- Chủ đề Author
- #1
Cách đây cả chục năm, các Đức Giám mục trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã từng cảnh báo về hệ quả tất yếu của một nền giáo dục chỉ nhắm đào tạo những con người công cụ. Một nền giáo dục như vậy sẽ làm băng hoại xã hội, sẽ biến con người thành những con Robot.
Học sinh Chu Ngọc Quang Vinh được lãnh đạo tỉnh Yên Bái chúc mừng sau khi đạt giải nhất cuộc thi tháng ngày 8/11/ 2023. Ảnh: TPTTH Trần Phú
Và sự thật…
Những ngày qua, mạng xã hội chứng kiến một hiện tượng đau lòng. Mọi chuyện bắt đầu từ tối 1/9 với bài viết được đăng tải trên một tài khoản mạng xã hội có tên là "Chu Vinh" – một học sinh lớp 12 ở Yên Bái, bày tỏ quan điểm cá nhân về Đảng và được chủ tài khoản giới hạn chế độ xem chỉ có 16 người.
Khoảng 23h cùng ngày, bạn trẻ này đã gỡ nội dung đăng tải xuống và đã viết bài xin lỗi và đăng tải trên trang Facebook cá nhân vào lúc 5 giờ sáng hôm sau. Khoảng 10h cùng ngày, bạn đã khóa trang Facebook cá nhân.
Tuy nhiên, không biết bằng cách nào (dù bạn chỉ để cho 16 người xem), bài viết của bạn trẻ này bị tung lên mạng xã hội và lập tức một làn sóng chỉ trích, quy chụp đủ điều, nào là "vô ơn với đất nước, với tổ quốc, quê hương", nào là cần phải trừng trị đích đáng… trong khi bài viết chỉ là quan điểm cá nhân, của một học sinh có thể đúng, có thể sai.
Khoảng 23h cùng ngày, bạn trẻ này đã gỡ nội dung đăng tải xuống và đã viết bài xin lỗi và đăng tải trên trang Facebook cá nhân vào lúc 5 giờ sáng hôm sau. Khoảng 10h cùng ngày, bạn đã khóa trang Facebook cá nhân.
Tuy nhiên, không biết bằng cách nào (dù bạn chỉ để cho 16 người xem), bài viết của bạn trẻ này bị tung lên mạng xã hội và lập tức một làn sóng chỉ trích, quy chụp đủ điều, nào là "vô ơn với đất nước, với tổ quốc, quê hương", nào là cần phải trừng trị đích đáng… trong khi bài viết chỉ là quan điểm cá nhân, của một học sinh có thể đúng, có thể sai.
Thầy cô - báo chí cũng trở thành công cụ
Điều đáng nói, không chỉ các tài khoản mạng không rõ danh tính, vốn được lập ra để tấn công có chủ ý những ai có ý tưởng khác chế độ, mà cả hệ thống chính trị từ nhà trường, giáo viên, báo chí chính thống, cho đến công an cũng vào cuộc, buộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái phải báo cáo sự việc này tới Tỉnh ủy và UBND tỉnh Yên Bái.
Một số thầy cô, xưa nay được ví như "mẹ hiền", cũng tham gia màn "đấu tố", tấn công ác ý đứa con tinh thần của mình.
Báo Giáo dục và Thời đại cho rằng phát ngôn của Chu Ngọc Quang Vinh là "chưa phù hợp"; báo Pháp luật Việt Nam dùng từ "vô ơn"; báo Tiền Phong gọi hành động này là "thiếu chuẩn mực", trong khi bạn trẻ này không nói gì sai, cũng chẳng vô ơn với ai mà chỉ không bằng lòng với Đảng. Điều đáng nói đây là những tờ báo của tuổi học trò.
Nhiều tài khoản cá nhân trên mạng xã hội, trong đó có những nhà báo, thầy cô giáo… những người được mệnh danh là tri thức, cũng "tay chân, mồm miệng nhanh hơn não", không cần biết "phải trái đúng sai," không cần biết học sinh này chỉ giới hạn nội dung story trong số 16 người, đã cùng "lên đồng tập thể" vào hùa tấn công một em nhỏ vừa bước vào tuổi thành niên. Thật đáng hổ thẹn!
Một số thầy cô, xưa nay được ví như "mẹ hiền", cũng tham gia màn "đấu tố", tấn công ác ý đứa con tinh thần của mình.
Báo Giáo dục và Thời đại cho rằng phát ngôn của Chu Ngọc Quang Vinh là "chưa phù hợp"; báo Pháp luật Việt Nam dùng từ "vô ơn"; báo Tiền Phong gọi hành động này là "thiếu chuẩn mực", trong khi bạn trẻ này không nói gì sai, cũng chẳng vô ơn với ai mà chỉ không bằng lòng với Đảng. Điều đáng nói đây là những tờ báo của tuổi học trò.
Nhiều tài khoản cá nhân trên mạng xã hội, trong đó có những nhà báo, thầy cô giáo… những người được mệnh danh là tri thức, cũng "tay chân, mồm miệng nhanh hơn não", không cần biết "phải trái đúng sai," không cần biết học sinh này chỉ giới hạn nội dung story trong số 16 người, đã cùng "lên đồng tập thể" vào hùa tấn công một em nhỏ vừa bước vào tuổi thành niên. Thật đáng hổ thẹn!
Ảnh: BBC
Nguyên nhân bởi đâu?
Cách nay 12 năm, Giáo sư Hoàng Tụy, trong một Hội thảo về giáo dục, đã khẳng định rằng, nền giáo dục nước ta không chỉ lạc hậu mà còn lạc hướng, vì chỉ dạy chữ mà không dạy làm người.
Cũng tại cuộc Hội thảo này, Giáo sư Hoàng Xuân Sính nhận định, 12 năm từ tiểu học đến THPT, giáo dục của chúng ta chỉ làm được việc dạy kiến thức, còn việc dạy làm người thì chưa làm được gì.
Cùng quan điểm với các nhân sĩ trí thức thao thức với nền giáo dục nước nhà, các Đức Giám mục trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, vào năm 2012, và trước đó vào năm 2008, đã cảnh báo: "Nền giáo dục Việt Nam hiện nay không những lạc hậu, mà còn lạc hướng, chạy theo hình thức và phô trương thành tích nhằm tạo ra những con người chỉ có khả năng phục vụ cho những mục tiêu chính trị chứ không nhằm đào tạo con người có nhân cách, phát triển tâm và trí toàn diện.” (Phúc trình của UBCL và HB trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, ngày 1/11/2012)
Các học sinh “chỉ lo đến bằng cấp, chỉ phấn đấu để được điểm thi đua mà không chăm lo đến “tiên học lễ, hậu học văn”. Chính vì thiếu khía cạnh “lễ” mà truyền thống tôn sư trọng đạo đang bị mai một, và hậu quả là bạo lực tràn lan trong học đường." (HĐGMVN, Thư Chung 2008) Dĩ nhiên là cả ngoài xã hội, trong đó có bạo lực ngôn từ, như diễn ra trong vụ học sinh Chu Ngọc Quanh Vinh vừa qua.
Cũng tại cuộc Hội thảo này, Giáo sư Hoàng Xuân Sính nhận định, 12 năm từ tiểu học đến THPT, giáo dục của chúng ta chỉ làm được việc dạy kiến thức, còn việc dạy làm người thì chưa làm được gì.
Cùng quan điểm với các nhân sĩ trí thức thao thức với nền giáo dục nước nhà, các Đức Giám mục trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, vào năm 2012, và trước đó vào năm 2008, đã cảnh báo: "Nền giáo dục Việt Nam hiện nay không những lạc hậu, mà còn lạc hướng, chạy theo hình thức và phô trương thành tích nhằm tạo ra những con người chỉ có khả năng phục vụ cho những mục tiêu chính trị chứ không nhằm đào tạo con người có nhân cách, phát triển tâm và trí toàn diện.” (Phúc trình của UBCL và HB trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, ngày 1/11/2012)
Các học sinh “chỉ lo đến bằng cấp, chỉ phấn đấu để được điểm thi đua mà không chăm lo đến “tiên học lễ, hậu học văn”. Chính vì thiếu khía cạnh “lễ” mà truyền thống tôn sư trọng đạo đang bị mai một, và hậu quả là bạo lực tràn lan trong học đường." (HĐGMVN, Thư Chung 2008) Dĩ nhiên là cả ngoài xã hội, trong đó có bạo lực ngôn từ, như diễn ra trong vụ học sinh Chu Ngọc Quanh Vinh vừa qua.
Giáo sư Hoàng Tụy - Nhà toán học không có bằng đại học. Ảnh: Báo Tin tức
Cần một cuộc canh tân trọn vẹn
Giáo sư Hoàng Tụy, cũng trong Hội thảo năm 2012, nói rằng: "trong thế giới hiện đại, với xu thế toàn cầu hóa, nước nào không hội nhập được, không thích nghi được, tất sẽ bị cô lập, bị bỏ rơi lại đằng sau, “chết lâm sàng rồi từ từ bị đào thải, nếu không sớm tỉnh ngộ”.
Các Đức Giám mục Việt Nam thì cho rằng, nhà nước cần phải bỏ tình trạng độc quyền giáo dục, sớm để các tôn giáo tham gia vào lãnh vực y tế, giáo dục; đổng thời áp dụng một nền triết lý giáo dục toàn diện hiện đại đang được các quốc gia văn minh áp dụng: đó là nền giáo dục quan tâm tới mọi chiều kích của nhân vị, nghĩa là đào tạo cả cái đầu, đôi tay, thói quen và trái tim (head, hands, heart, habit) để mỗi học viên có thể đảm nhận cuộc sống của mình cách sung mãn và góp phần xây dựng công ích.
Ngoài ra, vì là công dân Việt Nam, nền “giáo dục phải được liên kết với truyền thống văn hóa của Việt Nam”. Đó là “tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo.” Truyền thống ấy nếu trong quá khứ đã góp phần làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và sản sinh những danh nhân làm vẻ vang đất nước, thì nay phải trở thành một trong những tiêu chí của nền giáo dục tại Việt Nam. (HĐGMVN, Thư Chung 2007, # 37)
Các Đức Giám mục Việt Nam thì cho rằng, nhà nước cần phải bỏ tình trạng độc quyền giáo dục, sớm để các tôn giáo tham gia vào lãnh vực y tế, giáo dục; đổng thời áp dụng một nền triết lý giáo dục toàn diện hiện đại đang được các quốc gia văn minh áp dụng: đó là nền giáo dục quan tâm tới mọi chiều kích của nhân vị, nghĩa là đào tạo cả cái đầu, đôi tay, thói quen và trái tim (head, hands, heart, habit) để mỗi học viên có thể đảm nhận cuộc sống của mình cách sung mãn và góp phần xây dựng công ích.
Ngoài ra, vì là công dân Việt Nam, nền “giáo dục phải được liên kết với truyền thống văn hóa của Việt Nam”. Đó là “tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo.” Truyền thống ấy nếu trong quá khứ đã góp phần làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và sản sinh những danh nhân làm vẻ vang đất nước, thì nay phải trở thành một trong những tiêu chí của nền giáo dục tại Việt Nam. (HĐGMVN, Thư Chung 2007, # 37)
Cùng chủ đề