhân loại. Hòa bình không làm mất điều gì, nhưng chiến tranh có thể làm mất tất cả. Thiệt hại do một cuộc xung đột vũ trang gây ra không chỉ thiệt hại về vật chất mà còn thiệt hại tinh thần. Rốt cuộc chiến tranh là sự thất bại của nền nhân đạo chân chính. Chiến tranh luôn luôn là một sự thất bại của con người”. (TLHTXH của GHCG 497).
Sự phòng thủ hợp pháp
Một cuộc chiến tranh xâm lược tự bản chất là một điều phi luân. Trong trường hợp đáng tiếc có một cuộc chiến như thế nổ ra, các nhà lãnh đạo của quốc gia bị tấn công có quyền và nghĩa vụ phải tổ chức phòng thủ, thậm chí bằng vũ lực. (TLHTXH của GHCG 500). Được xây dựng trên truyền thống và học thuật hàng thế kỷ, Giáo hội sử dụng “Lý thuyết chiến tranh chính nghĩa” làm cơ sở để phân biệt tính được phép của chiến tranh và tính đạo đức của việc tiến hành chiến tranh. Giáo hội tin rằng một quốc gia có quyền bảo vệ chính mình và người dân của mình khỏi hành động xâm lược, mặc dù cách thức thực hiện điều đó vẫn cần phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định.
Một lý thuyết hoàn toàn mới
Trong Thông điệp Fratelli Tutti năm 2020, Đức Giáo hoàng Phanxicô thậm chí còn đi xa hơn thế khi tuyên bố rằng chiến tranh không thể là giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào và thậm chí còn đưa ra cảnh báo về những cách giải thích trước đây về lý thuyết Chiến tranh Chính nghĩa.
Ngài tuyên bố: “Người ta dễ dàng chọn chiến tranh bằng cách nại đến đủ thứ lý do như nhân đạo, tự vệ hay ngăn ngừa, và thậm chí bằng cách bóp méo thông tin. Trong những thập niên gần đây, mọi cuộc chiến tranh đều được “biện minh” cách chiếu lệ. Giáo lý Giáo hội Công Giáo nói về khả năng phòng vệ chính đáng bằng phương tiện vũ trang quân sự, và cho thấy rõ rằng một số “điều kiện nghiêm ngặt cho tính chính đáng về luân lý” phải được đáp ứng. Nhưng thật dễ rơi vào một sự giải thích quá rộng về cái quyền có tính tiềm năng này.” ( Fratelli Tutti , 258)
Trong suốt chiều dài lịch sử Hội thánh vẫn luôn khẩn thiết thúc giục mỗi người cầu nguyện và hành động, để lòng nhân lành của Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi ác nô lệ ngàn đời của chiến tranh.