Hướng dẫn xin Phép lành Tòa Thánh từ Đức Giáo Hoàng

5.00 star(s) 1 Vote
  • Chủ đề Author

Bạn muốn xin Phép lành Tòa Thánh từ Đức Giáo hoàng Phanxicô cho bản thân hoặc người thân? Giờ đây bạn có thể dễ dàng thực hiện điều này qua trang web chính thức của Sở Từ thiện của Đức Giáo hoàng: elemoseineria.va. Phép lành Tòa Thánh có thể được xin nhân các dịp đặc biệt như: Rửa tội, Rước lễ lần đầu, Thêm sức, Hôn phối, Chịu chức linh mục, Khấn dòng, kỷ niệm hoặc sinh nhật.​


phailamgi_pheplanhtoathanh.jpg
Ảnh: GP Vĩnh Long
Chỉ với vài bước đơn giản: chọn dịp đặc biệt, chọn mẫu chứng thư, điền thông tin cá nhân và lựa chọn phương thức nhận giấy, bạn sẽ dễ dàng sở hữu tấm chứng thư trang trọng này. Giá mỗi mẫu dao động từ 16 đến 24 Euro, cộng thêm phí vận chuyển, với thời gian xử lý trung bình từ 15 đến 20 ngày.

Việc xin Phép lành Tòa Thánh không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn góp phần gây quỹ cho các hoạt động bác ái của Đức Giáo hoàng, nhằm hỗ trợ người nghèo trên khắp thế giới.
HƯỚNG DẪN XIN CHỨNG THƯ PHÉP LÀNH TÒA THÁNH (TRỰC TIẾP HOẶC TRỰC TUYẾN)

1. Trực tiếp tại Văn phòng Từ thiện Giáo hoàng ở Vatican​

Có thể đến trực tiếp Văn phòng Từ thiện Giáo hoàng trong Thành Vatican qua Cổng Thánh Anna (bên phải hàng cột Quảng trường Thánh Phêrô) vào các khung giờ sau:​
  • Thứ Hai, Thứ Tư, Thứ Sáu và Thứ Bảy: 8:30 – 13:30​
  • Thứ Ba và Thứ Năm: 8:30 – 17:30​
Tại đây, bạn có thể chọn mẫu chứng thư từ các thiết kế có sẵn, sau đó nhận trực tiếp hoặc yêu cầu gửi qua bưu điện.​

2. Đăng ký trực tuyến qua trang web chính thức​

(Không có trang web nào khác được ủy quyền tiếp nhận hoặc chuyển tiếp đơn xin chứng thư phép lành)

2.1 Quy trình đăng ký trực tuyến​

Người xin cần cung cấp thông tin cần thiết và làm theo hướng dẫn như sau:​
  1. Chọn dịp đặc biệt mà bạn muốn xin Phép lành Tòa Thánh.​
  2. Chọn mẫu chứng thư phù hợp với dịp đặc biệt đó.​
  3. Nhập thông tin cần thiết để chuẩn bị chứng thư (có thể yêu cầu một hoặc nhiều chứng thư cùng lúc).​
  4. Đăng ký thông tin của người xin chứng thư (có thể tạo tài khoản cá nhân để thuận tiện cho các lần yêu cầu sau). Đồng thời chọn phương thức nhận chứng thư:​
    • Nhận trực tiếp tại Vatican (trong giờ mở cửa đã nêu).​
    • Gửi bưu điện đến bất kỳ đâu trên thế giới thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh DHL Express (cần cung cấp địa chỉ đầy đủ).
      (Lưu ý: Dịch vụ nhận tại Vatican chỉ áp dụng với các yêu cầu tại Rome).
  5. Thanh toán bằng thẻ tín dụng (chỉ chấp nhận VISA hoặc MasterCard). Sau khi hoàn tất, Văn phòng Từ thiện Giáo hoàng sẽ gửi email xác nhận.​

2.2 Thông tin cần thiết để xin chứng thư​

  • Họ và tên của người (hoặc những người) được xin Phép lành.​
  • Lý do hoặc dịp đặc biệt cần xin chứng thư.​
  • Ngày, tên nhà thờ và địa điểm diễn ra sự kiện mà bạn xin Phép lành (đặc biệt đối với các bí tích, lời khấn dòng hoặc lễ kỷ niệm; ngày tổ chức không được xa quá 6 tháng hoặc gần hơn 4 tháng so với ngày nộp đơn).​
  • Địa chỉ nhận chứng thư (kèm theo địa chỉ email và số điện thoại có mã quốc gia).​

2.3 Thời gian chuẩn bị chứng thư​

  • Khoảng 15 ngày nếu nhận tại Văn phòng Từ thiện Giáo hoàng (thời gian chính xác sẽ được thông báo trong email xác nhận).​
  • Khoảng 20 ngày nếu gửi qua bưu điện (DHL Express sẽ gửi email thông báo phí vận chuyển kèm mã theo dõi bưu kiện).​

2.4 Chi phí liên quan​

  • Phí chứng thư: Từ 20 đến 29 Euro tùy theo mẫu đã chọn.​
  • Phí gửi qua DHL Express:
Khu vực
Giá (dưới 5 chứng thư)
Giá (trên 5 chứng thư)
Ý
€ 15,00​
€ 22,00​
Châu Âu
€ 20,00​
€ 24,00​
Vương quốc Anh
€ 22,00​
€ 26,00​
Mỹ, Canada, Mexico, Trung Nam Mỹ, Châu Đại Dương, Châu Á
€ 25,00​
€ 29,00​
Châu Phi
€ 30,00​
€ 40,00​

Lưu ý: Sau khi trừ các khoản chi phí chuẩn bị và vận chuyển, toàn bộ số tiền thu được sẽ được sử dụng cho các hoạt động bác ái mà Văn phòng Từ thiện Giáo hoàng thực hiện hằng ngày nhằm giúp đỡ người nghèo nhân danh Đức Giáo hoàng.

2.5 Các dịp đặc biệt có thể xin Phép lành Tòa Thánh​

  1. Bí tích Rửa Tội, Rước lễ lần đầu, Thêm sức (chỉ cho cá nhân).​
  2. Hôn nhân.
  3. Truyền chức Linh mục.
  4. Khấn dòng.
  5. Phong chức Phó tế vĩnh viễn.
  6. Lễ kỷ niệm (10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80 năm) của Hôn nhân*, Truyền chức Linh mục hoặc Khấn dòng.
  7. Sinh nhật (18, 30, 40, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 – 110 năm)*.
Các trường hợp có dấu (*) yêu cầu người xin chứng thư ký cam kết rằng người được nhận Phép lành là người Công giáo đang thực hành đức tin, thông qua một bản cam kết ngắn gọn do chính người xin chứng thư tự chịu trách nhiệm.

Chứng thư Phép lành Tòa Thánh không được cấp cho các dịp ngoài danh sách đã nêu.

3. Phương thức đăng ký hợp lệ​

Chứng thư Phép lành Tòa Thánh không thể được yêu cầu qua bưu điện, fax hoặc email, mà chỉ qua hai phương thức:​
  • Đến trực tiếp Văn phòng Từ thiện Giáo hoàng.​
  • Thực hiện quy trình đăng ký trực tuyến theo hướng dẫn ở trên.​


 

Đức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ: Vị mục tử 30 năm bị cách ly | Phải làm gì? | Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt: "Khi về Lạng sơn, tôi mới hiểu được hết những tình cảm sâu nặng giáo dân dành cho ngài. Đi đâu cũng thấy mọi người nhắc đến ngài với những tâm tình thương mến, kính phục. Chỗ nào cũng nghe trích dẫn những lời ngài đã dậy dỗ, khuyên bảo. Ảnh hưởng của ngài thật lớn lao, rộng rãi và sâu xa. Hình ảnh ngài bàng bạc khắp nơi. Giáo dân thấy ngài trong những hiện tượng thiên nhiên. Khi an táng ngài, trời mưa như trút đến nỗi các Đức Giám mục và các linh mục không thể bước ra phần mộ. Tại phần mộ, dù người ta đã che bạt, nước vẫn chảy xuống như thác. Giáo dân càng thương nhớ ngài hơn. Ngày giỗ đầu được bình an. Giỗ năm thứ hai, trời mưa như trút đến nỗi không thể dâng lễ ngoài trời, dù đã che rạp. Mưa trĩu nước trên bạt che làm sập khung sắt. Rạp đổ xuống làm vỡ cả tượng thánh Giuse. Giáo dân càng thương nhớ ngài tha thiết. Giỗ mãn tang trời mưa lớn hơn. Nước dâng lên ngập lụt làm mọi người vừa tan lễ phải chạy vội về thu dọn đồ đạc. Đoàn Thất khê dự lễ về phải bỏ xe, đi bè qua chỗ nước lụt. Đoàn Cao bằng phải vòng qua ngả Thái nguyên để về cho kịp lễ ngày Chủ nhật. Giáo dân cho đó là tiếng ngài nhắc nhở chúng ta rằng đời sống chưa hết đau khổ, chưa hết chiến đấu. Giỗ năm thứ 4, mưa bão đánh gẫy cành nhãn lớn nhất, nơi treo quả chuông. Quả chuông vốn đã nứt nẻ lại rơi xuống một lần nữa, may mà không vỡ thêm. Tất cả những việc ấy làm người dân càng nhớ đến ngài. Mọi người đều ứa lệ khi nhớ đến những đoạn đời đau khổ ngài đã trải qua. Tượng Đức Mẹ để dưới cây nhãn tuy cũ kỹ, nhưng giáo dân vẫn muốn giữ lại, vẫn thích cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ cũ, vì tượng cũ làm họ nhớ đến Đức Cha Vinhsơn Phaolô. Đã bao lần ngài đứng trước tượng Đức Mẹ này, cầu nguyện với cả đau đớn và nước mắt. Quả thật sự hiện diện càng âm thầm lại càng có sức lan tỏa rộng lớn, càng đau đớn lại càng đi sâu vào lòng người."

0 lượt xem

Bài viết chờ bạn bình luận

Bên trên