Hùm thiêng Yên Thế: Phép lạ Đức Mẹ và nhà thờ Ngọc Châu

5.00 star(s) 1 Vote
phailamgi?
Tham gia
18/12/23
Bài viết
501

Sau Hòa ước Giáp thân (1884) Pháp dựng lên các đồn bót khắp 3 miền đất nước. Hưởng ứng chiếu Cần vương (13/7/1885), các sĩ phu cùng với nhân dân yêu nước khắp nơi dựng cờ khỏi nghĩa. Nổi bật nhất là khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám (1892-1913). Ông nổi danh với biệt hiệu Hùm Thiêng yên Thế.


phailamgi_Hùm thiêng Yên Thế Phép lạ Đức Mẹ và nhà thờ Ngọc Châu_cv1.jpg

Ảnh: Wikipedia

Vài nét về cuộc đời

Hoàng Hoa Thám sinh năm 1858, tại Dị Chế, Tiên Lữ, Hưng Yên. Ông tham gia khởi nghĩa và lập căn cứ tại vùng Núi Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ngày này, từ năm 1884.

Suốt 30 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, ông tham gia nhiều trận đánh lớn, tiêu biểu là Luộc Hạ, Cao Thượng (tháng 10 năm 1890), thung lũng Hố Chuối (tháng 12 năm 1890) và Đồng Hom (tháng 2 năm 1892), trực tiếp đương đầu với các Thiếu tướng Godin, Voyron và Đại tá Frey.

Sau nhiều lần bố ráp bất thành và phải chịu quá nhiều tổn thất, thực dân Pháp đã hai lần giảng hòa với ông vào các năm 1894 và 1897.

phailamgi_Hùm thiêng Yên Thế Phép lạ Đức Mẹ và nhà thờ Ngọc Châu_cv2.jpg
Nhà thờ Bỉ Nội ngày nay. Ảnh: Giáo phân Bắc Ninh

Mối lương duyên với đạo Công giáo

Sử sách kể rằng, năm 1905, sau nhiều năm hòa hoãn, khi lực lượng nghĩa quân ngày càng mạnh, Hoàng Hoa Thám lại công khai chống Pháp. Thời gian này, ông liên hệ với nhiều cha xứ và giáo dân tại các giáo xứ Bỉ Nội, Ba Họ, Tân An, Nhã Lộng (giáo phận Bắc Ninh ngày nay).

Tại Nhã Lộng, Đề Thám thường tới chơi thăm cha già Nhã. Có lần cha già dấu nhà cách mạng trong nhà thờ khi lính Pháp chợt đến.

Tại Tân An, cha Hạnh cũng một lần dấu Đề Thám trong nhà thờ thánh Giuse khi ông tới thăm cha, bất ngờ lính Pháp đến khám nhà thờ. Sau đó, Đề Thám cho nhà thờ một số gỗ để sửa chữa và cho quân đem tới tận nơi. Đề Thám cũng thường lui tới họ Trũng thuộc xứ Bỉ Nội.

Họ Ngọc Châu có nhà thờ mang tên Hoàng Kim Điện, tức mang tên họ Hoàng của Đề Thám. Nguyên do là vì nhà cách mạng được ơn Đức Mẹ theo như ông khấn xin – cho mưa dập tắt lửa do quân Pháp đốt cháy rừng nơi nghĩa quân trú ẩn, nên ông đã bỏ tiền ra xây nhà thờ nói trên để tạ ơn. Ông còn cho mỗi gia đình họ Ngọc Châu một con trâu.

Ngày khánh thành nhà thờ, Đề Thám tới dự. Đang ăn thì Tây đến, Đề Thám vẫn bình tĩnh và bảo mọi người cứ ngồi ăn. Cách sân nhà có một cái ao, cạnh ao có một bụi riềng lớn, ông Thám vào ngồi trong bụi. Tây hỏi cha Hạnh: “Có Thám ở đây không?” Cha xứ trả lời: “Các ông cứ khám xét, nếu có, tôi chịu tội, còn không thì phải nói cho tôi biết tên người đi báo cáo.” Tây bỏ về, Đề Thám ra ăn tiếp. (Đinh Đồng Phương, Giáo phận Bắc Ninh, 1993, tr. 425 – 427)

Ngày 29/1/1909, thực dân Pháp đã huy động một lực lượng lớn bao vây căn cứ Yên Thế. Nghĩa quân bị tổn thất nặng nề. Con trai cả ông bị trọng thương, lực lượng suy yếu dần.

Ngày 18/3/1913, trong lúc đương đi trốn, ông mắc độc kế của Lương Tam Kỳ, người Hoa, và bị giết tại một nơi cách chợ Gồ khoảng 2 km.​
 

Hội thảo loan báo Tin Mừng trong kỷ nguyên AI tại Trung tâm Mục vụ TGP Hà Nội | PhaiLamGi | “Trí tuệ nhân tạo – Cánh cửa mở ra cho công cuộc loan báo Tin Mừng”. Với thao thức cho công cuộc truyền giáo trong thời đại mới, Học viện Thần học Thánh Phê-rô Lê Tuỳ kết hợp với Công ty Tập đoàn Hyperlution tổ chức chương trình hội thảo Loan báo Tin Mừng trong kỷ nguyên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên